Mười năm lấy chồng, vợ tôi chưa một lần dám xin về ngoại ăn Tết

Có lẽ nhờ sự nín nhịn, hy sinh đó của vợ, gia đình tôi mới giữ được êm ấm, yên bình suốt bao năm nay.

Chúng tôi kết hôn vào năm 2011. Cuộc hôn nhân này không được gia đình tôi tán thành. Lý do mẹ tôi đưa ra là quê vợ quá xa (hai gia đình cách nhau 200km). Bà chỉ thích con dâu ở gần để sau này các dịp lễ, Tết hai bên thông gia không phải đi lại xa xôi, vất vả để thăm hỏi nhau.

Nhưng theo tôi biết, gia cảnh cô ấy nghèo khó mới chính là lý do khiến mẹ tôi không vừa lòng. Trong khi gia đình tôi có cửa hàng kinh doanh nội thất, làm ăn phát đạt thì bố mẹ vợ tôi chỉ làm nông nghiệp.

Họ rất vất vả để nuôi 4 con ăn học. Mẹ tôi nói, mẹ không chê gì nhà nghèo khó nhưng “mây tầng nào gió tầng đó”, hai gia đình quá cách biệt nhau về kinh tế sẽ dẫn đến suy nghĩ, quan điểm sống và văn hóa cũng khó hòa hợp. Tuy nhiên vì vợ tôi có thai trước, bà đành phải xuống nước đón con dâu và cháu nội về.

Sau khi cưới, vợ chồng tôi dọn về sống cùng bố mẹ chồng. Bố mẹ tôi sắm sửa mọi thứ từ A đến Z cho chúng tôi. Ông bà còn mua cho tôi chiếc xe ô tô để tiện đi lại. Hai vợ chồng cũng làm tại công ty gia đình tôi. Hàng tháng, bố mẹ trả cho chúng tôi một khoản lương cố định để tiêu xài, còn lại do bà giữ. Sau này, gia sản ông bà cũng để lại cho vợ chồng tôi vì tôi là con trai một. Em gái tôi đã lấy chồng và sang nước ngoài định cư.

Mười năm lấy chồng, vợ tôi chưa một lần dám xin về ngoại ăn Tết

Từ ngày về làm dâu, vợ tôi biết mẹ chồng không ưa mình nên luôn cố gắng để làm hài lòng cả nhà chồng. Từ việc nấu ăn đến chăm con, mua sắm trong nhà… cô ấy đều nghe theo lời mẹ chồng. Vì vậy, dù mẹ tôi khó tính nhưng trong gia đình cũng chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xích mích lớn.

Ông bà ngoại ở xa nên vợ ít khi về quê. Thêm vào đó, mỗi lần vợ xin về, mẹ tôi không vui. Bà nói, ông bà ngoại làm nông nghiệp thì chẳng bận rộn gì nhưng nhà tôi làm kinh doanh thì không bao giờ hết việc. “Mỗi ngày, nhà nông nghỉ việc thì chỉ mất vài trăm nghìn nhưng một ngày, nhà này đóng cửa thì thiệt cả đống tiền”, một lần mẹ tôi nói vậy khi vợ tôi thỏ thẻ xin cho cháu về ngoại ăn giỗ.

Thấy mẹ nói cũng hợp lý nên tôi động viên vợ chịu khó ở lại phụ gia đình làm ăn. Đương nhiên vào mỗi dịp Tết, chúng tôi đều ăn Tết nhà nội. Đó như một luật bất thành văn. Vào Tết Dương lịch, tôi sẽ đánh ô tô đưa vợ và con về ngoại chơi khoảng 3 ngày. Sau đó, gần Tết âm, vợ tôi sắm sửa đồ và chuyển ít tiền cho nhà ngoại sắm Tết.

Sau khi lo các bữa cúng ở nhà tôi, ngày mùng 4 Tết, vợ chồng tôi lại đi xe về chúc Tết ông bà ngoại. Nhưng có năm tôi bận các cuộc nhậu, vợ và con lại phải bắt xe khách về ngoại.

Tôi tưởng như thế đã là chu đáo và đầy đủ với nhà ngoại nhưng lòng vợ tôi lại nghĩ khác. Năm ngoái, tôi vô tình nghe cô ấy gọi điện cho chị gái và khóc. Trong điện thoại, vợ tôi nói, nhớ cái Tết ở quê đầm ấm bên cha mẹ và các anh chị em. Bao năm ở nhà chồng đầy đủ sung túc nhưng cô ấy vẫn thấy tủi thân. Cũng vào đợt năm ngoái, bố vợ tôi ốm vì vậy cô ấy càng buồn.

