Nghệ nhân mê sáng tác tranh Bác Hồ

Thăm gian hàng triển lãm tranh ghép gỗ mĩ nghệ Dzũng Lan tại Hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (tổ chức tại TP Đà Nẵng), người xem không khỏi trầm trồ thán phục trước khoảng 100 bức tranh bút lửa và mĩ nghệ ghép gỗ tinh xảo của vợ chồng nghệ nhân Dzũng - Lan (trú tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).

Tiếp chúng tôi trong gian trưng bày, ông Ngô Hữu Dũng cho hay, ông sinh ra tại TP Đà Nẵng, nhưng năm 13 tuổi đã theo gia đình đi xây dựng kinh tế mới ở Krông Ana (Đắk Lắk). Ngày đó, thôn Phước Tường, thuộc xã Hòa Phát (Hòa Vang - TP Đà Nẵng) là miền quê êm ả, thanh bình với cánh đồng lúa chín vàng óng ả. Tuổi thơ của ông gắn liền với những ngày chăn trâu, cắt cỏ. Khi vào Tây Nguyên lập nghiệp, ông mới cảm nhận hết vẻ đẹp của quê hương. Bởi thế, hình ảnh miền quê thanh bình, sắc màu văn hoá truyền thống trong các lễ hội của Tây Nguyên đã trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm của ông.

Bà Trương Thị Lệ Lan (vợ ông Dũng) cho biết: “Nguyên liệu để làm tranh đều là gỗ quý như cà te, cẩm lai, hương, mít... Nhiều người trong quá trình chỉnh trang, xây dựng đã bỏ lại những gốc cây khô. Thấy tiếc, chúng tôi xin về và phát hiện chúng có vẻ đẹp rất lạ. Từ những khúc gỗ vô tri ấy, chúng tôi đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc…”.

Ông Dũng sáng tác bằng bút lửa.
Ông Dũng sáng tác bằng bút lửa.

Theo bà Lan, làm tranh ghép gỗ phải trải qua nhiều công đoạn, nhưng khó nhất vẫn là khâu tạo hình. Trước hết phải vẽ hình trên gỗ rồi cưa, cắt, đục để lấy hình vẽ ra, sau đó mài, gọt, giũa để tạo các hoa văn, họa tiết, rồi mới sơn màu, phun dầu bóng, dán lên miếng gỗ nền. Do sử dụng màu tự nhiên của gỗ nên các bức tranh luôn tươi tắn. Hiện tranh của cơ sở Dzũng Lan được tiêu thụ khá mạnh ở khu vực Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh. Nhiều Việt kiều về thăm quê cũng tìm đến mua tranh về làm quà cho người thân.

ông Dũng cho hay: “Tuỳ theo hình thức tấm gỗ mà chúng tôi đưa nội dung vào, như các bức Mã đáo thành công, Phước lộc thọ, Ngọa hổ tàng long, Bộ tứ linh…”. Có thể thấy, tranh do ông Dũng tạo ra thể hiện nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên. Đó là hình ảnh sơn nữ Ê Ðê trong bức “Suối ngàn” có mái tóc đen dài và bộ ngực trần thanh thoát; cặp voi trong bức “Chiều buôn nhỏ” với người quản tượng mình trần, đóng khố, dáng dấp phong trần gió bụi trên lưng voi đang ung dung về làng...

Đặc biệt, ông Dũng rất say mê sáng tác những tác phẩm có chân dung Bác Hồ kính yêu, bởi như ông lí giải, Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, người Thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Cụ thể như các tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Người ngồi đó với cây chì đỏ, vạch đường đi từng phút từng giờ”, “Ngày xưa vua Hùng có công dựng nước”…Tâm sự với chúng tôi, ông Dũng cho hay, ngay từ nhỏ đã mê xem tranh, xem sách về Bác Hồ, những hình ảnh về Bác đã thấm sâu vào máu thịt nên khi lớn lên, đeo đuổi nghề mỹ thuật, ông thể hiện tranh Bác Hồ rất sinh động và có thể vẽ Bác Hồ rất giống mà không cần nhìn ảnh mẫu.

Còn nhớ, năm 2010, ông Ngô Hữu Dũng được Ban Chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tặng Bằng chứng nhận đạt “Danh hiệu sản phẩm thủ công mĩ nghệ tinh hoa làng nghề 2010”. Không kém chồng, năm 2011, bà Trương Thị Lệ Lan cũng đạt danh hiệu tương tự. Năm 2017, nghệ nhân Ngô Hữu Dũng (cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ Dzũng Lan) được Ban Tổ chức “Hội chợ triển lãm Làng nghề Việt Nam - 2017” tại TP Hồ Chí Minh trao tặng Giấy chứng nhận đạt danh hiệu “Sản phẩm Làng nghề thẩm mĩ, chất lượng và bản sắc 2017” cho sản phẩm “Chiều buôn nhỏ”.

