Nhiều bất thường tài chính của NCB trong quá trình “thay máu” lãnh đạo

Kết quả kinh doanh quý II/2021 có chút ấn tượng nhưng Ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB (mã NVB) lại tồn tại nhiều bất thường tài chính, mua bán cổ phiếu NVB diễn ra bí ẩn…
Một hoạt động giao dịch tại NCB (Nguồn: NCB)
Một hoạt động giao dịch tại NCB. Nguồn ảnh: NCB

Nghi ngờ về chất lượng tài sản

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, hoạt động chính của NCB đem về gần 254 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 4% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ đem về khoản lãi hơn 76 tỷ đồng, gấp 6,8 lần cùng kỳ. Các khoản thu nhập phi tín dụng khác như hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận 85 triệu đồng, mua bán chứng khoán đầu tư đạt hơn 13 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tài chính ghi nhận 222 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Ngân hàng không còn ghi nhận các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Kết thúc quý II/2021, NCB báo lãi trước thuế hơn 98,6 tỷ đồng, lãi sau thuế 78,9 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, ngân hàng lãi sau thuế 100,6 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với nửa đầu năm 2020, cao nhất từ năm 2011.

Thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của NCB giảm 6% so với đầu năm, còn gần 83.970 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tiền gửi tại NHNN giảm 74%, còn 396 tỷ đồng. Tiền gửi tại TCTD khác còn 9.478 tỷ đồng, giảm 21%. Cho vay khách hàng tăng 4% đạt 41.740 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cải thiện xuống còn 1,48% vào cuối tháng 6 với 616 tỷ đồng.

Thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của NCB giảm 6% so với đầu năm, còn gần 83.970 tỷ đồng
Thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của NCB giảm 6% so với đầu năm, còn gần 83.970 tỷ đồng

Đáng chú ý, các khoản phải thu với hơn 14.754 tỷ đồng, chiếm hơn 17% tổng tài sản của ngân hàng và lớn hơn gấp 3,6 lần số vốn điều lệ của ngân hàng (4.000 tỷ đồng). Nhưng khoản phải thu quá lớn này cụ thể ra sao NCB không hề cho biết trong bảng thuyết minh. Ngoài ra, NCB còn khoản lãi dự thu lên tớn 2.116 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Đây cũng chính là các khoản lãi dự thu dồn tích qua nhiều năm, thực tế chưa thể thu hồi được.

Với một ngân hàng quy mô nhỏ như NCB, thì khoản phải thu “khủng” này từ đâu cũng là một dấu hỏi lớn. Về cơ bản, các khoản phải thu là một phần vốn lưu động của ngân hàng, doanh nghiệp. Rõ ràng, vốn và dòng tiền của NCB đang bị đóng băng hay nói cách khác, đây là tài sản không sinh lời trong những năm qua.

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng lại giảm 4% so với đầu năm, chỉ còn hơn 68.903 tỷ đồng. Tiền gửi của các TCTD khác giảm 24%, còn 6.818 tỷ đồng. Cũng nhấn mạnh, NCB đầu tư 200 tỷ đồng vào công ty con và góp vốn đầu tư dài hạn vào 4 công ty khác với số vốn 719,6 tỷ đồng. Nhưng theo ghi nhận trong các báo cáo tài chính riêng của ngân hàng, nhiều năm nay NCB không thu về được khoản lợi nhuận nào từ đầu tư, góp vốn dài hạn này. Giá trị tài sản “chết” này chỉ để làm đẹp bảng cân đối tài sản.

Được biết, chiều 29/7, cuộc họp đại hội cổ đông bất thường diễn ra tại NCB. Cổ đông đã thông qua bầu bổ sung 2 thành viên vào HĐQT, trong đó bà Bùi Thị Thanh Hương, một doanh nhân bất động sản được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Nguyễn Tiến Dũng. Ông Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT NCB, làm Phó Chủ tịch HĐQT. Cùng với bà Hương, một thành viên HĐQT khác được bầu bổ sung là bà Trương Lệ Hiền. Như vậy, nâng số lượng thành viên HĐQT lên 5 thành viên.

