Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông

Hơn 4 thập kỷ qua, lĩnh vực báo chí truyền thông (BCTT) của nước ta ghi nhận dấu ấn cống hiến của PGS.TS Vũ Quang Hào cả về nghiên cứu, đào tạo lẫn “thực chiến” với nghề. Nay đã tuổi 70, ở ông vẫn vẹn nguyên sự tận tâm, say sưa đó. Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi có cuộc trò chuyện, mạn đàm cùng ông.

PV: Hơn 20 năm trước, chúng tôi may mắn được học môn Ngôn ngữ báo chí do PGS.TS Vũ Quang Hào đảm trách giảng dạy ở Khoa Báo chí, Đại học KHXH&NV Hà Nội. Ngày đó, lưu đậm trong tâm trí chúng tôi là một người thầy trách nhiệm, khoa học rất sư phạm. Nay gặp lại, ở thầy vẫn vẹn nguyên niềm say mê, trách nhiệm với nghề. Chẳng thế mà chỉ sau tuần đầu nghỉ hưu ở tuổi 67 theo chế độ chức danh Phó giáo sư, ông không tưởng thưởng nghỉ ngơi mà nhanh chóng bắt tay cùng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành thành lập và vận hành Khoa Truyền thông sáng tạo,một tên khoa lần đầu tiên có ở nước ta.

Mười tám tháng trước, rời Hà Nội, ông "khăn gói quả mướp" vào TP. Hồ Chí Minh nối dài hành trình truyền đạt trong vai trò Trưởng khoa Truyền thông sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Vậy là cuộc sống thường nhật của ông bên cạnh những đề án, quản lý, Format, giáo trình.., giờ đây ông lại lọ mọ thu vén thêm phần tá túc, dưa cà mắm muối, đường sá cách lế nắng nóng, mưa ngập, chạy xe hàng chục cây số mỗi ngày mà lẽ thường ở tuổi 70 người ta đã dè chừng để nghỉ ngơi, vậy điều gì thôi thúc ông tiếp tục ?

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
Thầy Vũ Quang Hào (phải) và Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân gặp gỡ tại Hà Nội

PGS.TS Vũ Quang Hào: Cho đến lúc này, tôi tự nhận thấy giá trị tích lũy được trong mấy chục năm qua cả trong giảng dạy lẫn trong làm nghề là rất quý giá và vẫn còn dư dả, nếu không truyền đạt lại cho các giảng viên trẻ, các sinh viên học BCTT thì có thể bị lãng phí. Tất nhiên, tôi hiểu và ý thức được rằng những gì tôi đang có và cho là thứ quý giá của người già, có thể với lớp trẻ chưa hẳn họ đã thích. Nhưng có hai khả năng xảy ra, nếu bạn trẻ nào thực sự cầu thị nhìn giá trị đúc kết từ người già để mong muốn học, thử nghiệm một chút gì đó thì cũng có thể thành công. Khả năng thứ hai, giờ đây lớp trẻ có thể muốn kế thừa từ người già những gì chúng tôi đang dư dả muốn truyền lại là thứ rất đáng tham khảo và họ đang thiếu, nếu bạn trẻ biết nhìn nó trong tương quan với những gì mới nhất, hiện đại bây giờ thì các bạn đó cũng có thể thành công.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
Thầy Vũ Quang Hào thăm, thực tế Thành phố Praha, Cộng hòa Séc

PV: Dư dả mà ông nói tới hẳn phải là những giá trị tích lũy quý báu, có sức sống và vị thế trong thực tiễn lĩnh vực BCTT?

