Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã hy sinh, thực hiện giãn cách xã hội thì phải sớm đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh

Sáng 29/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (Ban Chỉ đạo) với 20 tỉnh, thành phố; 209 quận, huyện, thị xã; 1.060 xã, phường, thị trấn đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.
 Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Quang cảnh cuộc họp tại điểm cầu Chính phủ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các thành viên Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Dự hội nghị tại đầu cầu các địa phương là lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã; tỉnh, thành phố và các ban, ngành, đơn vị liên quan.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện Kết luận về cuộc họp của Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ngày 24/8 về tình hình và công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Ngay sau kiện toàn Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo đã tổ chức 6 tổ công tác xuống tận các khu dân tại hơn 300 xã, phường, thị trấn của Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để kiểm tra, đôn đốc, động viên công tác phòng, chống dịch.

Cuộc họp này nhằm điểm lại tình hình thực hiện các Chỉ thị 1099 và Chỉ thị 1102 của Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch nếu cần thiết; rút ra bài học kinh nghiệm, nhất là những kinh nghiệm hay trong phòng, chống dịch; rà soát, phát hiện, nêu những vấn đề còn vướng mắc, bất cập nếu có; đề xuất các giải pháp tiếp theo... Trên cơ sở đó, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành để có giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả, với phương châm “xã, phường, thị trấn là pháo đài; mỗi người dân là một chiến sĩ”, “người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể” trong phòng, chống dịch COVID-19.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27/4 đến nay cả nước đã ghi nhận 419.617 ca, 208.176 người đã khỏi bệnh (50%), 10.370 ca tử vong; có 8/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát, có 1 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc (Cao Bằng).

Tính từ ngày 19/7 đến nay, tại 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ghi nhận 343.686 ca mắc. Trong giai đoạn tăng cường thực hiện giãn cách xã hội từ 22/8 - 28/8 tại 23 địa phương đã ghi nhận 78.147 ca mắc. Số mắc mới trong cộng đồng theo ngày có xu hướng gia tăng do các địa phương hiện nay đang tăng cường xét nghiệm diện rộng. Như vậy, so với tuần trước đó, có 13/23 địa phương có số mắc mới tăng, trong đó Bình Dương tăng 1,5 lần với 14.689 ca và gấp 2 lần số mắc tăng của 12 tỉnh còn lại cộng lại. Có 10 địa phương ghi nhận số mắc giảm so với tuần trước.

Theo nhận định, tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới vẫn ghi nhận duy trì mức cao (với khoảng 50% ghi nhận tại cộng đồng) và có xu hướng gia tăng do đang tăng cường thực hiện xét nghiệm trên diện rộng.

Tại Long An, Tiền Giang, số ca mắc tại cộng đồng đã có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mắc cao (chiếm khoảng 30 - 50%). Các tỉnh còn lại tại khu vực miền Nam, tình hình dịch đang từng bước được kiểm soát; số ca mắc được phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng (khoảng 7 - 15%) có xu hướng giảm dần.

Tại Hà Nội và các tỉnh miền Trung: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên: Dịch bệnh cơ bản vẫn đang trong tầm kiểm soát do thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội sớm, kịp thời. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn nên vẫn có thể ghi nhận thêm các ổ dịch mới.

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ngành nhận định, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội; các giải pháp về y tế; đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội; vận động, huy động nguồn lực xã hội; duy trì sản xuất và lưu thông hàng hóa và tăng cường truyền thông phòng, chống dịch COVID-19...

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu tập trung thảo luận sâu việc thực hiện phương châm “xã, phường, thị trấn là pháo đài; mỗi người dân là một chiến sĩ”, “người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể” trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương. Trong đó, phân tích hiệu quả của việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội; việc tổ chức, cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt là việc đáp ứng yêu cầu y tế; rà soát, quản lý, điều trị F0 tại các xã, phường, thị trấn…

