Tạo cảm hứng, động lực cho các nhà khoa học đam mê nghiên cứu

Những ngày đầu năm 2022, một sự kiện khoa học tầm cỡ quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Sự kiện Tuần lễ Khoa học VinFuture diễn ra từ ngày 18 đến 21/1, với điểm nhấn là Giải thưởng VinFuture lên đến 4,5 triệu USD, là một cú hích tạo nên cảm hứng và động lực cho các nhà khoa học nước ta trong quá trình theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Tạo cảm hứng, động lực cho các nhà khoa học đam mê nghiên cứu
Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture - Giáo sư Sir Richard Henry Friend trao Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ cho Giáo sư Zhenan Bao đến từ Trung tâm Shriram, Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Stanford (Mỹ). Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN

"Hãy luôn giữ được sự tò mò, muốn khám phá trong cuộc sống!”

Em Nguyễn Như Linh, sinh năm 2010, trú tại thôn Trung, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, khuyết tật bẩm sinh mất cả đôi tay từ khuỷu trở xuống. Một chân của em cũng bị khèo một ngón, phải đi tập tễnh. Mặc dù vậy, với bàn chân lành lặn còn lại, em viết chữ đẹp, tự thực hiện những bài học trên máy tính trong những giờ học online do dịch COVID-19. Trong những giờ học trực tiếp tại trường học trước đây, Như Linh cười vui mỗi khi được dõi theo các bạn chạy nhảy, chơi đùa. Em luôn mơ ước có một đôi tay thật sự để có thể cầm, nắm, cảm nhận sự vật như các bạn khác.

Ước mơ của em Nguyễn Như Linh đã có thể trở thành sự thật với những nghiên cứu của Giáo sư Zhenan Bao, nữ khoa học gia đến từ đại học Standford, Hoa Kỳ, một trong 3 người được Quỹ VinFuture trao giải Đặc biệt. Bà và các cộng sự phát triển da điện tử từ các lớp nhựa bán dẫn công nghệ cao, có thể co giãn, bắt chước khả năng uốn cong và chữa lành như da thật, đồng thời có cảm biến nhiệt độ, có cảm giác đau, có khả năng phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường. Phát minh này đã mở ra cơ hội cho hàng triệu người được phục hồi chức năng hiệu quả.

Trực tiếp gặp mặt Giáo sư Zhenan Bao tại buổi giao lưu với các nhà khoa học nhận Giải thưởng VinFuture, em Nguyễn Như Linh bày tỏ mong ước sau này sẽ trở thành một nhà khoa học như bà để làm ra những sản phẩm giúp thay đổi cuộc sống của con người. Giáo sư Zhenan Bao nhắn nhủ với Nguyễn Như Linh: “Hãy luôn giữ được sự tò mò trong cuộc sống!”.

Một chủ nhân của giải Đặc biệt khác, Giáo sư Omar M.Yaghi, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, người thực hiện các công trình nghiên cứu về vật liệu mới được làm từ kim loại và các hợp chất hữu cơ, mang lại bước tiến mới về hóa học và có nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng vào quá trình chuyển đổi khí phát thải carbon, lọc nước, lọc không khí, xúc tác và cảm biến.

Trong buổi giao lưu với các nhà khoa học và sinh viên Việt Nam tại Đại học Vinuniversity, ông say mê nói về vẻ đẹp của các phân tử, điều đã nuôi dưỡng ông bước trên con đường khoa học từ bé đến nay. "Tôi đến với hóa học là từ vẻ đẹp của phân tử. Tôi không nghĩ đến việc có thể thay đổi thế giới hay những gì to lớn, nhưng tôi đã có thể gián tiếp giải quyết các vấn đề của hành tinh bằng các nghiên cứu của mình", Giáo sư Omar M.Yaghi chia sẻ.