PGS.TS Vũ Quang Hào: Vâng đúng vậy. Trong mấy chục năm giảng dạy và làm nghề, tôi may mắn có được khoảng 40 chuyến đi học ngắn hạn về BCTT ở nước ngoài, được tiếp xúc với một số nền báo chí hiện đại, được bám sâu hàng chục năm vào Dự án đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam của Thụy Điển, và không ít chuyến tham quan điền dã, khi thì Đông Bắc Á, lúc ở Hoa Kỳ hay vài vệt nước châu Âu. Với những đợt học, chuyến đi như vậy, tôi ý thức rất rõ phải biến mình thành cái phễu chắt lọc tinh hoa, xét thấy cái gì phù hợp với định hướng, hoàn cảnh, điều kiện trong nước thì đưa về áp dụng và đào tạo. Đồng thời tôi thấy mình cũng rất may mắn khi là số ít giảng viên ngành BCTT được phép hợp tác đồng hành với nhiều cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước. Đến nay tôi đã làm việc với 45 đài phát thanh-truyền hình tỉnh/thành,vài chục tờ báo địa phương và trung ương.Vui hơn cả là 8 năm với Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam, rồi lần lượt ít nhiều với VTV8, VTV3, VTV4, VTV9, VTV Cần Thơ, VTV Phú Yên, VTV Huế; Truyền hình TTX, Truyền hình Nhân Dân, Truyền hình Công an nhân dân, VITV, Mchannel…Đặc biệt là duyên gắn bó với Đài Tiếng nói Việt Nam VOV từ năm 1978 với những bài viết đầu tiên cho chương trình “Văn hóa xã hội”, rồi tham gia đào tạo, tập huấn rất nhiều khóa khác nhau từ Hà Nội đến Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cho Đài; và để lại dấu ấn lớn khi đã thiết kế, chuyển giao Kênh “VOV giao thông” vào năm 2009, giờ là một kênh phát thành tương tác trực tiếp lớn nhất Việt Nam.

Ở một khu vực chuyên môn kề cận khác là truyền thông, thêm một may mắn nữa đến với tôi, đó là sự hợp tác làm việc của tôi với nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp: từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Dầu khí… đến Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công an… và một số công ty, tỉnh, thành.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
Thầy Vũ Quang Hào sau giờ làm giám khảo Liên hoan phát thanh Toàn quốc tại Tràm Chim, Đồng Tháp 2020

Thực tiễn làm việc đó đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm, sự chia sẻ với các đồng nghiệp về cách tiếp cận mới, cách thử sức mới, thử nghiệm mới, cung cấp các Format mới cùng e-kip thực hiện sản xuất cả trong 4 loại hình báo chí gồm truyền hình, phát thanh, báo giấy, điện tử, và đặc biệt là nhiều kinh nghiệm hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp trong xử lý khủng hoảng truyền thông, trong truyền thông doanh nghiệp…

Tất cả những gì tôi tích lũy từ tương tác thực chiến ở các báo đài, cơ quan, doanh nghiệp đều được đưa về nhà trường giảng dạy, đào tạo sinh viên trong suốt mấy chục năm gắn bó với Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như với một số trường đại học khác. Đặc biệt hai nhiệm kỳ giảng dạy ở Malaysia cách nhau mươi năm là một trải nghiệm thú vị của tôi ở bộ môn có hàng trăm giảng viên quốc tế. Trải nghiệm đó phần nào đã được lan tỏa tới sinh viên của tôi ở trong nước.

Giờ đây muốn chia sẻ, truyền đạt thì vốn liếng là không đủ nữa mà tôi cần phải học, phải cập nhật xu hướng bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau: tổ chức các workshop, đọc theo đuổi những xu thế mới của BCTT, theo dõi diễn tiến hoạt động của các cơ quan BCTT, xem họ đang tổ chức sản xuất, hoạt động theo mô hình nào. Những điều đó trở thành động lực thúc đẩy tôi tiếp tục làm việc để truyền lại cho giảng viên trẻ và sinh viên.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
PGS.TS Vũ Quang Hào cùng sinh viên Khoa Truyền thông sáng tạo tại gian trưng bày của Truyền hình Quốc hội Việt Nam (Hội Báo toàn quốc 2024)

PV: Ông vừa nói tới sự không ngừng trau dồi, cập nhật vừa làm động lực, vừa không bị lỗi thời, điều đó thật trân quý ở một người già. Và trong ngần ấy thời gian là một chứng nhân có đóng góp, dõi theo dòng chảy phát triển BCTT ở nước ta, vậy theo ông công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), một xu thế nóng bỏng hiện nay sẽ được quan tâm như thế nào trong lĩnh vực BCTT?

