Thủ tướng: Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong khó khăn và thuận lợi, góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc và sức mạnh Việt Nam

"Đất nước có phong trào gì thì các tôn giáo hưởng ứng tích cực, đóng góp hiệu quả cho phong trào đó. Đất nước có khó khăn, thách thức thì với tinh thần đại đoàn kết, tôn giáo đồng hành cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước có thuận lợi và thời cơ thì tôn giáo thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng và nhân dân ấm no, hạnh phúc", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 30/8, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và TP Hồ Chí Minh; các chức sắc, chức việc của 43 tôn giáo và các chức sắc tôn giáo là đại biểu Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị đã nghe nhiều ý kiến phát biểu đầy tâm huyết và trách nhiệm, rất sâu sắc và trí tuệ của các vị chức sắc, chức việc, đại diện các tổ chức tôn giáo và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương nhằm triển khai thiết thực, hiệu quả hơn nữa chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian tới.

Các chức sắc, chức việc phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các chức sắc, chức việc phát biểu ý kiến tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, trong đó có chính sách về tôn giáo; các tôn giáo tiếp tục hành động góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Mục sư Trần Thanh Truyện, Giáo hội trưởng Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam bày tỏ ấn tượng, đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; cho rằng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, chúng ta đã làm rất tốt công tác từ thiện, chăm lo đời sống nhân dân và tiêm chủng vaccine; dẫn đánh giá của UNDP nhận định người dân Việt Nam đồng thuận rất cao với các giải pháp phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước.

Các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tôn giáo bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ông có cảm xúc đặc biệt cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự sự kiện này. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng gửi đến các vị chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, đồng bào có đạo lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng: Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong khó khăn và thuận lợi, góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc và sức mạnh Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh: "Sống tốt đời, đẹp đạo" có lẽ là kim chỉ nam hành động của các tổ chức tôn giáo với biết bao nhiêu nghĩa cử cao đẹp về tính nhân văn, tình đoàn kết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tạo nên truyền thống, bản sắc, văn hóa, sức mạnh, nguồn lực đại đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam

Thủ tướng nhắc lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới khi đề cập tới những nền tảng giá trị đoàn kết, nhân văn, nhân ái chung của các học thuyết cách mạng và tôn giáo, đã nói: "Chúa Jesus dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa"; "Lương-giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, nhân dân ta nhất định thắng lợi".

Thủ tướng khẳng định: Lời dạy đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị về sự thống nhất, đoàn kết trong đa dạng, tôn trọng sự khác biệt của các tôn giáo, tạo nên truyền thống, bản sắc, văn hóa, sức mạnh, nguồn lực đại đoàn kết của toàn dân tộc chúng ta. Đồng bào có đạo là bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là bộ phận không thể tách rời của đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước.

"Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng nhưng đều hướng đến các giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Bởi vậy, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, thống nhất trong đa dạng. Ngay từ buổi đầu của nền độc lập, tự chủ sau nghìn năm Bắc thuộc, hiện tượng "tam giáo đồng nguyên" hay là sự dung hợp nhuần nhuyễn giữa Nho-Phật-Đạo đã trở thành một nét nổi bật, đặc sắc của văn hiến Thăng Long, văn minh Đại Việt", Thủ tướng phát biểu.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, nhiều vị chức sắc các tôn giáo đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ.

Từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá I đến nay, đã có gần 60 vị chức sắc, chức việc tiêu biểu của các tôn giáo được bầu vào Quốc hội (trong đó có những vị tái cử nhiều lần) và hàng nghìn chức sắc tôn giáo tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần thiết thực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

Trong suốt tiến trình đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam, hàng chục nghìn chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đã tham gia các đoàn thể, tổ chức xã hội, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chức sắc tôn giáo đã thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa Đảng và nhân dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động các tín đồ tích cực hưởng ứng và tham gia hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Sống tốt đời, đẹp đạo" có lẽ là kim chỉ nam hành động của các tổ chức tôn giáo với biết bao nhiêu nghĩa cử cao đẹp về tính nhân văn, tình đoàn kết in đậm trong mỗi chúng ta trong mỗi giai đoạn cách mạng. Hàng năm, các tổ chức tôn giáo còn phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Y học cổ truyền và đoàn thể các cấp hỗ trợ hàng nghìn chuyến xe chuyển bệnh nhân miễn phí; tổ chức các chương trình từ thiện đối với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình điều trị bệnh; tổ chức nhiều lớp học tình thương; hỗ trợ học phí, sách vở, đồ dùng học tập, xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó; xây dựng cầu dân sinh và nhà tình thương; tổ chức các hoạt động cứu trợ thiên tai, các hoạt động y tế, giáo dục, học ngoại ngữ, tin học, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới… với trị giá hàng nghìn tỷ đồng, góp phần đáng kể vào công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, an toàn, an dân tại các địa phương và trên cả nước.

