TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh cho biết, ngày 27/4, Bệnh viện đã hỗ trợ cùng y, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lấy thành công dị vật đường thở ở bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.
TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

Bệnh viện Nhi đồng 2 hỗ trợ cùng bệnh viện Nhi đồng Thành phố lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

Theo đó, bé trai 8 tháng tuổi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố điều trị dị vật đường thở. Bé trai được nội soi phế quản lấy dị vật hai lần nhưng do dị vật nằm sâu trong phế quản thuỳ dưới bên phải nên việc tiếp cận và lấy dị vật gặp nhiều khó khăn.

Sau khi hội chẩn, lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cử ekip nội soi gồm bác sĩ hô hấp, bác sĩ tai mũi họng cùng hệ thống nội soi phế quản bằng ống soi mềm và các thiết bị cần thiết để hỗ trợ bệnh viện bạn. Với sự phối hợp, các y bác sĩ đã lấy thành công dị vật là phần cuống của trái xoài. Hiện tại tình trạng của bé tạm ổn, vẫn đang được điều trị và theo dõi thêm.

Ghi nhận bệnh sử trước ngày nhập viện, bé trai đang ăn cơm tại nhà và được mẹ cho trái xoài cầm chơi. Bé đưa lên miệng ngậm rồi đột ngột ho sặc sụa liên tục, quấy khóc. Mẹ bé ẵm vác lên vai, vỗ lưng dỗ bé nín dần. Sau khi thấy con hết ho và quấy khóc, mẹ theo dõi bé tại nhà. Đến sáng, cháu bé khó thở, có cơn tím tái và được gia đình đưa đến bệnh viện tuyến dưới. Tại đây, bé được đặt nội khí quản và chuyển đến bệnh viện tuyến trên điều trị.

TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi
Dị vật đường thở là một tại nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em

BS.CKII Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, thành viên ekip hỗ trợ vừa qua cho biết, dị vật đường thở là một tại nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bởi đây là lứa tuổi thích khám phá và thường đưa các đồ vật vào miệng, hoặc có thể gặp ở trẻ lớn do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu chữa thành công hai trường hợp trẻ ở tuổi tiểu học bị dị vật đường thở do hít phải các mảnh rời là các dụng cụ học tập.

TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

Dị vật được lấy ra trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

Trường hợp đầu tiên là bé N.Đ, nữ, 7 tuổi, ngụ tại Bình Dương. Mẹ bé cho biết trong lúc chơi với anh chị tại nhà, bé Đ cắn phần đầu tẩy xoá trên cây bút mực và vô tình nuốt vào. Sau nuốt Đ bị sặc, ho nhiều, không ói, kèm đau bụng. Người nhà theo dõi thấy em khó thở tăng dần, sưng vùng cổ mặt và đưa đến bệnh viện tỉnh kiểm tra, xử trí ban đầu. Bệnh nhi tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 và được chẩn đoán theo dõi dị vật đường thở, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Nhanh chóng Đ được nội soi phế quản lấy dị vật và đặt ống dẫn lưu khí. Gần một tuần điều trị, bác sĩ nhận thấy bé Đ ổn định và cho xuất viện.

Trường hợp khác là bé trai 7 tuổi, ở tỉnh Bình Thuận. Trong giờ ra chơi ở trường, bé cùng bạn đùa nhau cắn vào đầu bút bi để lấy phần đầu bấm. Vì bị hít sặc, bé bắt đầu khàn tiếng khó thở và được nhà trường đưa đến cơ sở y tế gần nhất, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2. Nhập viện bệnh nhi được y bác sĩ khẩn trương nội soi khẩn. Do thanh môn bị tổn thương phù nề nhiều nên việc tiếp cận và đưa dị vật ra gặp rất nhiều khó khăn. Bé đã được các bác sĩ thành công lấy được dị vật, giúp cháu bé vượt qua được nguy kịch. Hiện tại tình trạng em đã được ổn định và tiếp tục theo dõi.

Bệnh viện Nhi đồng 2 hằng năm luôn tuyên truyền cảnh bảo trên các phương tiện truyền thông của bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi nhập viện do dị vật đường thở. Hầu hết các bé nhập viện trong tình huống cấp cứu, một số trường hợp có thể diễn tiến nặng, đặc biệt có nguy cơ đe dọa đến tính mạng hoặc gây ra những ảnh hưởng nặng nề về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Với kinh nghiệm chuyên môn, các nạn nhân đã được nhân viên y tế tận tâm cứu chữa.

Từ các sự cố trên bệnh viện tiếp tục khuyến cáo đối với trẻ nhỏ hạn chế cho các bé sử dụng các vật thể kích thước nhỏ. Với trẻ lớn, gia đình và nhà trường thường xuyên giáo dục và nhắc nhở các em hạn chế chơi đùa với những dụng cụ học tập và đồ vật nhỏ, không nên cho vào miệng nhằm tránh nguy cơ hít sặc. Khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, sau khi thực hiện các bước sơ cứu tại nhà, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Hải Linh - Quang Nhân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xử phạt và buộc tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam

Xử phạt và buộc tiêu huỷ lô mỹ phẩm của Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Amorepacific Việt Nam (địa chỉ: lầu 4A, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

Tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký Công văn số 2654/CV-BCĐTƯANTTP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
Bệnh viện Lê Văn Thịnh nâng cấp, mở rộng Khoa Gây mê hồi sức

