Nghi Sơn ngày mỗi đổi thay (kỳ 3)

Để có được cái nhìn tổng thể, đầy đủ, khách quan về sự đổi thay trong đời sống của người dân bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai các dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, phóng viên Tạp chí Ngày mới online đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ UBND tỉnh Thanh Hoá. Ông Nguyễn Văn Thi từng có nhiều năm là Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá.

Kỳ cuối: Phấn đấu đến năm 2030, người dân Nghi Sơn ổn định về mọi mặt

PV: Sau hơn 20 năm triển khai xây dựng, đến nay, Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKT) đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của Thanh Hoá nói riêng và của đất nước nói chung. Vậy ngoài những mục tiêu mang tầm mô được đặt ra thì việc phát triển công nghiệp ở vùng đất nghèo khó này sẽ giải quyết bài toán nguồn sinh kế đối với hàng vạn người dân địa phương ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Thi: Xuất phát điểm là một vùng đất nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, đất đai nhiễm mặn, khô cằn, cây trồng khó thích nghi... Trước đây, người nông dân huyện Tĩnh Gia chủ yếu mưu sinh bằng nghề trồng lạc, canh tác lúa, nguồn thu nhập mang lại từ hai loại cây này rất thấp. Trong khi đó, hàng nghìn lao động khác kiếm kế sinh nhai bằng nghề đi biển nhưng thường phải đối diện với rủi ro rất cao. Do đó, đời sống của người dân cả vùng đất này thường xuyên ở trong cảnh nghèo khó.

Tuy nhiên, Chính phủ nhận thấy, vùng đất này có những lợi thế riêng về cảng biển, hiếm nơi nào ở khu vực phía Bắc của đất nước có được. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể biến vùng đất nghèo khó này thành thành trung tâm phát triển công nghiệp. Quyết tâm và làm được, hiện nơi đây đã trở thành khu kinh tế ven biển động lực của quốc gia; lấy lợi thế, thế mạnh là biển, cảng nước sâu để phát triển công nghiệp nặng, chế biến, chế tạo, logictic…

Khi thành lập KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các quy hoạch, kế hoạch đã được hiện thực hoá; từ cảng biển, hạ tầng giao thông cho đến các khu công nghiệp. Hàng loạt các nhà máy mọc lên, các tổng kho được xây dựng, hệ thống cảng biển nước sâu và đặc biệt là dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã chính thức đi vào vận hành vào cuối năm 2018. Sau khi Chính phủ lấy đất, đã chỉ đạo tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Thanh Hoá cũng đã quyết tâm xây dựng nhiều khu tái định cư đồng bộ về hạ tầng. Gần như toàn bộ xã Hải Yến với hàng nghìn hộ dân; một phần xã Hải Hà, Hải Thượng, Mai Lâm được di chuyển đến nơi ở mới. Nhà nước xác định và tập trung chỉ đạo đầu tư kiến thiết nơi đến phải tốt hơn nơi đi đối với bà con vùng dự án. Cùng với đó là sự đền bù thỏa đáng cho người dân, trước khi làm những việc này các ban ngành, đơn vị liên quan cũng lấy ý kiến đồng thuận từ phía người dân.

Rõ ràng, về điều kiện mọi mặt của nơi đi còn hạn chế, thiếu thốn thì những khu tái định cư thì được đầu tư khá hoàn chỉnh, ưu tiên từ điện, đường, trường, trạm, hạ tầng, thoát nước cho đến chợ, nghĩa trang… đều được đầu tư đồng bộ.

Nghi Sơn ngày mỗi đổi thay (kỳ 3)

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá

PV: Cùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng đáp ứng nguyện vọng đối với người dân vùng dự án thì việc đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho hàng vạn lao động ở Nghi Sơn được triển khai ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Thi: Cùng với phát triển hạ tầng, nhà đầu tư và chính quyền đã tạo điều kiện cho bà con khi đến nơi ở mới được đào tạo, chuyển đổi nghề từ nông, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, đi biển sang dịch vụ thương mại, công nhân, với thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định, chất lượng hơn, tiện nghi, tiện ích hơn. Không chỉ vậy, từ nguồn kinh phí thụ hưởng từ việc đền bù đất đai, bồi thường cơ sở vật chất, người dân còn dành dụm để gửi ngân hàng hoặc mở mang đầu tư kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, nên người dân rất tin tưởng vào Đảng, vào chính quyền.

Thực tế, khi KKT Nghi Sơn được hình thành đã tạo ra cơ hội việc làm rất lớn. Thế hệ trẻ đi học về cũng được làm việc ngay chính tại quê hương mình với mức thu nhập cao, ổn định, điều kiện kinh tế của bà con trở nên khá giả, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Ngoài ra, các dịch vụ phát sinh rất nhiều; từ người trồng rau, nuôi gà, làm nông nghiệp hay nuôi trồng thủy hải sản, du lịch dịch vụ đều có việc làm nhiều hơn, với thu nhập cao hơn, mức sống khá lên.

