Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Phiên họp đã thảo luận, cho ý kiến đối với 3 nội dung: Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo đến nay; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh 6 tháng đầu năm 2024.

Xử lý nhiều vụ việc chưa từng có tiền lệ

Tại Phiên họp, qua thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất cho rằng, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vì vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo và sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng sự nỗ lực, cố gắng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả của các cơ quan chức năng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của nhân dân.

Nổi bật là: Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 30 văn bản quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quốc hội đã thông qua 13 luật, ban hành 3 nghị quyết, xem xét cho ý kiến đối với 10 dự án luật, trong đó có nhiều luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 98 nghị định, 207 quyết định; các bộ, ngành ban hành hơn 300 thông tư; đặc biệt, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần tạo lập hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, hạn chế những điều kiện dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh các sai phạm, gắn với xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu, tạo bước đột phá mới trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Ngành Thanh tra, Kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 71.431,6 tỷ đồng và 24,9 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 856 tập thể, 3.862 cá nhân (tăng 72 tập thể, 950 cá nhân so với cùng kỳ năm 2023).

Cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục được phát huy; các cơ quan chức năng đã chuyển 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023). Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án/212 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/39 bị cáo...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoạt động ngày càng nền nếp, hiệu quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa 107 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, xử lý; các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án/1.003 bị can về tham nhũng. Nhiều địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý, cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện của địa phương, điển hình như: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Bình, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Nghệ An...

Các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã phát hiện, xử lý hơn 150 trường hợp do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 50 trường hợp.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng; giám định, định giá tài sản tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp để xác minh, truy tìm, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.750 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 85.520 tỷ đồng.

Công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ quan truyền thông, báo chí đã tích cực tuyên truyền sâu rộng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đặc biệt, đã tuyên truyền đậm nét về tấm gương đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sáng, liêm khiết, phong cách làm việc tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời khẳng định sự quyết tâm, tiếp nối, không ngừng, không nghỉ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

Truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo biểu dương các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, công an, quân đội, kiểm sát, tòa án, tư pháp có nhiều nỗ lực, cố gắng phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, phát hiện nhiều vụ việc chưa từng có. Chủ động nhận diện, xác định những lĩnh vực trọng điểm, khởi tố mới, mở rộng điều tra làm rõ bản chất tham nhũng, chiếm đoạt cấu kết, lợi ích nhóm, kiên quyết xử lý sai phạm, những vụ việc tồn đọng kéo dài, vụ việc mới phát sinh liên quan đến nhiều ngành, địa phương. Các vụ án được xử lý với mức án nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, kiên quyết xử lý trách nhiệm chính trị, người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực, địa phương, cơ quan được phân công quản lý, phụ trách, vi phạm trách nhiệm nêu gương, những điều đảng viên không được làm.

Trong những tháng cuối năm 2024 và thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, mà phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh công tác này mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội. Từ nay đến cuối năm 2024 và những năm tới, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải gắn với việc tổ chức tốt đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIV của Đảng, không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật... Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đạt được yêu cầu phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội, tăng tốc về đích, các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tháo gỡ những điểm nghẽn, những vướng mắc, không để tình trạng “cán bộ không dám làm, không được làm và không làm được” và phải giữ ổn định để phát triển đất nước, không gây cản trở về sự phát triển mà phải đạt được mục tiêu kép. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hóa, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực; triển khai có hiệu quả quy định của chính trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; tăng cường kiểm soát, thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giám sát cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, báo chí và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai đến tận cơ sở đảng, chi bộ, phải được sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị, các chủ trương của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đưa vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, được quán triệt đến từng đảng viên; tiếp tục chỉ đạo nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là các biểu hiện tiêu cực là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó tiêu cực dẫn đến tham nhũng, cản trở sự phát triển. Như đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo phiên họp. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo và các kết luận phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc đang làm dở, nhất là chỉ đạo xử lý dứt điểm những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu, tương trợ tư pháp, truy bắt, dẫn độ đối tượng bỏ trốn; những khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản tham nhũng, có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nhất là tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh (Lâm Đồng),... và các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự đại hội đảng các cấp.

Hai là, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc; về thanh toán không dùng tiền mặt… Khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị của cơ quan chức năng.

Ba là, chỉ đạo đẩy mạnh, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Nhất là, tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC...

Bốn là, tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Năm là, tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; khắc phục hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cũng tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 5 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và 11 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định pháp luật.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)
https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-phai-phuc-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-20240814162416145.htm

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Quân chủng Hải quân đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Quân chủng Hải quân đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

Sáng 7/5, tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, đồng thời gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Quân kỳ Quyết thắng của Quân chủng Hải quân.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là hết sức cần thiết

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là hết sức cần thiết

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Đại lễ Vesak: Bản giao hòa văn hóa trên đất phương Nam

Đại lễ Vesak: Bản giao hòa văn hóa trên đất phương Nam

Đại lễ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam (cơ sở II), xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến 8/5/2025. Tại đây, những bài phát biểu đầy trí tuệ, những tiếng nói từ hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ cùng hòa ca trong bản nhạc văn hóa, hướng về hòa bình và phát triển bền vững.
Những hình ảnh đẹp trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Những hình ảnh đẹp trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Hàng chục vạn người vui mừng, hò reo chào đón đoàn diễu binh. Những hình ảnh đẹp lắng đọng lại trong ngày lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, non sông liền dải như Ttêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn "trăm người như một" của các khối vũ trang...
Khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025 với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025 với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Trong không khí hân hoan cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, tối 29/4, tại khu vực Sân Quần, UBND thị xã Sa Pa đã tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025, với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu.”