PGS.TS Vũ Quang Hào: AI là bước tiến lớn của công nghệ nhân loại, có tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực BCTT thừa hưởng và phát triển công nghệ đó, phục vụ cho mục đích, mục tiêu của mình. Hiện nay có nhiều ý kiến nhận định khác nhau về AI trong lĩnh vực BCTT. Theo tôi chắc chắn AI sẽ thay thế phần lớn con người chúng ta. Trong một số khâu, một số việc có thể thay thế hoàn toàn và thậm chí tốt hơn. Ví dụ ở khía cạnh tốc độ, chỉ cần có dữ liệu, trong vài chục giây đã xong nhiều bản tin mà không cần e-kíp, tức là với sự hiện diện, can thiệp của AI lúc đó số lượng tin tức sẽ lớn hơn rất nhiều.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
PGS.TS Vũ Quang Hào tại trường quay S4 VTV giờ phát sóng Thời sự 19h30, 2016

PV: Như vậy là có cơ sở để lo ngại “AI đánh mất cảm xúc của người làm báo”; hoặc AI thay thế phong cách, cái hồn của phóng sự, bút …; hoặc xa hơn là người làm BCTT có thể bị lung lay công việc?

PGS.TS Vũ Quang Hào: Các nhà khoa học, nhất là các nhà công nghệ phải tính tới yếu tố khả năng của AI có biết kể chuyện hay không. Bằng những gì tôi đọc và tìm hiểu được thì AI sẽ làm được, nghĩa là có thể kể được chuyện, viết được chân dung và vẫn thỏa mãn yêu cầu của báo chí. Tuy nhiên tôi vẫn lăn tăn ở chỗ có những chi tiết cần được hiểu theo nhiều nghĩa mà công chúng phải trải ngiệm, thẩm thấu, chiêm nghiệm thì mới hiểu được, chứ không đơn thuần là ngôn ngữ bề mặt, thì không biết liệu AI có vượt qua được chỗ này không, hay AI mới chỉ dừng lại từ bộ óc thông minh ấy xử lý các từ khóa của ngôn ngữ rồi chuyển dịch. Hai chuyện nó gần nhau nhưng vẫn có khoảng cách.

Hơn nữa, liệu AI từ một dữ liệu có thể tiếp cận nhiều góc nhìn khác nhau, đoán định góc nào mà ở lát cắt hiện tại công chúng đang thích, đang quan tâm hay không. Bởi vì để thu hút, thuyết phục được công chúng thì quan trọng là ở tư duy của người làm báo, người làm truyền thông, cái này nó hình thành trong quá trình tác nghiệp. Vậy thì AI có tư duy báo chí không hay chỉ dùng bộ óc công nghệ để xử lý dữ liệu. Hai việc này gần nhau nhưng khác nhau. Ngoài ra thì chúng ta cũng cần xét ở góc độ nhu cầu thị hiếu thông tin của công chúng, họ chỉ cần những sản phẩm báo chí từ công nghệ AI, hay chỉ từ truyền thống, hoặc từ sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
PGS.TS Vũ Quang Hào trong chuyến điền dã truyền thông dân tộc tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, năm 2004

PV: Như vậy thì dù gì ở Khoa Truyền thông sáng tạo, một khoa non trẻ với những bước đi mới mẻ, nơi ông giữ trách nhiệm điều hành thúc đẩy cũng sẽ có ít nhiều lo âu, trăn trở về phương thức đào tạo, giảng dạy, phải không ạ?

PGS.TS Vũ Quang Hào: Khi bắt tay hợp tác với Trường, dựa trên nhiều yếu tố như vốn liếng tích lũy, hình thành trong mấy chục năm giảng dạy, học hỏi, làm nghề, bám theo xu thế mới, tôi chủ động đề xuất với Nhà trường cần điều chỉnh chương trình đào tạo của ngành, sao cho đó phải là những môn học đúng lõi của ngành, cập nhật được xu hướng mới, sinh viên dễ học, dễ làm được sản phẩm, mà sản phẩm phải thông dụng và dễ có thu nhập, trong khi vẫn phải tuân thủ quy định, quy chế của Bộ và Trường. Mặt khác, việc tổ chức đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành, giảng viên thỉnh giảng, và đặc biệt là những chuyên gia là một việc rất lớn, không dễ dàng nhưng phải làm tốt bởi lo cho việc này chính là lo cho quyền lợi của sinh viên. Thú thật là tôi luôn chịu áp lực, gánh nặng và nỗi lo cho hàng nghìn sinh viên của khoa tôi.