Tôi khuyên vợ cứ mạnh dạn xin mẹ chồng về quê ăn Tết 1 năm. Vợ tôi sợ mẹ chồng phật ý nên không dám nói. Cuối cùng, cô ấy nghĩ ra một cách - nói bóng gió với mẹ chồng là “Chị A., chị B. bạn con năm nay được về nhà ngoại đón Tết”. Tưởng mẹ chồng thấu hiểu. Nào ngờ, mẹ tôi lại mắng con dâu té tát. Bà nói, về nhà chồng không biết đã làm được gì cho nhà chồng chưa mà lúc nào cũng chỉ lo vun vén và chăm chăm chạy về nhà ngoại.

“Thuyền theo lái, gái theo chồng”, phận con dâu ba ngày Tết không được để bếp nhà chồng nguội lạnh…

Suốt 1 tiếng đồng hồ, mẹ tôi răn dạy, vợ tôi chỉ im lặng ngồi nghe. Hôm đó, tôi không có nhà, chỉ nghe người làm kể lại như vậy. Lúc tôi về, cô ấy đóng cửa phòng nằm khóc. Tôi cũng thương vợ nhưng không muốn không khí gia đình căng thẳng nên đành an ủi cô ấy cố gắng vượt qua nỗi nhớ nhà, chu toàn cho việc nhà chồng.

Vì vậy năm nay là năm thứ 10 vợ tôi về nhà chồng nhưng cô ấy chưa một lần dám xin về quê ngoại ăn Tết.

Biết cứ mỗi Tết đến xuân về, cô ấy sẽ chạnh lòng nhưng tôi nghĩ, đã là tục lệ thì thật khó để thay đổi một sớm một chiều…

Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...
Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Trong 45 điểm di tích của quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, phải thêm nhiều ngày nữa mới thăm hết. Nhưng dù chỉ đến được một vài di tích, tất cả đã là tượng đài vinh quang và hùng tráng mãi mãi sống cùng những người cao tuổi chúng tôi…

Tin khác

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Đặc công Hải quân 126, là người trực tiếp chỉ huy Đội 1 tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa ngày 29/4/1975. Nhìn lại chiến thắng của 50 năm trước, ông nói, chiến thắng đó đã ngời lên khí phách Trường Sa.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh
Chiều 29/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH vận tải hành khách Trung Nga thăm, tặng quà cho 20 CCB nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“50 năm vang mãi bản hùng ca”

“50 năm vang mãi bản hùng ca”
Gần đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh trở nên đông đúc hơn bởi dòng người từ khắp nơi đổ về đây để tham quan, chiêm nghiệm và cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của dân tộc thông qua cuộc triển lãm có chủ đề: “50 năm vang mãi bản hùng ca”.

TP Hồ Chí Minh: Từ “xé rào” đến trung tâm kinh tế lớn nhất nước

TP Hồ Chí Minh: Từ “xé rào” đến trung tâm kinh tế lớn nhất nước
Trong thời điểm cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đất nước vươn mình, trong mô hình tăng trưởng mới, TP. Hồ Chí Minh lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, lấy kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp FDI) làm động lực phát triển.

“Đất 9 Rồng” khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng

“Đất 9 Rồng” khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng
Dòng sông Mekong huyền thoại chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 2 nhánh sông Tiền và Hậu và đổ ra biển bằng 9 cửa sông nên người đời gọi là Cửu Long hay vùng “Đất 9 Rồng”. Các dòng sông đã mang phù sa bồi đắp cho châu thổ Cửu Long màu mỡ ruộng đồng tươi tốt, cây lảnh trái ngọt, tôm cá đầy ghe… Qua nửa thế kỷ độc lập thống nhất nước nhà, “Đất 9 Rồng” đã vươn vai làm nên kỳ tích lịch sử đưa Việt Nam từ đói nghèo thiếu gạo ăn trở thành nước xuất khẩu gạo top đầu thế giới… Hôm nay, “Đất 9 Rồng” đang ra sức xây dựng hạ tầng cơ sở từ đô thành đến nông thôn, mở đường lớn… với khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng.

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản
Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng

Hai cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ trở thành‘biểu tượng’ của làng
Với tuổi đời hơn 600 năm, hay cây thị cổ ở Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vẫn đơm hoa kết trái đều đặn, khi quả chín tỏa hương thơm ngát khắp vùng quê.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An

"Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025" tại Khu Công nghiệp Trung An
Tối 10/1, tại Khu Công nghiệp Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng Ất Tỵ 2025”.

Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm
Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam
Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Phiên bản di động