Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo: Không để ai bỏ lại phía sau

Sáng 22/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp nghe báo cáo về các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt.
Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo: Không để ai bỏ lại phía sau

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội để phát triển nhà ở cho người dân Việt Nam - Ảnh: VGP/MK

Mức hỗ trợ phải bảo đảm lợi ích cao nhất nhưng không chồng chéo, trùng lặp

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2013-2019 cả nước đã hoàn thành hỗ trợ cho 339.176 hộ người có công có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 96,7%; giai đoạn 2015-2020 hỗ trợ 117.427/236.324 hộ nghèo, đạt 50%; giai đoạn 2014-2021 hỗ trợ 19.032/23.797 hộ nghèo vùng lũ lụt có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 80%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, cần đánh giá tổng thể, toàn diện về hiệu quả của tất cả các chính sách, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng khó khăn, miền núi, hải đảo… đã được triển khai bằng nguồn lực của nhà nước, xã hội, và cả vốn viện trợ phát triển…

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung nêu thực tế, hiện đang có nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội khác nhau có nội dung về hỗ trợ nhà ở như 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững; phong trào xoá nhà tạm, nhà dột; xây nhà đại đoàn kết… Mỗi chương trình lại thực hiện theo những quy định khác nhau khiến chính quyền địa phương, đặc biệt ở cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn khi xác định, thống kê các hộ gia đình cần hỗ trợ bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp.

Đơn cử có gia đình vừa thuộc diện người có công, lại là hộ nghèo, ở vùng lũ lụt hoặc địa bàn thuộc diện thụ hưởng chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… thì việc xác định mức hỗ trợ vừa phải bảo đảm lợi ích cao nhất cho người dân nhưng không chồng chéo, trùng lặp.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt còn bộc lộ nhiều bất cập hạn chế. Đó là mức hỗ trợ còn thấp, cào bằng, chưa tính tới đặc thù vùng, miền. Tiêu chí hỗ trợ xây dựng nhà ở dừng lại ở nhà cấp 4 với 3 cứng (tường cứng, nền cứng, mái cứng). Nhà nước mới chỉ hỗ trợ người dân xây dựng, sửa chữa nhà, chưa đặt trong tổng thể quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật xã hội đi kèm như điện, đường, trường, trạm… Cơ chế hỗ trợ trực tiếp và cho vay lãi suất thấp nên chưa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của nhiều hộ nghèo.

Khẩn trương hoàn thiện báo cáo tổng kết; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở mới

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng, đúng đắn, nhân văn của các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt.

Những chính sách này đã thể hiện bản chất ưu việt của chế độ, nhận được sự ủng hộ, quan tâm to lớn, cũng như sự ghi nhận, đánh giá cao của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, và toàn xã hội.

Đây là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội để phát triển nhà ở cho người dân Việt Nam.

Việc tổng kết, đánh giá hiệu quả của 3 chính sách này phải đặt trong mối quan hệ, liên kết với các chương trình, cơ chế, chính sách khác. Tương tự, kết quả hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, người nghèo khu vực nông thôn và người nghèo vùng lũ lụt không nằm ngoài mục tiêu tổng thể về hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội nói riêng, việc thực hiện các chính sách xã hội để phát triển nhà ở nói chung.

Đồng thời, cần làm rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân… trong việc huy động, đóng góp, sử dụng các nguồn lực dành cho hỗ trợ nhà ở xã hội.

Phó Thủ tướng chỉ rõ một số bất cập, hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở như: Thiếu tính tổng thể, thống nhất do "thiết kế" ở nhiều thời kỳ; sự khác nhau về cơ chế sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, quỹ của các tổ chức chính trị-xã hội, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; chưa rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan (Nhà nước, xã hội, đối tượng được hỗ trợ),…

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT… hoàn thiện báo cáo tổng kết; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở mới.

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo: Không để ai bỏ lại phía sau

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhà nước phải giữ vai trò dẫn dắt trong chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người còn khó khăn - Ảnh: VGP/MK

Các chính sách phải làm rõ phạm vi, các nhóm đối tượng được hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ cho từng nhóm như người có công, người nghèo ở địa bàn khó khăn, người nghèo...

Mức hỗ trợ được xác định dựa trên đặc trưng, đặc điểm kinh tế-xã hội của các vùng, miền như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng lũ lụt hay nông thôn ở đồng bằng, đô thị.

Trong đó, Nhà nước chịu trách nhiệm: Hỗ trợ trực tiếp cho người có công, hỗ trợ một phần và cho vay với lãi suất thấp nhất có thể cho các hộ nghèo có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở; ban hành đơn giá, định mức kỹ thuật, tiêu chí về nhà ở bảo đảm an toàn, có đủ cơ sở hạ tầng đi kèm, thích ứng với biến đổi khí hậu; lập quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư ở vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.

Mặt trận Tổ quốc, cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân dành kinh phí, nguồn lực cho những đối tượng khó khăn khác cần trợ giúp về nhà ở.

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở trên địa bàn.