Vật liệu khung cơ khí (Metal-Organic Frameworks hay MOFs) mà ông và các cộng sự đang nghiên cứu được ông mô tả trước hết bằng vẻ đẹp và sự kỳ diệu của nó: một vật liệu rất nhỏ, với chỉ 1 gram to bằng khoảng 1 đồng xu nhưng có thể che phủ diện tích bằng một sân bóng đá.

Đằng sau vẻ đẹp và sự kỳ diệu của vật chất đó là những ứng dụng thực tế khi ở cấp độ phân tử, vật liệu có nhiều lỗ rỗng và có liên kết mạnh mẽ. Những lỗ rỗng này có thể chuyển đổi khí phát thải carbon, lọc nước, lọc không khí, xúc tác và cảm biến. Vật liệu này có thể tích tụ nước trong không khí kể cả những nơi khô hạn nhất như sa mạc để cung cấp cho nhu cầu của con người.

Vượt qua khó khăn để đến với đỉnh cao tri thức

Để nhân loại phát triển, sự tò mò, trí tưởng tượng đã thúc đẩy con người bước trên con đường khoa học, phát minh ra những cái mới, đưa con người ngày càng có khả năng làm chủ bản thân và sự vật. Trên con đường đó, không thiếu những hi sinh thầm lặng của những thử nghiệm thất bại, những mất mát to lớn của những người tiên phong là các nhà khoa học.

Phát biểu tại Lễ trao Giải VinFuture, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Trong lịch sử phát triển của loài người, phát minh của những nhà khoa học đã làm thay đổi thế giới. Trong hành trình gian nan đam mê nghiên cứu, khát vọng cống hiến cho nhân loại, đã có nhiều nhà khoa học phải gánh chịu những hậu quả nặng nề trong khi tiến hành các thử nghiệm khoa học. Điển hình như Galileo bị mù mắt do quan sát Mặt trời quá nhiều để phát minh ra kính thiên văn; Marie Curie qua đời vì nghiên cứu phóng xạ; Michael Faraday bị nhiễm độc hóa chất do nghiên cứu điện phân… Tôi muốn nói điều này để chúng ta thấu hiểu, chia sẻ sự gian nan, vất vả, hy sinh quên mình của các nhà khoa học và còn những khó khăn, thách thức khác không thể cân đong, đo đếm được”.

Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD của Quỹ Vinfuture là một trong những công trình khoa học phụng sự nhân loại điển hình trong những năm qua, khi đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề trên toàn thế giới. Công trình "Vaccine mRNA: Công nghệ đột phá để cứu sống con người" của ba nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter Cullis đã mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả.

Theo đó, công nghệ sử dụng mRNA đã được sửa đổi, bao bọc trong các hạt nano lipid giúp ngăn hệ thống miễn dịch phản ứng với mRNA khi được đưa vào cơ thể và không gây ra các phản ứng cytokine, không gây độc tính hoặc tác dụng phụ. Dựa trên khám phá của Kariko và Weissman cùng với việc tạo ra hạt nano lipid của Cullis, các công ty dược phẩm đã sản xuất các loại vaccine phòng COVID-19. Ngoài ra, công nghệ mRNA còn có tiềm năng tạo các loại vaccine ngăn ngừa HIV, ung thư, miễn dịch và các bệnh di truyền… có thể bảo vệ sức khỏe cho hàng tỷ người trên thế giới trong tương lai.

Giáo sư Katalin Kariko (67 tuổi) là Phó Chủ tịch cấp cao của BioNTech, Giáo sư thỉnh giảng về phẫu thuật thần kinh tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, bà được coi là ‘mẹ đẻ’ của công nghệ mRNA đứng sau vaccine phòng COVID-19. Con đường dẫn đến thành công trong khoa học của bà trải qua nhiều khó khăn, đã có thời điểm bà phải rời khỏi Đại học Pennsylvania vì kết quả nghiên cứu không tốt, đồng thời bị chẩn đoán mắc ung thư. Mặc dù vậy, nềm đam mê khoa học đã giúp bà vượt qua những trở ngại đó để công nghệ mRNA được thừa nhận và đưa vào ứng dụng sản xuất vaccine phòng COVID-19.