Bà Bùi Thị Thanh Hương, tân Chủ Tịch HĐQT NCB. (Ảnh: NCB)
Bà Bùi Thị Thanh Hương, tân Chủ Tịch HĐQT NCB. Ảnh: NCB

Hàng trăm triệu cổ phiếu giao dịch “ngầm”

Khả năng việc “thay máu” nhân sự có liên quan đến những giao dịch cổ phiếu với số lượng lớn trong tháng 7. Đáng chú ý, gần 12,8 triệu cổ phiếu NVB được trao tay chỉ trong phiên ngày 29/7. Trong thời gian trước đó, thanh khoản mỗi phiên chỉ từ 1,2 triệu đơn vị tới 6,3 triệu đơn vị. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây chỉ là gần 3,4 triệu đơn vị. Trước đó, tại ngày 2/7, gần 21 triệu cổ phiếu NVB giao dịch thành công. Trong hai phiên giao dịch ngày 7/7 và 8/7, gần 62 triệu cổ phiếu NVB được giao dịch theo phương thức thỏa thuận. Số lượng chuyển nhượng này tương đương với khoảng 15% số cổ phiếu NVB đang lưu hành. Ngày 13/7, 25 triệu cổ phiếu NVB được chuyển nhượng thành công. Phiên 15/7, 23/7 cũng có 11,5-12,7 triệu cổ phiếu được trao tay theo phương thức này.

Như vậy, chỉ trong tháng 7, hơn 117 triệu cổ phiếu NVB đã được trao tay theo phương thức thoả thuận với giá trị hơn 2.300 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch này tương đương với gần 30% vốn cổ phần ngân hàng.

Hồi đầu năm, NVB cũng ghi nhận lượng giao dịch thoả thuận tăng đột biến, tập trung vào tháng 12 và tháng 3, chỉ trong vòng 3 tháng từ 7/12-11/3/2021 có hơn 140 triệu cổ phiếu NVB được sang tay theo phương thức thoả thuận với tổng giá trị giao dịch gần 1.400 tỷ đồng.

Và một điểm đáng chú ý khác, danh tính bên bán và bên mua cổ phiếu NVB với khối lượng "khủng" là ai trong các báo cáo chính thức NCB cũng không hề công bố. Đây cũng không phải là lần đầu cổ phiếu NVB có thanh khoản mạnh.

Trước đó, từ ngày 27/11/2020 đến 30/11/2020, ông nguyễn Trần Trung Sơn (con trai ông Nguyễn Tiến Dũng) đã mua vào 7,13 triệu cổ phiếu NVB. Giá cổ phiếu NVB của Ngân hàng NCB giao dịch trong thời gian từ 27-30/11 ở mức 8.400 đồng/cổ phiếu. Ước tính, con trai chủ tịch NCB đã chi gần 60 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.

Sau giao dịch, ông Sơn nắm giữ gần 16,3 triệu đơn vị, tương đương khoảng gần 4% vốn điều lệ ngân hàng. Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch NCB sở hữu gần 6,5 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 1,6%. Mẹ ông Sơn là bà Trần Hải Anh, Ủy viên HĐQT NCB, cũng nắm giữ gần 20,2 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 4,96%. Ngoài ra, một số lãnh đạo cấp cao khác tại NCB đều sở hữu hàng triệu cổ phiếu NVB.

Trụ sở NCB trên phố Bà Triệu, Hà Nội. Ảnh: NCB
Trụ sở NCB trên phố Bà Triệu, Hà Nội. Ảnh: NCB

Kết quả kinh doanh kém sáng, tăng vốn gặp nhiều khó khăn

NCB, tiền thân là NaviBank từng là một trong 9 tổ chức tín dụng yếu kém phải tái cơ cấu theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước từ năm 2011.