Không chỉ yêu nghề, ông Dũng còn truyền nghề cho rất nhiều em nhỏ nơi đây. “Năm năm qua, cơ sở chúng tôi đã đào tạo miễn phí cho 30 em thiếu niên ở TP Đà Nẵng và tỉnh Đắk Lắk về nghề thủ công mĩ nghệ, hiện các em đã có tay nghề vững để dòng tranh ghép gỗ không bị mai một”, ông Dũng cho hay.

Hiện nay, để “lấy ngắn nuôi dài”, cơ sở Dzũng Lan nhận chế tác các tranh ảnh mĩ thuật bằng gỗ, tranh mĩ nghệ ghép gỗ, tranh bút lửa, quà lưu niệm tân gia, cưới hỏi, sinh nhật…Để đáp ứng nhu cầu của khu vực “quê hương”, ông đang mở cơ sở 2 tại K36/ 47 Lý Thái Tông (Thanh Khê - TP. Đà Nẵng). Điều đáng nói là các “nghệ nhân chân đất“ này chưa hề qua trường lớp mĩ thuật, điêu khắc, chạm trổ nào.

Tiên Sa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm

Nữ Trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm

Làm trưởng thôn, công việc thường dành cho những đàn ông, song bà Hoàng Thị Hẹn, 60 tuổi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Trung, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng, được bà con tin mến.
Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Cụ Nguyễn Cảnh Loan, ở khu phố 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm nay 87 tuổi, vinh dự được Ban Tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mời dự buổi “Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu CCB, cựu TNXP” tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng

Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…
Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.
Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.

Tin khác

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai
Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Bà Nguyễn Thị Thạnh, hội viên Hội NCT khối Phúc Lộc, phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An là gương điển hình luôn tâm huyết với công tác Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Bà xứng đáng là phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nổi tiếng về sự hiếu học của xứ Thanh. Mảnh đất này còn được biết đến với tên gọi là làng khoa bảng, làng tiến sĩ của Thanh Hóa. Trong các triều đại phong kiến, xã Hoằng Lộc đóng góp 12 vị tiến sĩ, trong đó có 7 tiến sĩ được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chuyện về ông Chín mắm

Chuyện về ông Chín mắm
Người dân ở thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thường gọi ông Lê Văn Chín với cái tên thân thương như vậy. Ông không chỉ là người được bà con huyện đảo tin yêu, quý trọng vì những đóng góp cho công việc chung, mà bởi ông còn rất giỏi nghề làm mắm.

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết
Đã 75 tuổi, song ông Nguyễn Văn Ngôn, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Trực Ninh vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trước mọi công việc của Hội, góp phần đưa phong trào thi đua của Hội Cựu TNXP huyện Trực Ninh được xếp vào tốp đầu của tỉnh Nam Định.

Giàu lên từ trồng cam

Giàu lên từ trồng cam
Cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phương, 70 tuổi, thôn Khe giáo, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là người tiên phong trồng cam có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động địa phương.
Xem thêm
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Sáng 11/4, tại TP Hà Nội, Hội NCT Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Sài Gòn tổ chức Lễ kí kết Chương trình hợp tác “Sáng mắt sáng cả niềm tin”.
Phát huy tốt vai trò NCT trong xây dựng khu dân cư văn hóa

Phát huy tốt vai trò NCT trong xây dựng khu dân cư văn hóa

Nhiều năm qua, Hội NCT huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên khích lệ, phát huy vai trò hội viên xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu; giữ gìn kỉ cương, giáo dục đạo đức lối sống, cách đối nhân xử thế, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con cháu.
Triển khai tổ chức Hội nghị Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc

Triển khai tổ chức Hội nghị Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc

Nhân kỉ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và BĐD Hội NCT thành phố về tổ chức hoạt động hỗ trợ phụ nữ cao tuổi trên địa bàn giai đoạn 2022-2027, ngày 5/4/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phối hợp BĐD Hội NCT thành phố ban hành kế hoạch số 05 về việc phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc (Hội nghị).
Tích cực tham gia các phong trào, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Tích cực tham gia các phong trào, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Nhiều năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nêu gương trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm NCT trên mọi mặt đời sống xã hộ
Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Năm nay 64 tuổi, tham gia công tác thôn Liên Minh, xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ năm 2016, đến năm 2020, bà Nguyễn Thị Thuỷ đã được bà con thôn Liên Minh bầu làm Trưởng thôn. Suốt 4 năm qua, với tinh thần, trách nhiệm của một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên Hội NCT, bà Thuỷ đã luôn năng động, nhiệt tình, xây dựng thôn Liên Minh phát triển về mọi mặt.
Tận tụy với việc công

Tận tụy với việc công

Không chỉ bà con Nhân dân địa bàn dân cư mà cả hội viên Hội NCT, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) đều nói về ông như vậy. Ông là Vũ Văn Phúc, Tổ trưởng dân phố kiêm Chi hội trưởng Hội cựu TNXP và Chi hội phó Chi hội NCT khu dân cư 16, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Ông Nguyễn Đình Thường, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào và công tác Hội NCT. Những cống hiến của ông góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được các cấp, các ngành và hội viên ghi nhận, đánh giá cao. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đình Thường. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện…
Phiên bản di động