Trung Quốc: Quốc gia có nhiều "Thần Đèn" di chuyển các tòa nhà hàng nghìn tấn

Phương pháp di dời tổng thể các tòa nhà, Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên thực hiện, nhưng khi nhắc đến công việc này thì hầu như ai cũng nghĩ tới Trung Quốc, bởi quốc gia này có rất nhiều "Thần Đèn".

Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo đó quốc gia này xây dựng nhiều khu đô thị, thành phố hay các công trình kiến trúc mới, để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, việc quy hoạch thành phố không phải là một điều dễ dàng và đôi khi kế hoạch thực hiện có thể thay đổi và chuyển hướng. Do đó nhiều công trình kiến trúc cũ dường như đang nằm tại vị trí không còn phù hợp với những hướng phát triển mới. Bởi vậy việc đập đi xây lại một số công trình cũng là điều dễ hiểu.

Thế nhưng đối với những tòa nhà cổ, những công trình có giá trị lịch sử... họ sẽ làm thế nào? Phương án di dời và tái thiết mà nhiều người nghĩ đến nhất là phá dỡ một phần công trình ban đầu và xây dựng lại tại vị trí mới bằng vật liệu của chính kiến trúc ban đầu. Mặc dù tòa nhà đã bị phá bỏ và xây dựng lại nhưng hầu như mọi viên gạch ngói vẫn y nguyên như ban đầu. Để các công trình trùng tu giữ được dáng vẻ ban đầu của các công trình lịch sử, trong dự án di tích văn hóa đã xuất hiện cụm từ “sửa lại như cũ”, nghĩa là phải sử dụng càng nhiều vật liệu cũ, nguyên bản càng tốt. Tuy nhiên, phương pháp di dời tổng thể lại là một sự lựa chọn ưu tiên của nhiều nơi tại quốc gia này. Phương pháp này không chỉ giữ được sự nguyên vẹn của cấu trúc công trình mà nó còn giữ được diện mạo ban đầu và tính nguyên vẹn của giá trị lịch sử. Để dễ hình dung hơn thì phương pháp này về bản chất chính là nhấc công trình kiến trúc ban đầu lên và kéo nó tới một vị trí mới mà không gây ra bất kỳ hư hại nào cho công trình kiến trúc đó.

Tòa nhà 5 tầng, nặng 7.600 tấn được nhấc bổng toàn bộ, 'đi bộ' tới vị trí mới cách 62m mà giữ nguyên hiện trạng
Tòa nhà 5 tầng, nặng 7.600 tấn được di chuyển tới vị trí mới cách 62m mà giữ nguyên hiện trạng

Dù có vẻ khó tin nhưng tính từ năm 1980 đến năm 2019, Trung Quốc đã hoàn thành việc di dời tổng thể 136 tòa nhà. So với các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ đầu tiên, Trung Quốc đã đi sau họ khoảng 60 năm trong việc sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nếu tính theo số lượng tòa nhà đã được chuyển thì con số mà Trung Quốc thực hiện đã vượt quá tổng số các công trình mà tất cả các quốc gia đó cộng lại. Và cũng vì số lượng quá ấn tượng nên Trung Quốc còn được mệnh danh là "thần đèn" trong việc di chuyển các tòa nhà, công trình kiến trúc, điển hình là chùa Phật Ngọc ở Thượng Hải đã di dời.

Vào ngày 6/6/2005, việc di dời tổng thể ba tòa nhà di tích văn hóa với tổng trọng lượng 3.500 tấn ở chùa Từ Nguyên tại Hà Nam, Trung Quốc đã hoàn thành. Đây là ngôi chùa nghìn năm tuổi và cũng là di tích văn hóa trọng điểm của quốc gia này. Nhưng luôn có một thực tế là những công trình kiến trúc cổ luôn trong tình trạng “va chạm” với sự phát triển hiện đại hóa. Năm 2004, một đường cao tốc từ An Dương đến Lâm Châu ở Hà Nam đã được lên kế hoạch, và nó sẽ đi qua địa điểm có ngôi chùa này.

Theo đó, thành phố phải đứng trước hai sự lựa chọn, đó là di dời ngôi chùa cổ, hoặc làm đường cao tốc vòng qua ngôi chùa. Nếu bạn chọn phương án thứ hai, điều đó có nghĩa là sẽ phải phá hủy một ngôi làng. Do đó, các quan chức chính phủ và các chuyên gia đã thảo luận trong một năm rưỡi, và cuối cùng đã đưa ra một phương pháp tiếp cận theo hai hướng - di dời tổng thể ba tòa nhà cổ có giá trị nhất.

Tuy nhiên thời điểm đó, công nghệ di dời tổng thể của Trung Quốc vẫn chưa phát triển như thời điểm hiện tại. Đồng thời cấu trúc của ba tòa nhà cổ không giống như những tòa nhà hiện đại với kết cấu bê tông cốt thép, ba tòa nhà cổ kính này được làm từ hàng nghìn viên gạch đất nung. Vậy làm thế nào để đảm bảo tính toàn vẹn cho ba công trình này trong quá trình di chuyển? Đây là một điểm khó khăn lớn trong quá trình di chuyển.