Ngân hàng này từng công bố sẽ tập trung tái cấu trúc cơ cấu cổ đông, đa dạng hóa sở hữu, thay đổi chiến lược hoạt động, mô hình tổ chức, quản trị, kinh doanh, quản trị rủi ro. Đồng thời, nhà băng cũng sẽ tiến hành tái cơ cấu nguồn vốn, tài sản và cơ cấu doanh thu chi phí vào tháng 4/2013.

Năm 2014, NCB đổi tên như hiện tại và chuyển trụ sở từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Đồng thời, HĐQT cũng có sự thay đổi khi bầu 3 thành viên gồm ông Vũ Hồng Nam, bà Nguyễn Thị Mai và ông Mukesh Lalitshanker thay thế cho các thành viên từ nhiệm. Bà Trần Hải Anh, vợ Chủ tịch HĐQT Gami Group Nguyễn Tiến Dũng, giữ chức vụ Tổng giám đốc và cuối năm 2016 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT.

Tháng 11/2017, ngân hàng tổ chức họp bất thường, cổ đông đã thông qua bầu bổ sung 3 thành viên vào HĐQT, trong đó có ông Nguyễn Tiến Dũng và được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT trong suốt 5 năm.

Trong suốt giai đoạn tái cấu trúc, cơ cấu tài sản của ngân hàng vẫn tăng trưởng, tuy nhiên chưa thật sự bứt phá. NCB là một trong những ngân hàng có quy mô và kết quả kinh doanh không mấy nổi bật trong nhóm các ngân hàng niêm yết. Kết quả kinh doanh của ngân hàng này kể từ năm 2017 đến năm 2020 lình xình với mức lợi nhuận chưa năm nào vượt con số 100 tỷ đồng.

Năm 2020, ngân hàng báo lãi sau thuế chỉ 1,2 tỷ đồng, giảm 97% so với năm 2019 do phải dành hơn 800 tỷ đồng xử lý theo đề án tái cấu trúc của Ngân hàng Nhà nước. Những năm trước đó, lãi trước thuế của ngân hàng này dao động vài chục tỷ đồng vì cùng lý do trên. Năm 2020, khoản phải thu tại NCB tăng đột biết từ 5.670 tỷ đồng lên 18.722 tỷ đồng, tức tăng hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương 230% so với đầu năm.

NCB nằm trong nhóm ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất hệ thống trong khi việc tăng vốn gặp rất nhiều khó khăn. Trước đó, nhà băng này duy trì ở 3.000 tỷ đồng trong gần 9 năm.

Năm 2014, ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 3.010 tỷ đồng lên 4.510 tỷ đồng nhưng không thực hiện. Năm 2017, ngân hàng lại lên kế hoạch tăng vốn gấp đôi lên 6.010 tỷ đồng, và tái khởi động tìm cổ đông chiến lược nhưng việc tăng vốn vẫn không thể triển khai. Năm 2018, cổ đông tiếp tục thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ đồng, để nâng vốn điều lệ lên hơn 5.000 tỷ đồng và tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài nhưng cũng chưa thực hiện. Năm 2019, ngân hàng phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP), tăng vốn thêm gần 1.100 tỷ đồng. Đầu năm 2020, NCB họp bất thường thông qua phương án phát hành 300 triệu cổ phiếu dự kiến tăng vốn từ 4.101 tỷ đồng lên hơn 7.000 tỷ đồng, gồm chào bán cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên kế hoạch này cũng vẫn chưa triển khai.

từ ngày 3/8/2021, bà Dương Thị Lệ Hà sẽ đảm nhận vị trí quyền Tổng Giám đốc NCB thay cho ông Phạm Thế Hiệp. Ông Phạm Thế Hiệp vẫn đảm nhận vị trí Thành viên HĐQT NCB
Từ ngày 3/8/2021, bà Dương Thị Lệ Hà đảm nhận vị trí quyền Tổng Giám đốc NCB. Ảnh: NCB

Tại phiên họp thường niên 2021, lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông và dự kiến vốn điều lệ của NCB có thể tăng lên mức hơn 5.600 tỷ đồng.

