Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài sản công tại các tỉnh, thành phía Nam

Xã hội 06/05/2025 09:29
Tại làng chiếu Định Yên, dân gian còn truyền tụng câu ca dao: “Định Yên có vựa chiếu to/Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”, hay “Dù cho nệm gỗ chăn bông/Đâu bằng chiếc chiếu tỏ lòng em trao”. Theo các cụ cao niên, sở dĩ, thời trước chợ chiếu nhóm họp nửa đêm cốt là để trốn thuế chợ. Mỗi người bán có cây đèn dầu hoặc đèn mù u nên cả chợ tối om, chủ chợ không thể nào thu nổi một phần ba số người bán chiếu. Còn trên bến sông, các thương lái đã đóng thuế buôn chuyến xong nên không phải nộp thuế chợ.
![]() |
Theo nhiều người dân địa phương, nghề dệt chiếu ở Định Yên có từ hơn 100 năm nay. Đa số người dân sống bằng nghề dệt chiếu, trong nhà đều có từ 2 - 3 khung dệt trở lên, sản xuất hằng ngày từ 5 đến 10 chiếc chiếu các loại. Lãnh đạo UBND xã Định Yên cho biết: Năm 2003, UBND tỉnh Đồng Tháp đã công nhận 4/4 ấp của xã là làng nghề dệt chiếu, với trên 5.460 lao động. Hiện xã Định Yên đã thành lập được 1 hợp tác xã và 3 tổ hợp sản xuất, tiêu thụ chiếu, thu hút hàng chục ngàn lao động nhàn rỗi ở địa phương và những vùng lân cận có việc làm và thu nhập ổn định.
Sản phẩm chiếu Định Yên có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã... đa dạng và phong phú, gồm: Chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc, chiếu cổ... Thời điểm hưng thịnh và phát triển nhất của làng nghề dệt chiếu Định Yên là vào những năm 80 của thế kỉ trước, chiếu Định Yên đã được xuất bán sang các nước Đông Âu, Liên Xô, Campuchia, Thái Lan,... Thời đó, làng nghề dệt chiếu Định Yên rất nhộn nhịp, sản xuất hàng không đủ bán nên đã giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho đông đảo lao động nhàn rỗi ở nông thôn...
Những năm gần đây, làng nghề dệt chiếu xã Định Yên đã đưa cơ giới vào dệt chiếu. Theo thông kê, toàn xã Định Yên hiện có gần 400 máy dệt chiếu, trên 50 máy may bìa chiếu, 2 máy se chỉ và 2 máy lau bóng sản phẩm... Sản xuất từ 1 triệu chiếc tăng lên hơn 1,5 triệu chiếc chiếu các loại mỗi năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Chị Trương Thị Hiền, chủ cơ sở sản xuất chiếu Bé Hai cho biết: “Hồi trước, muốn có đủ chiếu để cung cấp cho thị trường, cơ sở tôi phải huy động nhiều nhân công. Ngày nay, nhờ có phương tiện máy móc hiện đại, chỉ cần ít lao động mà sản phẩm vừa tăng, vừa đẹp mắt… được khách hàng ưa chuộng”.
![]() |
Từ làng nghề dệt chiếu, ở Định Yên không chỉ phát sinh ra chợ bán chiếu mà còn có chợ bán lát, chợ bán trân, bán cói phục vụ nguyên, vật liệu cho làng nghề dệt chiếu truyền thống, tạo nên không khí đông vui và nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sắm và tìm hiểu khu “chợ ma” độc đáo này.
Chính quyền, đoàn thể địa phương đã có những dự án thiết thực hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - nổi bật là thương hiệu “Chiếu Định Yên”. Làng nghề dệt chiếu Định Yên đã được quy hoạch trong đề án phát triển dịch vụ du lịch gắn với làng nghề nông thôn của huyện Lấp Vò. Tại xã Định Yên, chính quyền địa phương đã xây dựng khuôn viên chợ chiếu Định Yên, với diện tích 1,8ha; bao gồm các hạng mục: San lấp mặt bằng, hệ thống cống thoát nước, đường đi nội bộ, khu xử lí rác, nhà vệ sinh, nhà lồng chợ, sân chợ, cầu bến, bến rửa… với tổng kinh phí hàng tỉ đồng. Năm 2013, nghề chiếu Định Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề dệt chiếu” xã Định An và Định Yên. Đồng thời khôi phục “phiên chợ ma”, hỗ trợ nghệ nhân làng nghề, nghiên cứu những sản phẩm phục vụ đời sống đương đại, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát huy thương hiệu làng nghề chiếu Định Yên, quảng bá du lịch cho địa phương. Cuối tháng 8/2023, UBND huyện Lấp Vò đã tổ chức, phục dựng thực cảnh tái hiện “Chợ ma Định Yên”