Tòa nhà đang nhúc nhích từng bước một nhờ các thiết bị hỗ trợ.
Cảnh một Tòa nhà đang được di chuyển.

Quá trình đầu tiên trong công việc này là đổ một khung gầm chắc chắn và vững chắc cho tòa nhà ban đầu, đây thường là kết cấu bê tông cốt thép. Phần móng của tòa nhà ban đầu sẽ bị cắt bỏ, và cấu trúc còn lại sẽ được gắn chặt vào khung xe và được gia cố bằng công nghệ nhựa epoxy. Sự gia cố này làm cho công trình ban đầu trở thành một tổng thể không dễ bị phân tán và biến nó thành "một cái hộp" có thể kéo đi.

Ngoài việc ổn định cấu trúc tòa nhà ban đầu, việc dịch chuyển này đòi hỏi một đường ray và những con lăn chắc chắn, trơn tru giữa điểm đầu và điểm cuối. Sau đó, dưới lực kéo của các thiết bị hiện đại, công trình sẽ được chuyển động với tốc độ không đổi và di chuyển đến vị trí đã định trước. Ngoài ra, phần móng cố định cũng được thi công đồng thời tại vị trí đã xác định trước, cho phép di dời công trình vào vị trí khi đến nơi.

Tuy nhiên, địa hình không phải lúc nào cũng bằng phẳng, một khi có sự sai lệch nhỏ về lực ở các góc và dốc, công trình có thể lao ra khỏi đường ray và trực tiếp bị phá hủy. Theo đó, các kỹ sư đã phải thay đổi kích thước của con lăn và rãnh móng tùy thuộc vào từng đoạn địa hình, và lực kích phải lớn hơn tổng tải trọng của công trình. Cuối cùng, ba tòa nhà cổ đã đến đích an toàn sau khi rẽ 13 khúc cua với tổng đoạn đường là 1256,02 mét trong suốt cuộc "di cư" kéo dài 5 tháng.

Việc di dời tổng thể các tòa nhà lịch sử là một hình thức tôn trọng và quan tâm đến việc bảo tồn, nhưng trên thực tế, trong khoảng 30 năm gần đây, một số tòa nhà văn phòng thông thường, tòa nhà dân cư và thậm chí cả tòa nhà khách sạn cũng được sử dụng công nghệ này. Vào đầu năm 1992, một tháp trục khổng lồ trong một mỏ than đã được dịch chuyển 75 mét, và nó cũng chính là công trình khởi đầu của quá trình di chuyển tổng thể các công trình hiện đại tại Trung Quốc. Chỉ một năm sau, một tòa nhà được gọi là "Đài quan sát" trên Bến Thượng Hải được chuyển đến vị trí mới cách vị trí ban đầu 24,2 mét. Cùng năm, một tòa nhà văn phòng ở Trùng Khánh cũng hoàn thành việc di dời tổng thể bằng phương pháp này.

Ông Nguyễn Văn Cư, chỉ huy trong quá trình di dời chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế
"Thần đèn Việt Nam" ông Nguyễn Văn Cư, chỉ huy trong quá trình di dời chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế

Năm 2010, một trường trung học cơ sở tại Thượng Hải được dịch chuyển theo phương pháp này. Hay vào năm 2019, các kỹ sư tại thành phố Hạ Môn của Phúc Kiến, Trung Quốc đã dịch chuyển thành công toàn bộ bến xe buýt nặng hơn 30.000 tấn để nhường chỗ cho một tuyến tàu cao tốc mới.

Để đảm bảo sự ổn định khi di chuyển, nhóm dự án đã áp dụng công nghệ dịch chuyển kéo đẩy kiểu đi bộ xen kẽ, đây là ứng dụng đầu tiên của công nghệ này trong kỹ thuật dịch chuyển các công trình đồ sộ tại Trung Quốc.

Tòa nhà ga chính của Trạm xe buýt đường dài Houxi, Hạ Môn có diện tích xây dựng 22.800 mét vuông và tổng trọng lượng hơn 30.000 tấn. Nhà ga chính có tổng cộng năm tầng, bao gồm ba tầng trên mặt đất và hai tầng ngầm. Dự án án này di chuyển trạm xe buýt với khoảng cách 288 mét và xoay 90 độ.