Nhân đây, tôi có đôi lời mong mỏi, nhắn gửi đến những người học BCTT rằng, học ở giảng đường là đương nhiên, học ở thực địa (ở cơ quan báo chí) là bắt buộc; học thông qua các thiết bị hiện đại là đam mê; và học tư duy truyền thông thì phải tìm những người thầy thực chiến.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
PGS.TS Vũ Quang Hào và đồng nghiệp trẻ trong chuyến tập huấn tại Huế và Quảng Trị, năm 2013.

PV: Chúng ta chia sẻ về giảng dạy, truyền đạt, phễu lọc, thực chiến mà chưa đề cập tới những công trình sách khoa học mà Thầy đã công phu biên soạn?

PGS.TS Vũ Quang Hào: Viết sách, nhất là giáo trình, theo tôi là sứ mệnh của giảng viên đại học. Nó không chỉ là đam mê nghiên cứu, mà còn là công việc bắt buộc bởi không gì ngán ngẩm bằng sinh viên phải ngồi nhìn slide do giảng viên chép từ sách người khác.

Mấy chục năm giảng dạy và làm nghề, cũng là ngần đó năm tôi kiên nhẫn tích cóp tư liệu và tìm kiếm cách thể hiện khác biệt cho những tập sách của mình cũng như sách đồng tác giả. Đến nay tôi có tên ở 12 cuốn, 6 cuốn viết riêng và 6 cuốn làm chung. Trong đó 3 cuốn tay phải về BCTT mà tôi rất hài lòng và ưa thích, đó là cuốn Ngôn ngữ báo chí; Báo chí và Đào tạo báo chí Thụy Điển; Nghĩ đột phá cho Format báo chí. Nếu như cuốn Ngôn ngữ báo chí có sức sống, có tiêu chí vui mừng là xuất bản tới 7 lần với hàng chục nghìn bản và hầu hết khoa BCTT của các trường đều sử dụng làm giáo trình giảng dạy, thì cuốn Báo chí và Đào tạo báo chí Thụy Điển không đơn thuần là cuốn sách về báo chí nước ngoài mà nó còn rất đặc trưng về phương pháp đào tạo truyền thông của một trường phái báo chí hiện đại Bắc Âu, được chúng tôi dày công chắt lọc đưa về Việt Nam áp dụng một cách thích hợp và hiệu quả. Còn với cuốn Nghĩ đột phá Format báo chí dày 600 trang, trong đó trình bày hơn 200 trăm thiết kế báo chí ở cả 4 loại hình, thì lại là một kiểu công trình duy nhất có cho đến nay trong báo chí học ở nước ta. Nó đã và đang được nhiều cơ quan báo đài đưa vào sử dụng sản xuất.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
Cuốn sách "Nghĩ đột phá cho format báo chí" của PGS.TS Vũ Quang Hào

PV: Ông là Tiến sĩ lúc 35 tuổi, đến tuổi 40 là Phó Giáo sư, rồi là giảng viên cao cấp, với những nghiên cứu đóng góp nổi bật về ngôn ngữ truyền thông, thiết kế nội dung truyền thông. Ông có thể chia sẻ đâu là dấu ấn của cá nhân mình?

PGS.TS Vũ Quang Hào: 35 tuổi mới xong tiến sĩ là rất muộn. Với tôi, có hoàn cảnh riêng. Thi đỗ nghiên cứu sinh cũng là lúc tôi được tổng động viên lên cột mốc biên giới tỉnh Cao Bằng. Sau một thời gian ở đơn vị, Bộ Quốc phòng điều động tôi về Bộ làm chuyên môn và 5 năm sau mới được đi học sau đại học theo kết quả bảo lưu từ 1981.

