Những người già sống nơi phố thị

Bảo vệ, chăm sóc ông bà, bố mẹ là trách nhiệm của các con cháu. Qua đó, không chỉ giúp NCT bình an mà còn tạo gia đình ấm yên, hạnh phúc vững bền, giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Thành phố là nơi có những ngôi nhà cao tầng, những trung tâm thương mại sầm uất, những con đường đông đúc người xe, những con người ngày ngày hối hả với nhịp sống. Thành phố cũng là nơi có những người trẻ sức dài vai rộng, hừng hực nhựa sống. Trong khi đó có nhiều NCT không còn sức khỏe để hợp với guồng quay sôi động của phố thị. Họ lạc lõng giữa nếp sống náo nhiệt; nấp mình trong những căn nhà khép kín; nhìn cuộc sống ngoài kia qua những khe hở; lặng lẽ trong những nỗi niềm mà ngay cả con cháu của mình cũng không thể thấu hiểu. Họ mong muốn được hòa nhập, kết nối với cuộc sống ngoài kia, được làm một điều gì đó có ích, để bản thân không còn cảm thấy lạc lõng, cô đơn khi đang sống cùng gia đình thân yêu của mình.

Tôi sống trong căn nhà trọ ở phường 1, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Trong dãy trọ chật hẹp này, mọi người ra vào đều chạm mặt nhau nhưng rất ít khi hỏi chuyện. Sống 3 năm nhưng tôi chỉ gặp chủ trọ mỗi khi đến hạn trả tiền. Tôi không biết gì nhiều về gia cảnh của chủ nhà trọ, ngoài việc họ có hai đứa con, một trai và một gái. Cho đến một hôm, tôi từ nơi làm về vào buổi trưa, vô tình nhìn thấy một bà cụ da nhăn nheo, già yếu đang lấp ló sau cánh cửa nhìn ra đường phố. Ánh mắt bà chan chứa niềm vui khi nhìn phố phường nhộn nhịp người xe. Từ lúc đó, tôi mới biết bà cũng là thành viên của gia đình chủ trọ.

Cụ Phương chia sẻ về cuộc sống.			    Cụ Long đang kể về cuộc sống hiện tại.
Cụ Phương chia sẻ về cuộc sống.

Những ngày sau đó, tôi đều bắt gặp bà (sau này tôi được biết bà tên là Phương) chăm chú nhìn ra ngoài qua khoảng trống khiêm tốn giữa hai cánh cửa. Lần này, nhìn thấy tôi, bà mỉm cười nói: “Bà ở nhà một mình buồn, xem ti-vi mãi cũng chán, chỉ muốn có người trò chuyện cho vui. Nhưng con cháu khép kín cửa nhà, dặn dò bà chỉ ở bên trong để yên tâm đi làm”.

Tôi không biết có bao nhiêu người già trong thành phố này phải sống trong hoàn cảnh như vậy. Đáng lẽ ra ở tuổi này, những người già như bà Phương phải được ra ngoài để hít thở không khí trong lành, được gặp gỡ trò chuyện cùng bạn già, được làm những điều mình thích. Vậy mà họ lại sống một cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán sau cánh cửa như những người bị xã hội cách li.

Tôi nói với bà: “Mỗi trưa con ra trò chuyện với bà nhé”. Bà nghe vậy mắt sáng lấp lánh, không quên nhắc tôi: “Con nhớ đó nghen!”. Vậy là bà chờ. Bà chờ lời hứa bâng quơ của một người dưng rồi ngóng trông. Buổi trưa hôm sau, khi tôi vượt đám đông chen chúc về tới cửa nhà đã thấy bà già mấp mé sau cửa, vẫy vẫy tôi với ánh mắt rạng ngời hẳn.

Sau lần ấy, tôi và bà trò chuyện với nhau nhiều hơn. Tôi kể cho bà nghe về những chuyện xảy ra ở nơi làm, về công việc của tôi mỗi ngày, niềm vui lẫn áp lực; về những món ăn mà giới trẻ rất thích, trong đó có khoai nướng, bắp luộc... Tôi kể bà nghe về một cái chợ nhỏ trong con phố này - nơi bán loại cà tím nướng trên than củi, một món ăn mà tôi rất thích; về những con đường cũ kĩ ở phố, chuyện tai nạn, chuyện kẹt xe, lí do vì sao mấy năm nay thời tiết thay đổi... Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại khiến bà vui. Chắc nó giúp bà cảm thấy mình không tách biệt với cuộc sống náo nhiệt ngoài kia.

 Cụ Long đang kể về cuộc sống hiện tại.
Cụ Long đang kể về cuộc sống hiện tại.