"Có thể nói, đất nước có phong trào gì thì các tôn giáo hưởng ứng tích cực, đóng góp hiệu quả cho phong trào đó. Đất nước có khó khăn, thách thức thì với tinh thần đại đoàn kết, tôn giáo đồng hành cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước có thuận lợi và thời cơ thì tôn giáo thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng và nhân dân ấm no, hạnh phúc. Tôn giáo luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước, cùng dân tộc trong mọi khó khăn, thách thức, thời cơ và thuận lợi", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng: Trong những lúc khó khăn, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Trong những lúc khó khăn, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Góp phần tạo nên bản lĩnh và sức mạnh Việt Nam vượt qua khó khăn, thách thức

Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội; đất nước ta đã trải qua những thời điểm khó khăn, thách thức chưa có trong tiền lệ kể từ sau các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước. Gần đây, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường như xung đột ở Ukraine, giá cả và lạm phát ở mức cao, đứt gãy chuỗi cung ứng…, tác động tiêu cực đến các quốc gia, trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, khả năng chống chịu có hạn, cho nên chỉ cần một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước.

Chính trong những lúc khó khăn đó, các tổ chức tôn giáo lại càng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái, tích cực đóng góp các nguồn lực và chung tay cùng các cấp chính quyền trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

Đến nay, đã có hơn 3.000 tình nguyện viên các tổ chức tôn giáo tham gia chống dịch, nhiều người đã xung phong ra tuyến đầu, đối mặt với hiểm nguy; ủng hộ hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ; ủng hộ nhiều xe cứu thương, trang thiết bị, vật tư y tế cho các vùng dịch; hỗ trợ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cùng hàng triệu suất ăn miễn phí; sử dụng hàng chục cơ sở của tổ chức tôn giáo làm bệnh viện dã chiến, làm nơi cách ly y tế tập trung; tổ chức thu mua nông sản cho bà con nông dân tại các vùng dịch..., góp phần chăm lo đời sống tâm linh cho những người đang sống và những người không may quá cố.

"Trong hành trình nhân ái đó, có người đã ra đi để lại sự tiếc thương trong cộng đồng, trong xã hội. Họ là những bông hoa bất tử mang hương sắc của lòng nhân văn, của trách nhiệm, của sự hy sinh với xã hội", Thủ tướng phát biểu.

Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo đã thể hiện tinh thần quốc tế khi ủng hộ nhiều nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần thúc đẩy ngoại giao nhân dân, thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng nêu rõ, đến nay, chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh; việc phục hồi và phát triển-xã hội đạt kết quả tương đối toàn diện trên các mặt. Chúng ta vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn (thu đủ chi, xuất đủ nhập, làm đủ ăn, an ninh năng lượng được bảo đảm, cân đối thị trường lao động). Công tác an sinh xã hội được triển khai nhanh, ngày càng tốt hơn. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Thủ tướng nhấn mạnh, có được những thành quả nêu trên là nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự tham gia tích cực, đóng góp đầy ý nghĩa của đồng bào tôn giáo, các chức sắc, chức việc tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương, cảm ơn những đóng góp tích cực, hiệu quả của các tôn giáo ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội,

"Có thể khẳng định, chính trong gian khó, các giá trị đạo đức tốt đẹp, tinh thần nhân văn, nhân ái, sống tốt đời đẹp đạo của các tôn giáo đã được phát huy cao độ, hòa chung và vun đắp lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo và các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên bản lĩnh và sức mạnh vô địch của người Việt Nam. Chúng ta chiến thắng dịch bệnh bởi niềm tin sắt son vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của các tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, nguồn lực con người Việt Nam

Dành nhiều thời gian phân tích về những vấn đề có tính chất nền tảng trong quá trình phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta đã xác định 3 trụ cột trong quá trình này: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời xác định 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Lấy nội lực (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa-lịch sử với tinh thần đại đoàn kết dân tộc) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng và đột phá, trong đó xác định con người là yếu tố quan trọng nhất, là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực cho sự phát triển, phát huy tối đa trí tuệ, năng lực, phẩm chất, đạo đức con người Việt Nam.

Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, của việc phát huy sức mạnh nội sinh trong việc hướng tới các mục tiêu chiến lược đó. Trong đó, tôn giáo được khẳng định là một trong những nguồn lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Hội nghị, đại biểu các tôn giáo trong phát biểu đều đề cập tới yếu tố con người ở các khía cạnh khác nhau, điều này phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và khẳng định tinh thần đại đoàn kết.

Với tinh thần đó, phát huy những bài học quý về sự tham gia, chung tay của các tổ chức tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ tham gia xây dựng và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Duy trì đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động y tế, giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Phát huy nguồn lực, thế mạnh của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước. Tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Thủ tướng nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn là đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc….".

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương về tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật thành các quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

Đồng thời, tham mưu với Đảng, Nhà nước để hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng cơ chế huy động, phát huy mọi nguồn lực của toàn xã hội, trong đó có các tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước.

Tiếp tục quan tâm, có chính sách cụ thể nhằm động viên về vật chất và tinh thần người tiêu biểu có thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước. Chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là vùng đồng bào tôn giáo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố tăng cường công tác vận động, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồng bào.

Tiếp tục quan tâm, tăng cường đối thoại với các tổ chức tôn giáo, lắng nghe, tạo sự gần gũi, chân thành, tin tưởng của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Quan tâm xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị chính đáng của các tổ chức, chức sắc, cá nhân tôn giáo phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước hoặc đề xuất với các bộ, ngành và Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền. Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thuận lợi trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và thực hiện phương châm "tốt đời-đẹp đạo".

Đồng thời, tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam; xử lý các biểu hiện tiêu cực, những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục, văn hóa của dân tộc; gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng nước ta.

Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu; khẩn trương xử lý các đề xuất, kiến nghị theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo baochinhphu.vn
Nguồn: https://baochinhphu.vn/thu-tuong-cac-ton-giao-luon-dong-hanh-cung-dan-toc-cung-dat-nuoc-trong-kho-khan-va-thuan-loi-gop-phan-tao-nen-ban-linh-ban-sac-va-suc-manh-viet-nam-102220830115139613.htm

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Trưa 5/5/2025, Tổng Bí thư Ban Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 - 12/5/2025.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là hết sức cần thiết

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là hết sức cần thiết

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH

ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Đại lễ Vesak: Bản giao hòa văn hóa trên đất phương Nam

Đại lễ Vesak: Bản giao hòa văn hóa trên đất phương Nam

Đại lễ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc sẽ diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam (cơ sở II), xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến 8/5/2025. Tại đây, những bài phát biểu đầy trí tuệ, những tiếng nói từ hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ cùng hòa ca trong bản nhạc văn hóa, hướng về hòa bình và phát triển bền vững.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Tin khác

Những hình ảnh đẹp trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Những hình ảnh đẹp trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hàng chục vạn người vui mừng, hò reo chào đón đoàn diễu binh. Những hình ảnh đẹp lắng đọng lại trong ngày lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, non sông liền dải như Ttêm kích thả bẫy nhiệt trên không trung, đoàn diễu binh đi giữa biển người, đội hình biểu diễn "trăm người như một" của các khối vũ trang...

Khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025 với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025 với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.
Trong không khí hân hoan cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, tối 29/4, tại khu vực Sân Quần, UBND thị xã Sa Pa đã tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025, với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu.”

Thăm, tặng áo gấm cho người cao tuổi tiêu biểu

Thăm, tặng áo gấm cho người cao tuổi tiêu biểu
Trong không khí kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước, Ban Đại diện Hội NCT TP. Hồ Chí Minh, Ban Đại diện Hội NCT quận 1 và Đảng uỷ, UBND phường Đa Kao tổ chức thăm, tặng áo gấm cho NCT tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, xây dựng đất nước.

Họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 28/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức họp mặt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).