Năm 2020, tòa nhà 100 năm tuổi nặng 2.600 tấn ở Tế Nam, Sơn Đông, Trung Quốc cũng đã được dịch chuyển ngoạn mục 50 mét về phía đông, sau đó quay 20 độ và di chuyển về phía bắc 26 mét. Toàn bộ quá trình dịch chuyển tòa nhà chỉ mất 82 phút. Trước khi di chuyển tòa nhà, vị trí ban đầu đã được gia cố và nâng lên 1,65 mét, sau đó được đặt trên rơ moóc mô-đun tự hành (SPMT) - một loạt thiết bị vận chuyển hậu cần siêu lớn với bộ phận lái riêng được phát triển từ rơ-moóc mô-đun thủy lực, cung cấp các giải pháp hậu cần kỹ thuật cho việc vận chuyển tổng thể siêu lớn, siêu dài và hàng hóa quá khổ không dễ tách rời và vận chuyển. Hay gần đây hơn, ngày 8/7/2022, tòa nhà 100 năm tuổi ở Thượng Hải đã được di chuyển sang một vị trí khác bằng cách sử dụng rãnh trượt và đẩy trong dự án tôn tạo. Công trình này nặng 3.800 tấn và là tòa nhà lớn nhất, nặng nhất được dịch chuyển ở thành phố này.

Còn tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua, đã xuất hiện rất nhiều “thần đèn” chưa có bằng cấp chuyên môn như Nguyễn Câm Lũy (TP.Hồ Chí Minh) được xác lập Kỉ lục Việt Nam; ông Lương Thành Lũy (An Giang, qua đời năm 2011) vợ ông Lũy lên thay; ông Nguyễn Văn Cư (Bến Tre)…, hoặc kĩ sư Lê Công Tuấn (Công ty Phương Nam) cũng nhận dời nhà, còn nhiều không thể thống kê hết được, nhiều người còn gọi là loạn “Thần Đèn).

Trung Dân (st)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Tiếng trống trăm năm

Tiếng trống trăm năm

Kết tinh từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng gợi nhắc văn hóa cha ông…
Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa,79 tuổi, ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội, để tri ân những người ngã xuống và góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ...
Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định có liên quan đã quy định các chế tài xử phạt, nhưng đến nay, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra rất phổ biến.

Tin khác

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai
Biến đổi khí hậu (thời tiết cực đoan) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường gây nên những thảm họa khủng khiếp buộc con người phải đương đầu, tìm cách chống chịu nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất…

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ
Tháng 6/2006, tôi có chuyến đi vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nghĩa trang liệt sĩ ở phía Bắc huyện, nơi yên nghỉ của gần 1.000 liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều mộ chưa tìm được danh tính, lòng tôi bâng khuâng, xúc động lạ thường.

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường
Bắt nguồn từ sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa vào giữa thế kỉ XVII và ứng dụng những thành tựu của Trường Dạy nghề Biên Hòa (thành lập năm 1903, nay là Trường Cao đẳng Trang trí mĩ thuật Đồng Nai), gốm Biên Hòa đã nhanh chóng trở thành một dòng gốm mĩ thuật đặc trưng cho đến những năm 50 của thế kỉ XX với tên gọi nổi tiếng “Gốm mĩ nghệ Biên Hòa”.

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô
Công trình Nhà mày Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979, đến ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện. Các tổ máy khác lần lượt khởi động và chính thức đưa vào vận hành ngày 20/12/1994.

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão
Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, hệ thống cơ sở chăm sóc tại Hàn Quốc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng này.

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi
Hôm ấy, tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Đắk Lắk (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa mới tìm được hài cốt của đồng chí Hoàng Thi, chiều nay Tỉnh ủy sẽ tổ chức làm lễ truy điệu.

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh
Quá nửa đời người, cựu chiến binh Hồ Xuân Thành, 69 tuổi, quản trang Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài với công việc đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, tri ân sâu sắc đến những đồng chí, đồng đội đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng
Nương theo bộ phim “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, tôi đến thăm di tích Thành cổ Quảng Trị trong một sáng tháng 6 nắng như đổ lửa.

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số
Trước bối cảnh ngày càng tăng tốc độ già hoá dân số, Việt Nam bước vào thời kì dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”, lĩnh vực chăm sóc NCT đang là một thách thức lớn cả về cơ sở, nhân lực chăm sóc và quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lí “trẻ cậy cha, già cậy con” ở NCT, khiến họ e ngại việc xa con cái, không sẵn sàng để tận hưởng tuổi già.

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay
Hằng ngày trên khắp nẻo đường ở các đô thị lớn, chúng ta không ít lần chứng kiến trong khi tắc đường, nhiều người vẫn cố chen lấn để đi trước. Đèn tín hiệu chưa bật xanh đã inh ỏi tiếng còi hối thúc. Một vài va chạm nhỏ có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết nhau.

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu
Chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng này. Đây là một chính sách mang nặng tính nhân văn và công bằng xã hội.

Ân nhân của nhiều người bệnh

Ân nhân của nhiều người bệnh
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn. Mỗi ngày, trên cả nước có rất nhiều bệnh nhân thiếu máu cần được cộng đồng hỗ trợ, cứu sống.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động