Năm 2018, KKT Nghi Sơn được Chính phủ mở rộng thêmhơn 106 nghìn ha; đến nay toàn bộ KKT gồm có 34 xã thuộc thị xã Nghi Sơn, 6 xã thuộc huyện Như Thanh và Nông Cống. KKT mở rộng đã và đang tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới cho người dân Thanh Hóa, khu vực Bắc Trung Bộ, kể cả những thành phố lớn. Chúng ta có thể khẳng định rằng, đến thời điểm này, cuộc sống của người dân Nghi Sơn ngày càng trở nên giàu có, thịnh vượng.

PV: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết bài toán sinh kế đối với cư dân bản địa, trong đó bao gồm cả những người yếu thế. Ông nhận định như thế nào về công tác an sinh của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn?

Ông Nguyễn Văn Thi: Tôi đánh giá cao sự hợp tác, phối hợp, sự chia sẻ của Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong việc thực hiện các dự án an sinh xã hội,họ làm rất tốt công việc này. Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã rất cẩn trọng, chuyên nghiệp trong việc phối hợp với đơn vị tư vấn nước ngoài chuyên về vấn đề làm cộng đồng, làm chính sách, đặc biệt là an sinh xã hội; trong đó có đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, giới thiệu việc làm, ưu tiên tạo cơ hội việc làm cho con em trong vùng dự án…

Từ năm 2012 đến nay, Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các nhà thầu của dự án làm rất tốt việc hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Họ muốn góp phần xây dựng một cộng đồng phát triển phồn thịnh, đồng hành cùng dự án. Để hỗ trợ người dân, Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã xây dựng và duy trì một kênh giao tiếp hai chiều, qua đó chia sẻ với cộng đồng các thông tin về dự án và lắng nghe những phản hồi đóng góp của bà con. Đó là việc hỗ trợ người dân nhường đất cho dự án để thành lập 25 câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau tại cộng đồng. Hiện 25 câu lạc bộ này đang làm rất tốt các vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng thu nhập, giúp đỡ những người thiếu may mắn trong cộng đồng.

PV: Bên cạnh những mặt tích cực, có thể còn một bộ phận nhỏ người dân tái định cư đang gặp phải những khó khăn, trở ngại. Xin ông có thể cho biết tỉnh Thanh Hoá cũng như Ban quản lý KKT Nghi Sơn đã quan tâm, giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn ra sao?

Ông Nguyễn Văn Thi: Người dân vùng dự án đã phải hy sinh nhường đất của ông cha đã sinh sống hàng nghìn năm cho KKT Nghi Sơn, đó là sự hy sinh không hề dễ dàng. Nhất là khi di chuyển đến khu tái định cư, ngoài việc gìn giữ những nét văn hoá truyền thống, họ phải thay đổi để thích nghi với phong tục tập quán tại nơi ở mới; cũng như thay đổi cách thức làm ăn, nghề nghiệp khiến một bộ phận tâm tư, đặc biệt là những người cao tuổi. Đồng thời, đang từ cuộc sống tự do, giờ sống trong môi trường công nghiệp, người dân buộc phải học hỏi nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn để thích nghi với môi trường mới. Những điều này cũng mang lại áp lực không nhỏ đối với cuộc sống của bà con. Tuy nhiên, để đạt được những nhiệm vụ lớn hơn, bà con vùng đất này đều rất chia sẻ với chủ trương lớn của Nhà nước và từng bước, họ đang thích nghi rất tốt với môi trường mới.

Những năm tới, KKT Nghi Sơn còn tiếp tục phát triển, tỉnh Thanh Hóa còn thu hút nhiều dự án lớn về đây nên việc di dân vẫn tiếp tục diễn ra và những ảnh hưởng trong quá trình giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân, tái định cư là không tránh khỏi. Song các công việc này được tỉnh Thanh Hoá làm rất tốt trong những năm qua. Đó là tiền đề, kinh nghiệm đúc rút và là cơ sở để Thanh Hoá tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, giúp cho người dân vùng dự án có cuộc sống thực sự ấm no, hạnh phúc để phấn đấu đến năm 2030, Nhân dân vùng đất Nghi Sơn sẽ ổn định về mọi mặt và phát triển bền vững.

Nghi Sơn ngày mỗi đổi thay (kỳ 3)

Một góc cầu cảng Nghi Sơn

PV: Cuối cùng, xin ông có thể chia sẻ một vài kỷ niệm của bản thân trong quá trình công tác tại Nghi Sơn đối với bà con vùng dự án?