Cần nói thêm, NCB niêm yết vào năm 2010 nhưng nhìn lại lịch sử cho thấy thị giá cổ phiếu phần lớn thời gian giao dịch dưới mệnh giá. Nhưng nhờ thông tin "thay máu" nhân sự mà cổ phiếu NCB cũng có nhiều biến chuyển thời gian gần đây...

“Còn tiếp”

CẨM VÂN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Công ty cổ phần tập đoàn Phương Trường An (Phương Trường An Group) vừa khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City. Tổ hợp tiện ích được xây dựng với tổng quy mô diện tích hơn 2.000m2 cùng mức đầu tư triệu đô.
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Techcombank hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu

Techcombank hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu

Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường Quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giành Giải thưởng ESGBusiness

Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giành Giải thưởng ESGBusiness

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giành giải thưởng ESGBusiness.

Tin khác

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại Châu Âu

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại Châu Âu
Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An sẽ tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 - 21/11/2024, theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

S&P Global Ratings duy trì triển vọng của Techcombank với đánh giá tích cực

S&P Global Ratings duy trì triển vọng của Techcombank với đánh giá tích cực
Ngày 6 tháng 11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank” hay TCB) đã được S&P Global Ratings (“S&P”) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó khẳng định lại xếp hạng nhà phát hành “BB-”của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Báo cáo ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Techcombank với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn hóa và chất lượng tài sản ổn định, cơ sở tiền gửi đa dạng và quản trị chi phí thấp nhờ những đổi mới công nghệ và sản phẩm.

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) 3 lần liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng trên thị trường cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu SeABank.

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Thấy gì từ chiến lược đa dạng hóa nguồn thu của Techcombank?

Thấy gì từ chiến lược đa dạng hóa nguồn thu của Techcombank?
Tại cuối tháng 9/2024, Techcombank (HOSE: TCB) đạt tăng trưởng tín dụng 17.4% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ khách hàng cá nhân tăng 6% so với quý trước là điểm nổi bật trong kết quả kinh doanh tích cực của ngân hàng. Chiến lược đa dạng hóa danh mục cho vay của TCB đã đóng góp như thế nào cho kết quả này?

Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
Tại Lễ Công bố sản phẩm và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Tiến vào Kỷ nguyên xanh” diễn ra ở Hà Nội ngày 4/11/2024, các ngân hàng hàng đầu của Việt Nam như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, HDBank… đã được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia. Đây là những ngân hàng tiên phong, dẫn đầu thị trường tài chính và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với những thương hiệu uy tín và chất lượng.

Mua nhà phố trung tâm huyện, sinh lời hơn đất thành phố

Mua nhà phố trung tâm huyện, sinh lời hơn đất thành phố
Tại các TP Thủ Dầu Một, TP Thuận An và TP Dĩ An, tỉnh Binh Dương là “minh chứng lịch sử” cho việc giá nhà đất tăng vọt và tăng nhiều lần khi có quy hoạch và nâng cấp từ huyện lên thị xã và đô thị IV,III,II và I.

Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn tiến bước sống xanh mỗi ngày

Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn tiến bước sống xanh mỗi ngày
Thực thi cam kết phát triển bền vững, ngày 4/11, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) chính thức ra mắt Thẻ thanh toán Techcombank Visa Eco (thẻ Eco) - Thẻ xanh đầu tiên cho khách hàng sống xanh mỗi ngày cùng Techcombank. Theo đó, thẻ Eco ứng dụng công nghệ hàng đầu của Visa sẽ giúp bạn tiến bước sống xanh hơn bằng cách theo dõi lượng khí thải nhà kính (CO₂e/Carbon) khi bạn chi tiêu, bù đắp Carbon thông qua các dự án bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu lượng Carbon và tận hưởng các đặc quyền gói hội viên Xanh SM lên đến 12 triệu đồng/năm.

Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng!

Tưng bừng mừng kỷ niệm 60 năm: Bảo hiểm Bảo Việt khao đại tiệc tri ân 15 tỷ đồng!
“Mừng sinh nhật vàng - Hàng ngàn quà tặng” - Đại tiệc ưu đãi cực hấp dẫn với tổng giá trị lên đến 15 tỷ đồng từ Bảo hiểm Bảo Việt dành tặng khách hàng tham gia các gói bảo hiểm trong thời gian từ 1/11/2024 đến 15/1/2025.

Bình Chánh trên đà chuyển mình, thúc đẩy thị trường bất động sản

Bình Chánh trên đà chuyển mình, thúc đẩy thị trường bất động sản
Sự chuyển mình của Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh sẽ không chỉ giúp nâng tầm quy hoạch dự án mà còn tạo ra những giá trị bền vững cho cư dân, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của toàn khu vực.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile
Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì diễn ra vào ngày 29/10, đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Tại sự kiện, Techcombank một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY
Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.

HDBank lãi hơn 12.600 tỷ đồng trong 9 tháng, chia cổ tức 20%

HDBank lãi hơn 12.600 tỷ đồng trong 9 tháng, chia cổ tức 20%
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE 26,7%, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của NHNN) thấp chỉ 1,46%. Ngân hàng đang triển khai chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.

Giải bài toán vốn cho tiểu thương kinh doanh cuối năm

Giải bài toán vốn cho tiểu thương kinh doanh cuối năm
Nguồn vốn dễ dàng, cần là có ngay, thủ tục đơn giản là những điều tiểu thương hay hộ kinh doanh nhỏ cần trong giai đoạn nước rút để về đích cuối năm. Thấu hiểu nhu cầu đó, giải pháp vay vốn thấu chi ShopCash - cho vay tín chấp 100% từ Techcombank sẽ trở thành người bạn đồng hành hiệu quả cho khách hàng với hạn mức phê duyệt sẵn lên đến 500 triệu đồng ngay trên ngân hàng số Techcombank Mobile.

Quên đi nỗi lo chi phí thanh toán qua thẻ với Techcombank SoftPOS dành cho chủ Shop

Quên đi nỗi lo chi phí thanh toán qua thẻ với Techcombank SoftPOS dành cho chủ Shop
Không lo đầu tư chi phí, tiểu thương hoặc người kinh doanh nhỏ dễ dàng biến điện thoại thành thiết bị thanh toán an toàn, tiện lợi với giải pháp SoftPOS của Techcombank. Để khuyến khích khách hàng sử dụng, ngân hàng đang áp dụng những ưu đãi lớn như miễn hoàn toàn phí dịch vụ, miễn 100% phí xử lý giao dịch từ nay tới hết 31/12/2024
Xem thêm
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Tăng trưởng kép của Alana City khi hưởng lợi từ giao thông và khu công nghiệp

Tăng trưởng kép của Alana City khi hưởng lợi từ giao thông và khu công nghiệp

Hệ thống giao thông hiện đại, hoàn thiện tại Phú Giáo đã trở thành điểm thu hút đầu tư quan trọng tại tỉnh Bình Dương.
Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024

Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024

Chương trình Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác kinh tế với Thái Lan.
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phụ
PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (PV GAS SE) - Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – vừa được công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh” năm 2024. Lễ công bố và trao công nhận được tổ chức vào ngày 10/11/2024 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững

PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững

Chiều 11/11/2024, tại trụ sở PVFCCo, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã có cuộc gặp và làm việc với Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo), trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024; định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025. Nhân dịp này, hai bên đã ký kết Thỏa thuận hợp tác lâu dài với các nội dung định hướng mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Tháo gỡ “điểm nghẽn”  thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Xây dựng, lãnh đạo TP Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, BĐS…
Phiên bản di động