Để tạo ra công trình nghiên cứu này, bà cùng các cộng sự đã vượt qua rất nhiều căng thẳng. Trong đó, mấu chốt để tạo nền điều kỳ diệu, để vượt qua nghịch cảnh nằm ở suy nghĩ, mục tiêu hướng đến những điều tích cực cho con người. "Tôi làm những gì mình yêu và yêu những thứ mình làm. Tôi dành hết tâm trí và cảm xúc cho công việc để từ ít có thể tạo ra nhiều, từ khó khăn có thể tạo ra đầy đủ", Giáo sư Katalin Kariko cho biết.

Với giáo sư Kariko, vượt qua khó khăn là điều bà luôn nhấn mạnh. Để tạo ra giải pháp cho nhân loại phải xuất phát từ đam mê, tình yêu rất lớn. Tình yêu đó giúp bà vượt qua nhiều khó khăn, kể cả khi bị nhiều công ty từ chối công trình nghiên cứu; đồng thời, để tạo ra thành công còn cần sự tập trung tuyệt đối vào những gì đang theo đuổi.

Phát triển khoa học công nghệ, đột phá để phát triển kinh tế - xã hội

Tại Lễ trao Giải thưởng Vinfuture, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhận định “xã hội có niềm tin nhờ khoa học”, “phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng cho biết, tại Việt Nam, phát triển khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, là một đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà nước đang đẩy mạnh thiết kế cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, thúc đẩy huy động nguồn lực đổi mới sáng tạo để doanh nghiệp, xã hội và nhân dân vào cuộc, đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng, góp phần phát triển đất nước hùng cường và thịnh vượng; xác định mỗi người dân là chủ thể, là người thực hiện và thụ hưởng chính sách đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ của đất nước. Việc thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn là chủ trương lớn để thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, các nước trên thế giới bao gồm Việt Nam, đang đối mặt với những thách thức chung về biến đổi khí hậu, các tác động của đại dịch COVID-19. Việc nâng cao ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là những công nghệ cao như: dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch... là giải pháp tất yếu để giải quyết các thách thức trên. Các sự kiện trong Tuần lễ Khoa học Vinfuture sẽ khích lệ ngành khoa học-công nghệ Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là đối với các nhà khoa học trẻ nước ta trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Có thể thấy, chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 mà Việt Nam đang hướng đến cũng khẳng định vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như một đột phá chiến lược, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong đó, đổi mới sáng tạo là cầu nối đưa khoa học và công nghệ vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm; thúc đẩy năng lực hấp thụ, làm chủ và lan tỏa công nghệ của doanh nghiệp bên cạnh việc theo đuổi đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ mới và mở rộng đường biên công nghệ.

Cùng với đó, Chiến lược hướng đến tập trung xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ; chú trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế, tài chính đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, chấp nhận rủi ro trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới.

Chiến lược cũng hướng đến thúc đẩy xã hội hoá các nguồn đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt từ doanh nghiệp; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; gắn kết chặt chẽ khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Chân dung bà Phạm Thu Hương - phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng Chân dung bà Phạm Thu Hương - phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Tối 20/1, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra sự kiện trao giải VinFuture lần thứ 1, đây cũng là lần đầu tiên ...

Lễ trao giải VinFuture có sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới Lễ trao giải VinFuture có sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới

Lễ trao giải thưởng VinFuture sẽ được tổ chức vào tối 20/1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên ...

Theo Báo Tin tức

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ, công chức sau sắp xếp

Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ, công chức sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ dôi dư khoảng 3.602 cán bộ, công chức, người lao động.
Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc, có địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Theo Quyết định số 4043-QĐ-TU về việc thành lập Báo và Đài Phát thanh –Truyền hình Thanh Hóa vừa được Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa ban hành, Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa được hình thành trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/6/2025.
Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Ngày 23/5, tại ấp 4, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Vùng 2 Hải quân tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Sơn Tùng, Tiểu đội trưởng Ra đa, Tàu 273, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Ngày 23/5, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đảng ủy Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân.