Ông Nguyễn Văn Thi: Trong 5 năm công tác và giữ cương vị là người đứng đầu Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hoá, tôi đã đặt chân đến tất cả các địa phương, thậm chí xuống tận từng thôn xóm để gặp gỡ, trò chuyện, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân. Mình gần gũi, chia sẻ khó khăn, lắng nghe ý kiến của của bà con mới kịp thời tháo gỡ những khúc mắc, đảm bảo quyền lợi cho người dân, qua đó động viên Nhân dân đồng hành với những gì Nhà nước đang triển khai thực hiện vì sự phồn thịnh của đất nước.

Bên cạnh đó, tôi thường xuyên đồng hành cùng nhiều gia đình nghèo khó, thiếu may mắn bằng nhiều cách, thậm chí xây dựng được hàng trăm căn nhà tình nghĩa với nguồn kinh phí của bản thân và huy động từ các mạnh thường quân chung tay đóng góp. Trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, nhiều trường hợp người dân và chính quyền chưa tìm được tiếng nói chung; tôi đã trực tiếp gặp gỡ, động viên giải thích cho người dân để họ hiểu, tin tưởng và ủng hộ mình. Tôi nghĩ,cán bộ cứ làm việc một cách công tâm, khách quan, có trách nhiệm với Nhân dân, tôi tin như vậy chắc chắn Nhân dân sẽ luôn luôn ủng hộ việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ to lớn của Đảng, Nhà nước đề ra.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đinh Huê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.
Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Tin khác

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng
Con đường từ trung tâm phố huyện Cẩm Khê dẫn chúng tôi về thăm Ngô Xá vào một ngày nắng đẹp, thấy người người, nhà nhà vui mừng, phấn khởi trong không khí khẩn trương, sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. Chạy dọc hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang, hàng quán mọc lên san sát, kẻ mua người bán tấp nập làm cho không khí ở cái làng quê này trở nên nhộn nhịp hơn, và đang hình thành dáng dấp một thị tứ trong tương lai. Đó là thành quả từ sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An
Trong dịp tổ chức các hoạt động về nguồn tại Nghệ An, Sáng 4/11/2023, Đoàn cán bộ, viên chức Vietcombank Tây Sài Gòn đến thăm hỏi, tặng quà, tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An ( thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngư Thôn- Đại Bản thuộc xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích trên 182 ha, với số dân là 1.882 nhân khẩu. Làng Ngưa Thôn – Đại Bản là một vùng quê chiêm trũng, nhân dân đa phần sống bằng nghề nông nghiệp thuần túy. Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân trong làng đã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng quê văn minh giàu đẹp.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện nông thôn mới

Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện nông thôn mới
Huyện Ninh Sơn có diện tích đất nông nghiệp 68.736 ha/77.164 tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 89,07%. Ngành nông nghiệp huyện Ninh Sơn đã được quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhiều loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025, Ninh Sơn trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Xem thêm
Những chính sách mới tạo động lực cho thị trường bất động sản Khánh Hoà bứt phá

Những chính sách mới tạo động lực cho thị trường bất động sản Khánh Hoà bứt phá

Từ cuối năm 2023, thị trường bất động sản Khánh Hoà có nhiều dấu hiệu phục hồi, khi tổng giá trị các giao dịch tăng nhẹ nhờ vào những tác động tích cực của ngành du lịch và hàng loạt dự án giao thông kết nối liên vùng đang được triển khai. Cùng với đó, một số dự án vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án tái khởi động tạo đà cho thị trường bứt phá trong năm 2024.
Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: Hành trình xanh vì cộng đồng

Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: Hành trình xanh vì cộng đồng

Sáng 17/3, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, cùng các đơn vị phối hợp tổ chức Lễ ra quân ngày chủ nhật xanh, với các hoạt động thiết thực tại phường Thới An, quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa: Trúng gói thầu giao thông 181 tỷ đồng thuộc Liên danh Hoàng Tuấn - Tuấn Linh

Thanh Hóa: Trúng gói thầu giao thông 181 tỷ đồng thuộc Liên danh Hoàng Tuấn - Tuấn Linh

Đó là gói thầu số 08 Thi công xây dựng (phần giao thông + kè phòng hộ) + bảo hiểm công trình thuộc Dự án Đường giao thông từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.
Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Mới đây, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Trường Đại học Trưng Vương.
Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Năm học 2023-2024, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa), có thêm nhiều niềm vui, động lực tiếp tục cống hiến cho giáo dục của thành phố.
Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Năm 2024, Trường ĐH Hồng Đức tuyển sinh thêm 4 ngành mới gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế nông nghiệp, Huấn luyện thể thao, Quản lý xây dựng.
Phiên bản di động