Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 16/6, với 474/475 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,18% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã cho ý kiến tại tổ và hội trường về Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án). Về sự cần thiết đầu tư Dự án, một số ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá tác động về kinh tế - xã hội Dự án đối với Thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận, có ý kiến đề nghị báo cáo làm rõ tình hình thực hiện các tuyến đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5 và Vành đai 3,5 của thành phố Hà Nội, để làm rõ hơn tính cấp bách của Dự án, tránh dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Dự án với vai trò liên kết vùng, giúp tái cấu trúc đô thị của các địa phương trong vùng, khai thác hiệu quả các đô thị vệ tinh góp phần giãn mật độ dân cư khu vực nội đô; tách giao thông liên tỉnh với giao thông nội đô, giảm thiểu ùn tắc giao thông; thúc đẩy phát triển đô thị hóa, phát triển các hành lang kinh tế và thu hút đầu tư, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho các địa phương trong vùng.

Hiện nay, 5 tuyến vành đai nằm trong khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, bao gồm: Vành đai 1; Vành đai 2; Vành đai 2,5; Vành đai 3 và Vành đai 3,5. Theo báo cáo của Chính phủ, các tuyến vành đai này trong giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản sẽ hình thành và thông tuyến được khoảng 154km/179km (đạt khoảng 86%) của 5 tuyến đường vành đai, đối với các đoạn còn lại, hiện nay Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện để sớm hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai này. Tuy nhiên, theo kết quả dự báo nhu cầu vận tải, hệ thống hạ tầng nội đô chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải, đến năm 2027 cần thiết phải đưa Dự án đường Vành đai 4 vào vận hành khai thác để giảm tải cho hệ thống giao thông nội đô và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của khu vực Vùng Thủ đô theo quy hoạch, do đó, việc sớm đầu tư tuyến Vành đai 4 sẽ từng bước giúp khai thác đồng bộ với các tuyến đường vành đai khác để bảo đảm các mục tiêu phát triển của thành phố và Vùng Thủ đô.

Về sự phù hợp với quy hoạch, Ủy ban Thường vụ cho rằng, Dự án được lập trên cơ sở xem xét sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai bao gồm các quy hoạch: Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô; quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội... Trên cơ sở đó, Dự án được lập với mặt cắt ngang quy hoạch có bề rộng nền đường 90 - 130 m (gồm 06 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành). Thực hiện Luật Quy hoạch, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai đồng thời 05 quy hoạch (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không) là điều kiện thuận lợi để hoàn thành ý tưởng quy hoạch một hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại, bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các phương thức nhằm tái cơ cấu thị phần vận tải; nâng cao chất lượng vận tải và giảm chi phí logistics; bảo đảm tầm nhìn dài hạn (đến năm 2050). Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương cập nhập Dự án trong quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy hoạch.

Về phạm vi, quy mô đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy hoạch đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường đô thị song hành hai bên, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang đoạn thông thường là 120m; đoạn đi ra ngoài đê sông Đáy hiện hữu dài khoảng 5,5km tổng chiều rộng mặt cắt ngang 135m bảo đảm tuân thủ Luật Đê điều; một số vị trí đặc biệt đi qua khu đô thị, khu công nghiệp, không có đường sắt song hành khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể thu hẹp phần dự trữ tổng chiều rộng mặt cắt ngang 90m. Đối với đoạn Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có dự trữ quy hoạch bề rộng 30m để tương lai địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương. Để phù hợp với số liệu dự báo nhu cầu vận tải và khả năng cân đối vốn, Dự án được nghiên cứu phân kỳ đầu tư theo quy mô 17m, tương tự như tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, đến nay, Hội đồng nhân dân của các địa phương có Dự án đi qua đã có nghị quyết và cam kết bố trí đủ vốn ngân sách địa phương cho Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Đối với phần vốn còn lại trong giai đoạn 2026 - 2030, các địa phương cam kết thực hiện tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công năm 2019. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn cho Dự án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin thể hiện nội dung này tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết.