Còn đối với tôi, dấu ấn và niềm vui lớn nhất đó là sự quý mến, tôn trọng của các thế hệ học trò và đồng nghiệp thực chiến ở hầu khắp các cơ quan đài, báo trên cả nước. Những lần gặp gỡ, những cái bắt tay, những khi ôn lại kỷ niệm thầy trò và đồng nghiệp cùng sản xuất, sau tháng ngày gặp lại mãi là giá trị rất đáng trân trọng. Tôi luôn biết ơn những Đài, Báo đã cho tôi đến làm việc.

Người thầy say sưa với sự nghiệp báo chí truyền thông
Ở tuổi 70, PGS.TS Vũ Quang Hào vẫn rong ruổi, say mê với sự nghiệp giảng dạy, thực hành BCTT tại TP. Hồ Chí Minh.

Dấu ấn và niềm vui khác, đó là lúc làm xong cuốn sách với cách thể hiện khác biệt, là khi thiết kế được những format sáng tạo. Còn niềm vui bây giờ tuy hiếm hoi nhưng vẫn có, bởi vẫn nghĩ được chút gì đó xung quanh cái gọi là sáng tạo nội dung số.

PV: Trân trọng cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Hào!

Lê Mạnh (thực hiện)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ngành Giáo dục Thanh Hóa chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngành Giáo dục Thanh Hóa chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Phát huy tinh thần "tương thân, tương ái", nhiều trường học tại Thanh Hóa đã chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 vừa qua.
Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Thanh Hóa xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh vùng lũ

Trước tình hình mưa lũ, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn số 13882/UBND-KHTC về việc hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Thanh Hóa làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ

Học sinh Trường THCS Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự làm video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Tin khác

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học
Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mặc dù chất lượng đầu vào tương đối thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tuy nhiên với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực
Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai
Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên
Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025
Hòa trong không khí rộn ràng cả nước vừa kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 5/9, Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai giảng năm học mới.

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa
Sáng 5/9, hoà trong không khí rộn ràng khai giảng năm học mới trên cả nước, các học sinh của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà đã nô nức đến trường trong màu cờ đỏ sao vàng, chào năm học mới 2024 - 2025.

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025
Sáng 5/9, trong không khí hân hoan, rộn ràng, hơn 900.000 học sinh tại Thanh Hóa đã nô nức đến trường khai giảng năm học mới 2024-2025.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới
Sáng 5/9, hòa chung không khí cùng với cả nước, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 926 nghìn học sinh đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024-2025.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B
Sáng 5/9, UBND quận Bình Tân tổ chức lễ khánh thành và khai giảng năm học 2024 - 2025 trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông B. Dự lễ có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy quận Bình Tân cùng với ban, ngành trong quận.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học” . Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”
Những ngày cuối tháng 8, trong sự háo hức và mong chờ một năm học mới của các em học sinh, vẫn còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đang canh cánh nỗi lo học phí, sách bút đến trường. Hướng đến tiếp bước giấc mơ đến trường cho các em học sinh, sinh viên nghèo, trang trại Làng Việt Nam thuộc Công ty TNHH Làng Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động khuyến học tại địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động...
Xem thêm
Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức giải đấu chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam

Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức giải đấu chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam

Được sự chấp thuận của Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An, chiều 27/9 giải Tennis báo chí chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam đã chính thức được khai mạc tại cụm sân Giao Tế, TP Vinh.
Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Tối 27/9, tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, điểm thi đua số 4 diễn ra tranh tài vòng sơ khảo của 6 đội tham dự Hội thi 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể, dân vũ trong Lực lượng vũ trang Thành phố với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng”, do Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh phát động theo kế hoạch số 4655/KH-BTL ngày 23/7/2024.
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Tà Súc (giai đoạn 3)

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Tà Súc (giai đoạn 3)

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (CCN) Tà Súc (giai đoạn 3), huyện Vĩnh Thạnh.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh.
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Phiên bản di động