Bệnh viện Lê Văn Thịnh nâng cấp, mở rộng Khoa Gây mê hồi sức

Để xứng tầm là cơ sở y tế hạng I, Bệnh viện Lê Văn Thịnh,TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt.
Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức ra mắt Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức ra mắt Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Hướng đến mục tiêu ứng dụng các giải pháp, công nghệ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới ngay tại Việt Nam. Tập đoàn công nghệ Y tế hàng đầu thế giới GE HealthCare (Mỹ) và Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã kí kết hợp tác toàn diện…

Tin khác

Danh sách 3 loại vaccine mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Danh sách 3 loại vaccine mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Việt Nam: Nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Việt Nam: Nỗ lực loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
Gần 5 tháng đầu năm, sốt rét tăng hơn 107%. Thống kê toàn quốc có khoảng 7 triệu người dân sống trong vùng bệnh sốt rét lưu hành tại 1.030 xã, chủ yếu là người nghèo, dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, vùng Tây Nguyên, vùng biên giới.

Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh: Cấp cứu thành công trường hợp tổn thương dương vật do bị heo tấn công

Bệnh viện Bình Dân, TP Hồ Chí Minh: Cấp cứu thành công trường hợp tổn thương dương vật do bị heo tấn công
Ngày 14/5, Bệnh viện Bình Dân cho biết mới đây đã cấp cứu thành công cho một trường hợp bị tổn thương dương vật do heo tấn công.

Bộ Y tế vào cuộc vụ hơn 300 công nhân ở Vĩnh Phúc nghi bị ngộ độc

Bộ Y tế vào cuộc vụ hơn 300 công nhân ở Vĩnh Phúc nghi bị ngộ độc
Khoảng 15h30 ngày 14/5, sau khi ăn bữa trưa, các công nhân của Công ty TNHH Shinwon ebenezer Việt Nam (KCN Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn, đau đầu... và được đưa đi cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. Vĩnh Yên.

Bộ Y tế ra hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế ra hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19, đặc biệt là ở các nhóm nguy cơ cao.

Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ chẩn đoán u buồng trứng phải, bệnh viện mổ bên trái

Quảng Nam: Thông tin mới nhất vụ chẩn đoán u buồng trứng phải, bệnh viện mổ bên trái
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam các nội dung liên quan sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.

Nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở quán cà phê có thể xuất viện trong 2-3 tuần tới

Nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở quán cà phê có thể xuất viện trong 2-3 tuần tới
Sau 3 tuần kể từ khi gặp tai nạn tại The coffee house Thái Hà (Hà Nội), hiện bác sĩ Hoàng Minh Lý (29 tuổi, quê Nghệ An) vẫn đang được điều trị tại Khoa Ngoại thần kinh - cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Sức khỏe của bệnh nhân có chuyển biến tích cực, có thể trò chuyện dù còn khó khăn.

Bộ Y tế thông tin chính thức về việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca

Bộ Y tế thông tin chính thức về việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca
Mới đây, hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp gồm tình trạng huyết khối đi kèm hội chứng giảm tiểu cầu. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin chính thức về vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Theo đó, Việt Nam đã tiêm chủng 70 triệu liều vắc xin này.

Người đã tiêm vaccine AstraZeneca không cần thực hiện xét nghiệm đông máu

Người đã tiêm vaccine AstraZeneca không cần thực hiện xét nghiệm đông máu
Bộ Y tế cho biết, vaccine của AstraZeneca là 1 trong 14 loại vaccine ngừa Covid-19 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp (WHO vào ngày 15/2/2021, Cơ quan Dược phẩm châu Âu - EMA cấp phép sử dụng có điều kiện trên toàn châu Âu từ ngày 29/1/2021).

Bộ Y tế vào cuộc vụ chẩn đoán u buồng trứng bên phải, mổ bên trái

Bộ Y tế vào cuộc vụ chẩn đoán u buồng trứng bên phải, mổ bên trái
Tối 9/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam sau khi có thông tin phản ánh sự việc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam người "bệnh được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, bác sĩ lại phẫu thuật buồng trứng trái".

Ung thư đại trực tràng ở NCT: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ung thư đại trực tràng ở NCT: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Theo GLOBOCAN (năm 2020), ung thư đại trực tràng (ĐTT) là ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới ở cả nam và nữ với hơn 1,9 triệu ca mắc mới và 930.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới sau ung thư gan, phổi và dạ dày; phổ biến thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và phổi.

Việt Nam không còn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Việt Nam không còn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca
Trước thông tin từ hãng dược AstraZeneca cho biết đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện Việt Nam đã không còn sử dụng loại vaccine này.

Đồng Nai: Xác định nguyên nhân khiến hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Đồng Nai: Xác định nguyên nhân khiến hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Võ Thị Ngọc Lắm cho biết đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Long Khánh.

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng
Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.

Chuyên gia y tế đề nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử

Chuyên gia y tế đề nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử
Là một bác sĩ làm chuyên môn, hàng ngày trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc do thuốc lá điện tử, TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: Kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu

"Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khỏe, sống lâu", đây là thông điệp của Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp năm nay.
Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Triển khai các biện pháp đồng bộ ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh)…
“Cục máu đông” và cách dự phòng

“Cục máu đông” và cách dự phòng

Trước thông tin AstraZeneca đã lần đầu tiên thừa nhận có thể gây cục máu đông
Phiên bản di động