Tôi nhìn bà và tự hỏi: Không biết những người già dành thời gian của mình để làm gì? Có khi nào họ ngồi và hồi tưởng lại mình của một thời tuổi trẻ được rong ruổi khắp nơi mà thấy lòng buồn quay quắt hay không? Tôi gọi họ là những người ngồi vá khâu quá khứ. Bởi quá khứ khi về già làm sao có thể mạch lạc, phẳng phiu như tấm áo mới được. Càng về già, trí nhớ càng nhòe mờ, niềm vui, nỗi buồn của ngày cũ dù cố chắt chiu cũng không thể nào trọn vẹn, rõ ràng. Họ chỉ có thể ngồi chắp nhặt, khâu vá từng thứ mà ôm ấp, nâng niu.

Nhiều lần bà Phương tâm sự với tôi: Cuộc sống của bà bây giờ là những chuỗi ngày tẻ nhạt, lặp lại như một cái máy, suốt ngày quẩn quanh trong nhà. Con cháu bận bịu đi làm cả ngày, cuối tuần, trẻ trung thì hẹn hò, người lớn thì ở nhà nghỉ ngơi. Chúng nó không có thì giờ dành cho bà. Chắc chúng nó nghĩ bà già rồi, chỉ nên đi lại trong nhà, đến bữa cơm nước đầy đủ là được. Chẳng ai đoái hoài đến mong ước được ra ngoài hít thở, mong ước có người thủ thỉ tâm tình, bầu bạn chuyện trò của bà. Chúng nó đâu hiểu rằng điều khiến một người già vui là được ra ngoài, được đi đó đây, thăm cháu, thăm con, thăm bạn già.

Bà cũng kể với tôi về những người bạn lâu rồi bà không gặp, cũng chẳng biết giờ họ đang ở đâu, còn sống hay đã về với cát bụi. Dù không biết tin tức của họ nhưng bà vẫn luôn khắc khoải nhớ mong và hoài niệm về một thời đã qua.

Kì nghĩ Tết vừa rồi, tôi đã có dịp đến thăm gia đình của một người bạn ở TP Phan Thiết. Tại đây, tôi lại có dịp trò chuyện với cụ Long, năm nay 89 tuổi nhưng còn khỏe lắm. Cụ chia sẻ, đã lâu lắm rồi, cụ không đi đâu xa. Cuộc sống chỉ quanh quẩn trong căn nhà nhỏ này. Quê ở ngoài Thanh Hóa, mấy chục năm vào đây sinh sống nhưng chưa có dịp về thăm quê. Nhiều lúc cũng muốn được đi đây đó, gặp gỡ giao lưu, kết nối bạn bè nhưng điều kiện không cho phép. Không biết bao giờ cụ mới được trở lại quê hương, được hàn huyên với những người bạn của thời chăn trâu cắt cỏ. Và cũng chẳng biết bây giờ, họ đang ở nơi đâu.

Thật thương cảm biết bao những người già phải sống lặng lẽ và an phận trong những căn nhà ở phố. Còn biết bao người già đang sống trong những ngôi nhà kín cổng cao tường kia, lặng lẽ đi qua tuổi già trong những tháng ngày buồn bã? Những suy nghĩ miên man ấy dẫn đưa tôi về với căn nhà nhỏ của mình - nơi có ông bà tôi đang đón đợi.

Theo các chuyên gia về y tế, sự cô lập và cô đơn đã và đang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, suy giảm nhận thức, bệnh Alzheimer,... ở NCT. Ngoài ra, những NCT cô đơn dễ có xu hướng sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích. Vì thế, việc duy trì các mối quan hệ cho NCT sẽ đem lại hạnh phúc và nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe.

Người già muốn sống vui, sống khỏe thì phải luôn tích cực mở rộng và gắn kết các mối quan hệ xã hội; cùng bạn bè tham quan du lịch; tham gia vào các câu lạc bộ dưỡng sinh, khiêu vũ, câu cá, chơi nhạc, làm gốm, thể dục thể thao... Đối với những NCT không thể đi ra ngoài, con cháu nên trực tiếp thăm hỏi, động viên, giúp đỡ,... Đây là cách hữu hiệu để người già kết nối, duy trì với gia đình, bè bạn và xã hội. Qua đó, tạo nên những giá trị tinh thần bền vững, giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Vi Thảo

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Hồi ức đồng đội - Tiểu đoàn Đặc công 19

Hồi ức đồng đội - Tiểu đoàn Đặc công 19

Trên con đường quay về của thời gian, tôi vẫn nhớ như in những ngày tháng đã qua - những năm tháng của Tiểu đoàn Đặc công 19, những năm tháng khốc liệt của chiến trường Quảng Trị, nơi từng thấm đẫm bao mồ hôi, nước mắt và cả máu của đồng đội. Giữa những đêm dài, ánh lửa Khe Sanh bập bùng như soi chiếu cả một thời tuổi trẻ, một thời mà chúng tôi sống với lí tưởng, với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu không mỏi mệt.
“Chợ di động” ở miền Tây

