Tỉnh Đắk Lắk: Triển khai trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Y tế 05/11/2022 08:20
Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và tập trung thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên đến năm 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội.
Toàn cảnh Hội nghị |
Theo đó, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm thực hiện theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện, của 21 tỉnh với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.
Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thực hiện theo 2 gồm: Chuỗi liên kết 4 nhà: Nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) – Doanh nghiệp – Nhà quản lý – Nhà khoa học – Ngân hàng (trong đó doanh nghiêp là trung tâm của chuỗi liên kết); Chuỗi giá trị: Bảo tồn nguồn gen – nhân giống – trồng trọt – chế biến, sản xuất – tiêu thụ sản phẩm.
Ông Đặng Tiến Hùng, Phó Chánh văn phòng điều phối trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trình bày cương chình mục tiêu quốc gia về phát Kinh tế xã hội theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ. |
Để thực hiện hiệu quả chương trình này, Đảng và Nhà nước đã có chương trình hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu. Lần đầu tiên Sâm và dược liệu quý nhận được sự quan tâm đầu tư từ ngân sách nhà nước với mức hỗ trợ, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng mức đầu tư hỗ trợ có thể lên tới 65 tỷ cho một vùng dự án. Với các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ: Mức hỗ trợ 02 triệu đồng/tháng/01 người lao động, thời gian hỗ trợ tối đa 03 tháng/01 người lao động; Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh: Hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức tối đa 50% tổng kinh phí của hoạt động và không quá 1.000 triệu đồng/dự án.
Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk phát biểu tham luận tại hội nghị. |
Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đề tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng: Mức hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ/kết quả nghiên cứu.
Hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi, tối đa không quá 150 triệu đồng/dự án.
Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm. Mức hỗ trợ 100% chi phí nhưng không quá 126 triệu đồng/ha; Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước hỗ trợ 01 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc, và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm. (Thông tư 15/2022/TT-BTC): Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến; bảo quản đảm bảo theo quy định về GMP và GSP; cơ sở hạ tầng trong hàng dào dự án như điện; nước, đường giao thông kết nối.
Hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Ngân hành chính sách xã hội cho cơ sơ sản xuất kinh doanh tham gia vào dự án: lần đầu tiên hạn mức cho vay lớn nhất từ trước đến nay, tổng mức cho vay tới 45% tổng mức đầu tư của dự án, không quá 96 tỷ đỗi với dự án vùng trồng dược liệu quý và không qua 92 tỷ đồng với dự án Trung tâm nhân giống, thời hạn cho vay lên tới 10 năm và lãi suất ưu đãi 3,96%/năm (Nghị định số 28/2022/NĐ-CP).
Theo điều tra về nguồn gen dược liệu, Việt Nam có 5117 loài , trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe từ dược liệu, hóa mỹ phẩm từ dược liệu…
Hàng năm tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở nước ta ước tính 100.0000 tấn với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm. Cũng theo WHO có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR 11.32%.
Có thể thấy, nước ta có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số niền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP cho nền kinh tế nước nhà. Trong đó Sâm và dược liệu quý được xác định là đối tượng có nhiều tiềm năng và lợi thế của các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập ổn định, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án.
Các ảnh trên: Các đại biểu phát biểu thảo luận tại hội nghị. |
Tại hội nghị lãnh đạo Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Văn phòng điều phối trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cùng các cơ quan liên quan đã trả lời, hường dẫn những các vấn đề doanh nghiệp, chính quyền địa phương nơi triển khai dự án còn chưa rõ, những vấn còn vướng mắc trong triển khai thự hiện của chương trình.
Phát biểu thảo luận tại hội nghị nhiều đại biểu cũng quan tâm đến liên kết chuỗi cần có sự liên kết chặt chẽ tránh tình trạng trồng có dược liệu nhưng không có đầu ra dẫn đến các dự án rơi vào phá sản hoặc thực hiện không thành công.
PGS - TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị: PGS - TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền, nhấn mạnh: Để triển khai hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững về phát triển dược liệu quý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tôi đề nghị các địa phương được lựa chọn triển khai nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý tích cực, chủ động, phối hợp tốt hơn với Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các bộ, ngành liên quan quyết tâm hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị để kịp thời lựa chọn chuỗi giá trị dược liệu, chủ trì liên kết triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025.