Tin khác

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi
Ngày 21/5, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật và ý nghĩa với Đoàn công tác của Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng tỉnh Nghệ An, nhân dịp đoàn vào thăm chiến trường xưa tại các tỉnh phía Nam.

Bộ Công an bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu
Ngày 22/5, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô
Công ty TBC Media vừa chính thức giới thiệu đến công chúng sản phẩm âm nhạc mới mang tên “Ninh Bình ơi”, một MV đậm chất tự sự, kết hợp giữa âm nhạc trữ tình sâu lắng và hình ảnh tuyệt mỹ của vùng đất cố đô.

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025
Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 144/KH-UBND triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn thành phố.

Khơi dậy niềm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khơi dậy niềm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, Công ty CP Galaxy Education tổ chức Đoàn đại biểu Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố xem phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”..

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa phẫu thuật nối thành công cho một ca bệnh bị đứt rời bàn tay do tai nạn lao động.

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT
Tại Hội thảo Khoa học “Chủng ngừa vắc-xin cho người lớn trong kỷ nguyên dân số già”, nhiều chuyên gia cho rằng: việc đẩy mạnh kế hoạch tiêm chủng cho NCT, đặc biệt là nhóm người có bệnh lý nền cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025
Thực hiện Quyết định số 1169/QĐ-BVHTTDL ngày 25/4 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch tổ chức “Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần IX năm 2025”.

Hơn 1.000 người làm báo tham gia giải đi bộ, chạy bộ “Trăm năm một lần”

Hơn 1.000 người làm báo tham gia giải đi bộ, chạy bộ “Trăm năm một lần”
Giải đi bộ – chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025 được tổ chức vào ngày 15/6, tại Thành phố mang tên Bác. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại

Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại
Sáng 19/5, Hội NCT 10 phường trong quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh tham gia Lễ phát động “Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).

Tiếng nổ của sự trưởng thành

Tiếng nổ của sự trưởng thành
Sau 3 tháng huấn luyện, những chiến sĩ mới tại Trung tâm Huấn luyện, Vùng 2 Hải quân bước vào nội dung kiểm tra tổng hợp “3 tiếng nổ” – bắn súng tiểu liên AK, ném lựu đạn và đánh thuốc nổ. Với họ, đó không chỉ là nội dung quan trọng mà còn là dấu mốc đầu tiên ghi nhận sự trưởng thành của người lính Hải quân.

Quốc kỳ rộng 2.025m² tung bay trên quảng trường Hồ Chí Minh

Quốc kỳ rộng 2.025m² tung bay trên quảng trường Hồ Chí Minh
Sáng 19/5, tại quảng trường Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An, lá cờ Tổ quốc có kích thước 2.025m² tung bay trên bầu trời. Đây là hoạt động mang đậm dấu ấn lịch sử và tinh thần dân tộc, góp phần khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với Tổ quốc.

Bộ Y tế: Tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19

Bộ Y tế: Tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19
Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan, ... Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.

Cứ mưa là ngập, dân khốn khổ vì không có cống thoát nước

Cứ mưa là ngập, dân khốn khổ vì không có cống thoát nước
Tuyến đường liên xã đi qua khu Gò Cao, xã Minh Thắng từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thương, sinh hoạt, học tập và sản xuất của người dân địa phương. Tuy nhiên, con đường dài hơn 1km này đang trở thành nỗi ám ảnh của hàng trăm hộ dân mỗi khi mùa mưa đến bởi tình trạng ngập úng nghiêm trọng kéo dài suốt nhiều năm qua.

1,1 vạn người chạy ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Dương

1,1 vạn người chạy ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Bình Dương
Ngày 18/5, tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra lễ khai mạc Giải chạy "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025", tổng số tiền quyên góp được từ giải chạy là 27,5 tỷ đồng.
Xem thêm
Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.
Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!

Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Phiên bản di động