“Chợ di động” ở miền Tây

Đến với vùng quê ở miền Tây Nam Bộ, sẽ không khó bắt gặp hình ảnh những chiếc xe đẩy, xe máy chở đầy ắp hàng hóa rong ruổi khắp ngõ xóm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của người dân, biến chợ quê thành những “chợ di động”...
Tháng Tư và những bước chân lịch sử

Tháng Tư và những bước chân lịch sử

Sài Gòn một sáng tháng Tư, trời trong vắt như gương soi thời gian. Tôi đứng giữa khuôn viên trước Dinh Độc Lập, nơi ngày ấy từng chứng kiến những khoảnh khắc chấn động lịch sử. Gió nhẹ lướt qua, mang theo hơi thở của thành phố vẫn đang chuyển mình không ngừng nghỉ. Nhưng giữa tất cả những đổi thay ấy, tôi vẫn cảm nhận được một điều gì đó rất cũ, rất thiêng liêng - như thể quá khứ chưa từng ngủ quên.
Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Sáng 23/4/2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa (CTĐ) đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Bitcar Thanh Hóa, Hội CTĐ huyện Cẩm Thủy tổ chức trao 100 suất quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy. Tổng giá trị quà tặng là 50 triệu đồng do Công ty cổ phần Bitcar Thanh Hóa tài trợ.
Giá trị của hòa bình

Giá trị của hòa bình

Cựu chiến binh Trần Quốc Hận (Tư Hận) kể: “Ngày hòa bình, tôi cùng đồng đội tiến về thị xã với tất cả sự hân hoan, vui mừng xen lẫn xúc động. Tâm trạng lâng lâng, đến đêm nằm ngủ vẫn còn giật mình không biết là thật hay mơ!”...

Tin khác

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
Ngày 19/2/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (TCCQĐP) được Quốc hội khóa XV, Kì họp bất thường lần thứ 9 thông qua, Luật có 7 chương và 50 điều. Trong đó, có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới

Chung sức xây dựng thành công nông thôn mới
Năm 2025, tỉnh An Giang tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng NTM, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân...

Mùa nhặt vàng ở vườn điều

Mùa nhặt vàng ở vườn điều
Điều được trồng nhiều ở các khu vực các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Riêng tỉnh Bình Phước có diện tích trồng điều khoảng 152.000ha, gần 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước, sản lượng khoảng 170.000 tấn hạt/năm, với 1.400 cơ sở chế biến hạt điều, xuất khẩu đi gần 60 nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 50.000 lao động. Bình Phước được xem là “thủ phủ hạt điều” của Việt Nam, với chất lượng hạt thơm ngon.

Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước

Hè đến lại lo trẻ bị đuối nước
Đã từ lâu, khi các tỉnh miền Bắc bước vào mùa Hè, cũng như các tỉnh miền Nam bước vào mùa khô, thì thường là thời điểm tai nạn đuối nước ở trẻ em luôn tăng cao. Do đó, dạy trẻ học bơi, nhắc nhở, quản lí giám sát trẻ và trang bị kiến thức phòng, chống đuối nước là việc các bậc cha mẹ cần phải làm để bảo vệ con em mình không bị tai nạn đuối nước...

Người bạn của những người nghiện ma túy

Người bạn của những người nghiện ma túy
Nói đến ma túy và người nghiện ma túy, mọi người đều sợ, nhưng suốt 10 năm qua, ở thôn Chu Quyến 2, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, có một người cao tuổi đã là những người bạn của những người nghiện ma túy trong thôn. Đó là bà Lưu Thị Hiền, 69 tuổi, Đội trưởng Đội xã hội tình nguyện của thôn Chu Quyến 2...

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp
Từ lâu, tại ven con đường Thạnh Xuân 52 (thuộc địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn; và phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh), hình thành và tồn tại một số bãi rác thải tự phát, do người dân mang tới vứt đổ tràn lan.

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường
Tiếng Mường là ngôn ngữ chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường, năng động, riêng biệt.

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà
Năm nay bước sang tuổi 70, nhưng bà Lê Thị Chiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Minh Tiến B, phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn tận tình với công tác khu phố.

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản
Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn
Ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có làng Phú Hà, với 100% số hộ làm nghề thủ công. Nghề mộc do nam giới trong làng đảm nhiệm, còn nghề sản suất chổi chít chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em tham gia. Vậy nhưng, vài ba thập kỉ gần đây, làng có một nghề mới, đó là nghề làm thịt chua.

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ
Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô
Đối với nhiều người trong vùng, trang trại cây giống của ông Nguyễn Văn Thanh, 67 tuổi, ở thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội là địa chỉ tin cậy để họ mua cây giống các loại.

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện
Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

Thanh Hóa: Trao quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy

trao 100 suất quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cẩm Thủy
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...
Phiên bản di động