Phó Thủ tướng lưu ý, "phải chỉ rõ đối tượng cần hỗ trợ, nguồn kinh phí, người thực hiện, bảo đảm công bằng, thống nhất, trong điều kiện, đối tượng giống nhau thì mức hỗ trợ từ Nhà nước hay xã hội cũng giống nhau". Đồng thời, tận dụng những chủ thể đang làm rất tốt công tác này như ngân hàng chính sách xã hội, Mặt trận Tổ quốc để tránh phân tán, dàn trải nguồn lực.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Các chính sách phải khẳng định vai trò dẫn dắt của Nhà nước trong hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo, người còn khó khăn. Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường an toàn, thụ hưởng các thành quả của sự phát triển, không để ai bỏ lại phía sau.

PV (Theo Chinhphu.vn)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).
Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Ông Lê Văn Đờn (68 tuổi) là người có uy tín của thôn T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cả đời gắn bó với đồng bào dân tộc Ba Na, giúp bà con xóa đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những việc làm tận tâm, tận lực.
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Tin khác

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với sứ mệnh hợp nhất khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật (GSK) vừa phối hợp vớiTổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 10/2024, GSK đã tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE).

Tỉnh Bình Định: Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16

Tỉnh Bình Định: Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16
Trong không khí tưng bừng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 19/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và gặp mặt Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Tuổi trẻ Phú Yên hành quân về nguồn thăm Di tích lịch sử Vũng Rô

Tuổi trẻ Phú Yên hành quân về nguồn thăm Di tích lịch sử Vũng Rô
Ngày 19/11, Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức Chương trình hành quân về nguồn tại Khu Di tích lịch sử Vũng Rô, phường Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa. Đây là hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số vào bến (28/11/1964 - 28/11/2024).

Cảm nghĩ từ người đọc về bộ ba tác phẩm của nhà giáo Trần Việt Quân

Cảm nghĩ từ người đọc về bộ ba tác phẩm của nhà giáo Trần Việt Quân
Ngày 15/11, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Bách Khoa trân trọng tổ chức lễ ra mắt và giới thiệu bộ ba tác phẩm đầy ý nghĩa và tâm huyết của nhà giáo Trần Việt Quân, gồm: “Cội nguồn trí tuệ cảm xúc,” “Góc nhìn AQ,” và “Việt sử kiêu hùng”.

Cầu truyền hình "Tình sâu nghĩa nặng" kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Cầu truyền hình "Tình sâu nghĩa nặng" kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc
Tối 16/11, cùng với Cà Mau, Hải Phòng; Thanh Hóa đã tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc.

Đồn Biên phòng Thạnh An phối hợp bảo vệ Lễ hội truyền thống Nghinh Bà Thủy Long

Đồn Biên phòng Thạnh An phối hợp bảo vệ Lễ hội truyền thống Nghinh Bà Thủy Long
Thực hiện Kế hoạch của UBND xã Thạnh An, huyện Cần Giờ về việc Tổ chức Lễ hội truyền thống Nghinh Bà Thủy Long xã Thạnh An năm 2024, trong các ngày 15,16 và 17/11/2024, Đồn Biên phòng Thạnh An đã xây dựng Kế hoạch phối hợp, tổ chức, sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia bảo vệ Lễ hội truyền thống của địa phương.

25 năm “Luôn luôn đi cùng dân”

25 năm “Luôn luôn đi cùng dân”
Hoà trong không khí vui tươi phấn khởi chào mừng ngày Pháp luật Việt Nam và ngày Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách và thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước (TGPLNN) TP.Hồ Chí Minh, ngày 8/11/2024, Trung tâm TGPLNN TP.Hồ Chí Minh, tổ chức họp mặt tri ân Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024.

Nâng cao chất lượng xây dựng khu phố văn hoá

Nâng cao chất lượng xây dựng khu phố văn hoá
Ngày 15/11/2024, Ban Công tác Mặt trận liên khu phố 11.12, 13 phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh, tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đến dự có bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh; bà Lê Thị Kim Hồng, Bí thư Quận uỷ quận Tân Phú; đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của thành phố, quận, phường và đông đảo người dân địa phương.

Ra mắt bộ ba sách: Hành trình gieo mầm tri thức – Bài học sâu sắc từ cuộc sống – Lịch sử và Đạo lý

Ra mắt bộ ba sách: Hành trình gieo mầm tri thức – Bài học sâu sắc từ cuộc sống – Lịch sử và Đạo lý
Ngày 15/11/2024, Công ty cổ phần tư vấn giáo dục Bách Khoa trân trọng giới thiệu bộ ba tác phẩm đầy ý nghĩa và tâm huyết của tác giả Trần Việt Quân, bao gồm: “Cội nguồn trí tuệ cảm xúc,” “Góc nhìn AQ,” và “Việt sử kiêu hùng”.

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn
Sáng 15/11/2024, Trường Tiểu học thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã tổ chức chuyên đề Đội cấp thành phố - Giáo dục Đạo đức, kỹ năng sống với chủ đề “Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy’.

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca lần thứ VI năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca lần thứ VI năm 2024
Chiều 14/11, tại TP. Thủ Đức, Trung tâm Văn hoá TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai mạc liên hoan ban nhạc nhóm ca TP. Hồ Chí Minh lần thứ VI năm 2024, với chủ đề “Hòa nhịp đam mê”. Sau Lễ khai mạc là phần dự thi của 11 đội Bảng A, Bảng B và Bảng C sẽ thi từ ngày 30/11 và 1/12.

Thực hiện chính sách về đất đai tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Thực hiện chính sách về đất đai tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững
Nhằm giải quyết những khó khăn có liên quan đến đất sinh hoạt cộng đồng, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Định sẽ thực hiện chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động