Về phương án hoàn vốn, có ý kiến đề nghị xem lại phương án hoàn vốn trong 21 năm là ngắn quá dẫn tới giá phí cao, đề nghị kéo dài thời gian thu phí để giảm mức phí. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đối với dự án thành phần 3 đầu tư theo phương thức PPP, phương án tài chính của Dự án đã thể hiện các thông số đảm bảo tính hiệu quả về mặt tài chính với khung giá phí áp dụng phù hợp với quy định, thời gian thu phí 21 năm. Thực tế trên cơ sở kết quả tổng kết triển khai, các Dự án BOT giao thông có thời gian thu phí trên 26 năm không có nhà đầu tư quan tâm, nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng là không khả thi dothời gian thu phí dài. Do đó, thời gian dự kiến thu phí 21 năm của Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là phù hợp để bảo đảm tính khả thi cho phương thức đầu tư này.

Về tiến độ hoàn thành các Dự án, có ý kiến cho rằng thời gian triển khai theo tiến độ yêu cầu rất ngắn, trong bối cảnh, nhiều dự án quan trọng quốc gia cùng được triển khai thực hiện sẽ khó bảo đảm được tiến độ hoàn thành Dự án. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để bảo đảm tiến độ cho Dự án, Chính phủ đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho Dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Do đó, trường hợp được Quốc hội thông qua việc tổ chức thực hiện Dự án sẽ rút ngắn được thời gian hơn so với thông thường. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng kết công tác triển khai các dự án thời gian qua, trong đó đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện Dự án đảm bảo tiến độ yêu cầu.

Về các cơ chế, chính sách triển khai đầu tư Dự án, một số ý kiến đề nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện thành 2 năm từ khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua hoặc hoặc toàn thời gian thực hiện Dự án. Một số ý kiến đề nghị áp dụng điểm d khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị quyết cho đến khi hoàn thành Dự án. Có ý kiến đề nghị áp dụng điểm c khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị quyết trong thời hạn 3 năm; có ý kiến đề nghị áp dụng đến khi hoàn thành Dự án. Một số ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp điều chỉnh các nội dung tại điểm c, d khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị quyết (về cơ chế chỉ định thầu và cơ chế không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoán sản làm vật liệu xây dựng thông thường) trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp có vấn đề vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đồng thời tránh có thể dẫn đến việc lạm dụng các cơ chế đặc biệt trong khi quy định pháp luật liên quan đã tương đối đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện nội dung này tại điểm c và d khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị quyết theo hướng các cơ chế đặc biệt này được áp dụng trong thời gian 2 năm kể từ khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Thời hạn 2 năm kể từ khi Nghị quyết được thông qua là thời hạn để tiến hành việc chỉ định thầu và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án, còn việc thực hiện các gói thầu và khai thác mỏ khoáng sản sẽ được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án. Các cơ chế tương tự tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được áp dụng trong 2 năm (2022 - 2023). Đối với trường hợp vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ, do chưa rõ nội dung Quốc hội sẽ ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Do đó, xin giữ như dự thảo Nghị quyết. Trong trường hợp có phát sinh vướng mắc trong triển khai thực hiện, hằng năm Chính phủ có báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định...

Theo TTXVN

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò trong giai đoạn mới

Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực kiện toàn tổ chức, phát huy vai trò trong giai đoạn mới

Ngày 11/7/2025, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công văn số 66/CV-HNCT về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội NCT cấp xã, phường trong bối cảnh toàn tỉnh đang triển khai các chủ trương mới liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức Hội ở cơ sở theo chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh.
Hà Tĩnh thúc đẩy kiện toàn Hội NCT sau khi thành lập xã mới

Hà Tĩnh thúc đẩy kiện toàn Hội NCT sau khi thành lập xã mới

Từ ngày 1/7/2025, thời điểm các xã mới tại Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, công tác kiện toàn tổ chức và hoạt động Hội Người cao tuổi (NCT) cấp xã đang được đặt ra cấp thiết. Trước thực tế này, Ban Thường vụ Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản số 66 ngày 11/7/2025 gửi Thường trực Đảng ủy các xã, phường nhằm đẩy nhanh việc ổn định tổ chức và hoạt động Hội ở cấp cơ sở.
Coi Chi hội NCT, các CLB là nền tảng triển khai và thúc đẩy truyền thông