Chủ tịch nước Lương Cường và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào dự lễ khai trương Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào - Việt

Chủ tịch nước Lương Cường và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào dự lễ khai trương Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào - Việt
Chiều 28/4, trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí sang dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước của Việt Nam, dự lễ khai trương Bến số 3 - Cảng quốc tế Lào - Việt ở Khu Kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (27/4/1975-27/4/2025)

Tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (27/4/1975-27/4/2025)
Tối 26/4, trong không khí thiêng liêng và xúc động, tại TP Bà Rịa, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng địa phương (27/4/1975 - 27/4/2025). Buổi lễ là dịp để ôn lại những trang sử chói lọi, tri ân công lao của các thế hệ cha anh, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ khát vọng đổi mới, phát triển trong giai đoạn mới.

Bãi biển Thịnh Long khai trương mùa du lịch 2025

Bãi biển Thịnh Long khai trương mùa du lịch 2025
Thịnh Long mùa biển hẹnlà chủ đề của chương trình khai trương mùa du lịch biển năm 2025 được tổ chức sáng 26/4/2025 tại Bãi 3 - khu gần cửa Lạch Giang, Thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Chủ tịch nước gửi quà mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi ở Quảng Nam

Chủ tịch nước gửi quà mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi ở Quảng Nam
Gần 450 cụ già ở tỉnh Quảng Nam tròn 100 tuổi trong năm 2025 được Chủ tịch nước gửi thiếp mừng thọ và quà tặng.

Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 23/4/2025, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng quốc gia, du lịch tầm vóc quốc tế, trung tâm phát triển kinh tế biển bền vững của cả nước

Xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng quốc gia, du lịch tầm vóc quốc tế, trung tâm phát triển kinh tế biển bền vững của cả nước
Tối 19/4, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 -19/4/2025). Đến dự có đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Về phía tỉnh Bình Thuận có đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Hữu Huy, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh…

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025), sáng 19/4, đoàn của Bộ Công an, do Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 (Tân Biên) và Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Biên.

Tỉnh Bình Thuận: Khánh thành 2 tuyến đường trọng điểm trục ven biển hơn 1.350 tỉ đồng

Tỉnh Bình Thuận: Khánh thành 2 tuyến đường trọng điểm trục ven biển hơn 1.350 tỉ đồng
Sáng 19/4, hòa chung không khí cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Thuận (19-4-1975 - 19-4-2025), UBND tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức lễ khánh thành 2 dự án đường giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư hơn 1.350 tỷ đồng.

Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số cho Bình Thuận: Vấn đề và Giải pháp”

Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số cho Bình Thuận: Vấn đề và Giải pháp”
Chiều 17/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số cho Bình Thuận: Vấn đề và Giải pháp”. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cùng Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Hữu Huy đồng chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có sự tham dự của gần 100 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học; doanh nghiệp…

Bình Thuận: 50 năm xây dựng và phát triển

Bình Thuận: 50 năm xây dựng và phát triển
Những ngày này về Bình Thuận thấy trên khăp các nẻo đường ở các khu trung tâm rực rỡ cờ hoa, đường phố như sạch đẹp, nhộn nhịp hơn. Nhiều công trình lớn được ghi dấu ấn…

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Xem thêm
Khai thác tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm để NCT tiếp tục đóng góp cho xã hội

Khai thác tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm để NCT tiếp tục đóng góp cho xã hội

Những ngày này, Hội NCT các cấp đang tăng tốc lập thành tích trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng Kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025). Với không khí phấn khởi và tự hào, nhiều cán bộ làm công tác Hội không khỏi xúc động, bồi hồi về Hội NCT Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã ghi lại những chia sẻ tâm huyết của cán bộ Hội NCT các địa phương về nội dung trên…
Người cao tuổi tiếp tục đồng hành cùng đất nước trong “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”

Người cao tuổi tiếp tục đồng hành cùng đất nước trong “kỉ nguyên vươn mình của dân tộc”

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân đang tích cực hưởng ứng cuộc cách mạng sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tháng 4 về nơi đáng nhớ

Tháng 4 về nơi đáng nhớ

Trong những ngày tháng 4, tháng có nhiều sự kiện lịch sử, đoàn của những cán bộ Hội NCT Bình Thuận đã về Quảng Bình, Quảng Trị viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm lại chiến trường xưa Quảng Trị…
Phiên bản di động