Các đại biểu nêu ra nhiều bài học, mô hình phòng, chống dịch hiệu quả được để nhân rộng, đồng thời cũng đề cập một số thách thức như: Công tác đảm bảo an sinh xã hội chưa bền vững, sẽ khó khăn hơn khi thời gian tới dịch bệnh còn kéo dài với số lượng người dân cần hỗ trợ lớn, nhất là đối dễ bị tổn thương, có nguy cơ lây nhiễm cao. Công tác đảm bảo vật tư, trang thiết bị, nhất là trang bị phòng hộ cá nhân của người chăm sóc, điều trị ca bệnh, người làm nhiệm vụ phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng cần được đảm bảo; tránh tình trạng thiếu hoặc hàng hóa không đảm bảo chất lượng dẫn đến lây nhiễm bệnh. Việc triển khai phương thức “3 tại chỗ”, “một cung đường 2 điểm đến” ở một số địa phương đang gặp khó khăn do chi phí vận hành gia tăng và phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho người lao động. Một số địa phương chưa triển khai đúng, triệt để các quy định về lưu thông hàng hóa; chưa thống nhất về danh mục hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông trong điều kiện dịch bệnh...

 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những ý kiến hết sức sôi nổi, phong phú, trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu; đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, tổ chức tôn giáo, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y, bác sĩ, quân đội, công an... đã tích cực trong phòng, chống dịch. Tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, các tầng lớp nhân dân đã vào cuộc tích cực, thực sự vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch COVID-19.

Nhờ đó, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt được kết quả nhất định: có 6 tỉnh đang kiểm soát dịch tốt gồm Sóc Trăng, Bình Phước, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; 13 tỉnh, thành phố đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch; đặc biệt 4 địa bàn là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Tiền Giang mặc dù chưa đạt như mong muốn do nhiều yếu tố, song đã và đang nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để có thể thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch.

Theo Thủ tướng, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, kể cả tại các nước có tiềm lực hàng đầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó cần xác định và sẵn sàng tư tưởng chung sống, thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh; đồng thời thực hiện quyết liệt các biện pháp, dứt điểm kiểm soát dịch bệnh để tập trung cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở đó Thủ tướng yêu cầu, trên tin thần đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trước hết, trên hết, các ngành, địa phương, đặc biệt là các xã, phường, thị trấn cần xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có lộ trình để thực hiện có kết quả theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, phù hợp với từng địa phương; ngăn chặn, đầy lùi dịch bệnh sớm, hiệu quả, không để kéo dài giãn cách xã hội. Nếu địa phương nào thực hiện chưa hiệu quả thì phải kiểm điểm, phân tích nguyên nhân, từ đó rút kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp, giải pháp, lộ trình phù hợp, triển khai nghiêm túc. “Đã hy sinh, thực hiện giãn cách xã hội thì phải đạt mục tiêu kiềm chế dịch bệnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở, từ khi bùng phát dịch bệnh, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có nhiều chỉ đạo, chỉ thị, nghị quyết; lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng kêu gọi, phát động phong trào đặc biệt phòng, chống dịch. Đây vừa là căn cứ, vừa là hướng dẫn, vận động để các địa phương căn cứ thực hiện. Do đó, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường cần quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung về phòng, chống dịch theo các văn bản kể trên.

Về các biện pháp phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ lưu ý thêm, giãn cách xã hội là biện pháp chống lây lan dịch bệnh nên phải thực hiện thật nghiêm, thật chặt chẽ, kiểm soát có hiệu quả. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tiêm vaccine một cách khoa học, hiệu quả và toàn diện, theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi thực hiện giãn cách xã hội, người dân sẽ gặp khó khăn về an sinh xã hội, nên các lực lượng phải đảm bảo không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, nhất là các gia đình khó khăn về kinh tế, người cơ nhỡ, đối tượng yếu thế trong xã hội. Đồng thời đảm bảo cho người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, nhằm phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực ngay tại cơ sở, không để quá tải tuyến trên; điều trị tích cực, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại để giảm ca bệnh nặng, ca tử vong do COVID-19.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến với các xã, phường một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến với các xã, phường một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đối với thực hiện chiến lược vaccine, Thủ tướng khẳng định, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất. Do đó cần tổ chức tiêm vaccine nhanh, an toàn, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên. Thời gian qua, Chính phủ và các ngành, địa phương đã tích cực thực hiện chiến dịch ngoại giao vaccine để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất tiêm phòng cho nhân dân; việc sản xuất vaccine trong nước đang được triển khai đạt triển vọng tích cực.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các địa phương phải bảo đảm an dân, trật tự an toàn xã hội. Để làm điều này, cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo phải vận động nhân dân chia sẻ, hưởng ứng các biện pháp phòng, chống dịch, phát huy tinh thần "tương thân tương ái", coi đây là quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, vì sức khoẻ của chính mình, vì cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, các địa phương nghiên cứu di dời những nơi có mật độ dân số quá cao, nguy cơ lây lan dịch bệnh lớn đến nơi thông thoáng, an toàn, hạn chế lây nhiễm chéo; thực hiện sản xuất an toàn, an toàn để sản xuất; hỗ trợ để doanh nghiệp, không bị đứt gẫy chuỗi sản xuất; đảm bảo chuỗi cung ứng thông suốt theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương không đưa ra quy định riêng; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phòng, chống dịch; tăng cường tuyên truyền về truyền thống văn hoá, lịch sử tốt đẹp của dân tộc; kịp thời đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khen thưởng kịp thời các điển hình tốt; xử lý những cá nhân, tập thể không thực hiện nghiêm các yêu cầu, quy định phòng chống dịch.

Trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức phòng, chống dịch ở địa phương, Thủ tướng yêu cầu các địa phương nhanh chóng kiện toàn tổ chức, trong đó đồng chí Bí thư cấp ủy phài làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; đồng chí Chủ tịch UBND làm Chỉ huy trưởng, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch. Các tổ chức, bộ máy phòng, chống dịch ở địa phương phải có quy chế làm việc, quy chế phối hợp rõ ràng và hoạt động 24/24 giờ.

Thủ tướng chỉ đạo, thực hiện chủ trương “xã, phường, thị trấn là pháo đài; mỗi người dân là một chiến sĩ; người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch COVID-19”, thì cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và cả hệ thống chính trị của từng xã, phường, thị trấn phải chủ trì, phối hợp với các lực lượng chi viện, chủ động kêu gọi người dân thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; kiểm soát việc đi lại của người dân, thực hiện nghiêm “ai ở đâu ở yên đó”; tổ chức cung cấp đầy đủ nhu cầu thiết yếu cho người dân, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, dễ lây nhiễm; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; đáp ứng các yêu cầu về y tế nhanh nhất, sớm nhất cho người dân ngay tại cơ sở; tổ chức xét nghiệm, phân loại ngay từ đầu; tổ chức tiêm vaccine ngay tại xã, phường theo hướng dẫn để đạt an toàn, hiệu quả... Các xã, phường, thị trấn phải lập các đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ và phổ biến tới mọi người dân được biết để liên hệ khi cần. Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, động viên, chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân dân.

Cuộc họp tại điểm cầu các địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Cuộc họp tại điểm cầu các địa phương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, các giải pháp phòng, chống dịch như hiện nay đang thực hiện là đúng hướng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nếu có những phát sinh hoặc chưa phù hợp với từng địa phương cụ thể thì kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, hoàn thiện, với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội; vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó xử lý, giải quyết, vấn đề vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xem xét, giải quyết.

Thủ tướng đề nghị các địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần trách nhiệm, tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ phòng, chống dịch, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ đề xuất lực lượng Cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Tin khác

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông
Liên quan đến các yêu sách ở biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt
Ngay sau khi nhận được tin về vụ tấn công, Đại sứ quán đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022...

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành
Theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” thì đối với từng cán bộ, phẩm chất tài, đức phải song hành, trong đó “đức phải là cái gốc”. Muốn cành, lá không bị sâu, bệnh thì cái “gốc đạo đức” phải được vun xới không ngừng nghỉ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng
Sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung:

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ
Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Thị Thuý Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân
“Với phương châm mến khách, thấu hiểu đối tác, mong muốn hợp tác, phát triển bền vững, Sóc Trăng luôn chào đón, cam kết sát cánh và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch Sóc Trăng Trần Văn Lâu cam kết.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn
Chiều 19/3, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 3,5 ngày họp tập trung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên họp thường kỳ tháng 3; đồng thời cho ý kiến, xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga
Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.

12 trực thăng sẽ xuất hiện trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

12 trực thăng sẽ xuất hiện trong Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Bộ Quốc phòng vừa phê duyệt Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát
Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát, tăng giá các mặt hàng trên thị trường.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật một số lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật một số lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi
Ngày 18/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 38. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Xem thêm
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh,
Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng
Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Phiên bản di động