Coi Chi hội NCT, các CLB là nền tảng triển khai và thúc đẩy truyền thông

Ngày 9/7, Chủ tịch Hội NCT tỉnh Hà Tĩnh Thái Sinh có buổi làm việc với Tổng Biên tập Tạp chí Người cao tuổi Trần Duy Phương. Tham dự buổi làm việc có cán bộ Hội NCT tỉnh, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi.
Lan tỏa tiếng nói từ cơ sở

Lan tỏa tiếng nói từ cơ sở

Sáng ngày 9/7, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Tổng Biên tập Tạp chí Người cao tuổi Trần Duy Phương nhằm trao đổi, cung cấp thông tin và thống nhất một số nội dung phối hợp truyền thông trong thời gian tới. Tham dự buổi làm việc có ông Cao Đăng Vĩnh - Chủ tịch Hội NCT tỉnh Nghệ An; ông Nguyễn Trọng Chân và ông Trần Văn Hường – Phó Chủ tịch Hội.
Hợp nhất Hội NCT tỉnh Quảng Bình và Hội NCT tỉnh Quảng Trị

Hợp nhất Hội NCT tỉnh Quảng Bình và Hội NCT tỉnh Quảng Trị

Ngày 1/7/2025, UBND tỉnh Quảng Trị (mới) đã ban hành Quyết định số 301 về việc hợp nhất Hội NCT tỉnh Quảng Bình và Hội NCT tỉnh Quảng Trị thành Hội NCT tỉnh Quảng Trị.

Tin khác

Đặc khu Côn Đảo cho phép thành lập Hội Người cao tuổi ngay ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đặc khu Côn Đảo cho phép  thành lập Hội Người cao tuổi ngay ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Ngày 01/7/2025, UBND đặc khu Côn Đảo (TP.HCM) đã ban hành quyết định cho phép thành lập Hội Người cao tuổi đặc khu Côn Đảo.

Ở đâu có người cao tuổi, nơi đấy các hoạt động triển khai hiệu quả

Ở đâu có người cao tuổi, nơi đấy các hoạt động triển khai hiệu quả
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội NCT Việt Nam; biểu dương NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giai đoạn 2019 - 2024; tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi ghi nhận nhiều ý kiến chia sẻ của các đại biểu về dự Hội nghị và một số cán bộ, hội viên cơ sở…

Để phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” là nguồn cảm hứng chính trị trong đời sống xã hội

Để phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” là nguồn cảm hứng chính trị trong đời sống xã hội
Là hoạt động đặc thù riêng có của lớp người “cây cao bóng cả”, nhiều năm qua, phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” do Hội NCT Việt Nam phát động đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên NCT tham gia. Thực tế đã phản ánh rõ nét ý nghĩa thiết thực, nhân văn của phòng trào thi đua, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội và NCT trong xã hội. Nhân dịp tổng kết đánh giá phong trào “Tuổi cao – Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV dành cho phóng viên Tạp chí Người cao tuổi cuộc trò chuyện về nội dung trên…

Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của NCT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của NCT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Lớp NCT là lực lượng giàu kinh nghiệm, có uy tín và trách nhiệm trong cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao… Không phải đến khi về già mới mẫu mực, nêu gương, Tạp chí Người cao tuổi trân trọng trích đăng ý kiến của cán bộ, hội viên NCT hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội phát động…

Thành tích nổi trội của phong trào là nỗ lực của Hội Người cao tuổi các cấp(*)

Thành tích nổi trội của phong trào là nỗ lực của Hội Người cao tuổi các cấp(*)
Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Trung ương Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội, biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019 - 2024, tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đánh giá tổng kết phong trào và tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam tại Hội nghị...

Người cao tuổi chung sức đồng lòng, tạo khí thế cùng cả nước bước vào kỉ nguyên mới

Người cao tuổi chung sức đồng lòng, tạo khí thế cùng cả nước bước vào kỉ nguyên mới
Ngày 26/6, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ; Hội nghị Ban Chấp hành và biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019 - 2024, tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025. Tại Hội nghị, Trung ương Hội tặng Bằng khen 252 NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và 61 tập thể, 127 cá nhân NCT có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” trong 5 năm qua.