Tin khác

Thăm, tặng áo gấm cho người cao tuổi tiêu biểu

Thăm, tặng áo gấm cho người cao tuổi tiêu biểu
Trong không khí kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước, Ban Đại diện Hội NCT TP. Hồ Chí Minh, Ban Đại diện Hội NCT quận 1 và Đảng uỷ, UBND phường Đa Kao tổ chức thăm, tặng áo gấm cho NCT tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, xây dựng đất nước.

Họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 28/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).

Chủ tịch nước Lương Cường và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào dự lễ khai trương Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào - Việt

Chủ tịch nước Lương Cường và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào dự lễ khai trương Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào - Việt
Chiều 28/4, trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước của Việt Nam, dự lễ khai trương Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào - Việt ở Khu Kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (27/4/1975-27/4/2025)

Tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (27/4/1975-27/4/2025)
Tối 26/4, trong không khí thiêng liêng và xúc động, tại TP Bà Rịa, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng địa phương (27/4/1975 - 27/4/2025). Buổi lễ là dịp để ôn lại những trang sử chói lọi, tri ân công lao của các thế hệ cha anh, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ khát vọng đổi mới, phát triển trong giai đoạn mới.

Bãi biển Thịnh Long khai trương mùa du lịch 2025

Bãi biển Thịnh Long khai trương mùa du lịch 2025
Thịnh Long mùa biển hẹnlà chủ đề của chương trình khai trương mùa du lịch biển năm 2025 được tổ chức sáng 26/4/2025 tại Bãi 3 - khu gần cửa Lạch Giang, Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Chủ tịch nước gửi quà mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi ở Quảng Nam

Chủ tịch nước gửi quà mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi ở Quảng Nam
Gần 450 cụ già ở tỉnh Quảng Nam tròn 100 tuổi trong năm 2025 được Chủ tịch nước gửi thiếp mừng thọ và quà tặng.

Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 23/4/2025, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng quốc gia, du lịch tầm vóc quốc tế, trung tâm phát triển kinh tế biển bền vững của cả nước

Xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng quốc gia, du lịch tầm vóc quốc tế, trung tâm phát triển kinh tế biển bền vững của cả nước
Tối 19/4, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 -19/4/2025). Đến dự có đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Về phía tỉnh Bình Thuận có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Hữu Huy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh…

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025), sáng 19/4, đoàn của Bộ Công an, do Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 (Tân Biên) và Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Biên.

Tỉnh Bình Thuận: Khánh thành 2 tuyến đường trọng điểm trục ven biển hơn 1.350 tỉ đồng

Tỉnh Bình Thuận: Khánh thành 2 tuyến đường trọng điểm trục ven biển hơn 1.350 tỉ đồng
Sáng 19/4, hòa chung không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận (19-4-1975 - 19-4-2025), UBND tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức lễ khánh thành 2 dự án đường giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 1.350 tỷ đồng.

Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số cho Bình Thuận: Vấn đề và Giải pháp”

Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số cho Bình Thuận: Vấn đề và Giải pháp”
Chiều 17/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số cho Bình Thuận: Vấn đề và Giải pháp”. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cùng Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Hữu Huy đồng chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có sự tham dự của gần 100 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học; doanh nghiệp…

Bình Thuận: 50 năm xây dựng và phát triển

Bình Thuận: 50 năm xây dựng và phát triển
Những ngày này về Bình Thuận thấy trên khăp các nẻo đường ở các khu trung tâm rực rỡ cờ hoa, đường phố như sạch đẹp, nhộn nhịp hơn. Nhiều công trình lớn được ghi dấu ấn…

Nhà giàn DK1/14 cấp cứu kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

Nhà giàn DK1/14 cấp cứu kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển
Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cho biết, lúc 20 giờ, ngày 14/4, Nhà giàn DK1/14 nằm trên Bãi cạn Tư Chính đã cấp cứu thành công ngư dân bị nạn khi khai thác hải sản trên biển.

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.

Lễ hội Làng Sen năm 2025 sẽ có nhiều chương trình đặc sắc, nổi bật

Lễ hội Làng Sen năm 2025 sẽ có nhiều chương trình đặc sắc, nổi bật
Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nghệ An tổ chức họp báo chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), với nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen năm 2025.
Xem thêm
Cả nước theo dõi Hội nghị trực tuyến Tổng kết Đề án 1336 của Thủ tướng Chính phủ

Cả nước theo dõi Hội nghị trực tuyến Tổng kết Đề án 1336 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng ngày 8/5, hàng vạn cán bộ, hội viên NCT, thành viên CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trong cả nước đã tham dự và theo dõi Hội nghị trực tuyến tổng kết Đề án 1336 của Thủ tướng Chính phủ về nhân rộng mô hình CLB LTHTGN giai đoạn đến năm 2025; triển khai Quyết định 383 ngày 21/2/2025 và Quyết định 379 ngày 20/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Khai thác tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm để NCT tiếp tục đóng góp cho xã hội

Khai thác tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm để NCT tiếp tục đóng góp cho xã hội

Những ngày này, Hội NCT các cấp đang tăng tốc lập thành tích trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025). Với không khí phấn khởi và tự hào, nhiều cán bộ làm công tác Hội không khỏi xúc động, bồi hồi về Hội NCT Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã ghi lại những chia sẻ tâm huyết của cán bộ Hội NCT các địa phương về nội dung trên…
Người cao tuổi tiếp tục đồng hành cùng đất nước trong “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”

Người cao tuổi tiếp tục đồng hành cùng đất nước trong “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân đang tích cực hưởng ứng cuộc cách mạng sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Phiên bản di động