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi
Trong không khí hân hoan kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tổ biên tập văn nghệ - thơ của Tạp chí Người cao tuổi đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ CLB Thơ Bát Tràng đến thăm và trao tặng những món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm trân quý đối với đội ngũ những người làm báo.

Tạp chí Người cao tuổi tham gia Hội báo toàn quốc năm 2025

Tạp chí Người cao tuổi tham gia Hội báo toàn quốc năm 2025
Kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người cao tuổi tham gia các sự kiện bên lề và gian trưng bày tại Hội báo toàn quốc năm 2025. Rất vinh dự cho Tạp chí Người cao tuổi, ngay sau Lễ khai mạc trọng thể diễn ra sáng 19/6, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Hội báo toàn quốc năm 2025 cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm gian trưng bày Tạp chí Người cao tuổi tại Hội báo.

Nam Định vững vàng, tự tin tiến vào kỷ nguyên phát triển

Nam Định vững vàng, tự tin tiến vào kỷ nguyên phát triển
Năm 2025 là năm cuối thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Và cũng là thời điểm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định tăng tốc, bứt phá để tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển vươn mình của dân tộc.

Phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả, bài bản, đúng quy định

Phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả, bài bản, đúng quy định
Sáng 20/6, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam chủ trì buổi làm việc với đại diện Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad (Công ty Vinexad) chuẩn bị cho triển lãm quốc tế về chăm sóc và phục hồi chức năng NCT tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các Ban, Văn phòng, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội; lãnh đạo Công ty Vinexad.

Tiếp tục sứ mệnh cao cả của báo chí trong kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Tiếp tục sứ mệnh cao cả của báo chí trong kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm gian trưng bày Tạp chí Người cao tuổi tại Hội báo.

Báo chí đồng hành cùng NCT bước vào kỉ nguyên mới của dân tộc

Báo chí đồng hành cùng NCT bước vào kỉ nguyên mới của dân tộc
Nhân dịp kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các Đoàn công tác do lãnh đạo Trung ương Hội NCT Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí Trung ương có chương trình phối hợp và gắn bó thân thiết với Hội trong thời gian qua. Trong đó, Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình làm Trưởng đoàn công tác Trung ương Hội đến thăm, chúc mừng Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV); Phó Chủ tịch Phan Văn Hùng làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Báo Đại Đoàn kết. Tham gia các đoàn có lãnh đạo Văn phòng, các Ban Trung ương Hội.

Tỉnh Nam Định: Giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà đầu tư là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Tỉnh Nam Định: Giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nhà đầu tư là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX đã xác định việc huy động nguồn lực không chỉ dừng lại ở những mục tiêu phát triển đơn thuần mà ưu tiên nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển hạ tầng các lĩnh vực trọng yếu, thực sự có tính đột phá, có tác dụng lan tỏa rộng, có tính chất kết nối vùng, liên vùng kích hoạt động lực tăng trưởng. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng được cho là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tạo nền tảng bền vững cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn trân trọng, tri ân công lao to lớn của NCT trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (*)

Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn trân trọng, tri ân công lao to lớn của NCT trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (*)
(Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam và 84 năm truyền thống NCT Việt Nam).

Hội NCT là thành viên tích cực của MTTQ Việt Nam, đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của NCT(*)

Hội NCT là thành viên tích cực của MTTQ Việt Nam, đại diện cho ý chí nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của NCT(*)
Sáng 6/6 đã diễn ra trọng thể Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025), 84 năm Ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn kỉ niệm do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam tại Lễ kỉ niệm…
Xem thêm
Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Quảng Ninh đứng thứ 3 cả nước về tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được xác định là năm đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh, năm cuối nhiệm kỳ 2021 - 2025, diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, trong nước đang tập trung sắp xếp tinh giản bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 c
Tập trung nâng cao chất lượng, phát triển mạnh nền tảng điện tử

Tập trung nâng cao chất lượng, phát triển mạnh nền tảng điện tử

Sáng 11/7 tại Hà Nội, Tạp chí Người cao tuổi và Tạp chí Ngày mới Online tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và định hướng đến 2026–2027.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được thông qua

Sáng 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật mới được thông qua tại Kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Phiên bản di động