Câu lạc bộ trái tim người lính phương Nam: Nơi hội tụ những tấm lòng nghĩa khí

Xã hội 28/02/2025 13:15
Sáng 28/2/2025, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố 3 dự án Luật vừa được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua ngày 17/2/2025, bao gồm: Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Đột phá mang tính lịch sử
Luật Tổ chức Chính phủ được xây dựng trng bối cảnh đặc biệt của đất nước và được sửa đổi cùng thời điểm trong tổng thể chùm các Luật về tổ chức bộ máy, bám sát chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu thực tiễn đặt ra về tổ chức, hoạt động của Chính phủ, với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đồng thời, xác định Luật này là Luật gốc của nền hành chính Nhà nước, làm cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động của Chính phủ, trong đó quy định những nguyên tắc chung về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, làm căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các luật chuyên ngành, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Luật được thiết kế ngắn gọn, gồm 5 chương, 32 điều, có hiệu lực từ 1/3/2025.
![]() |
Họp báo tại Văn phòng Chủ tịch nước, sáng ngày 28/2/2025. |
Lần đầu tiên tại Luật Tổ chức Chính phủ có quy định các điều, khoản về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, ủy quyền, là căn cứ pháp lý quan trọng mang tính nguyên tắc để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp; mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương.
Về một số điểm mới, Luật đã giải quyết được mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống bộ máy Nhà nước, giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ quan thực hiện quyền lập pháp, tư pháp. Thông qua việc xác định rõ mối quan hệ này, Luật xác định rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, bảo đảm cho Chính phủ chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, điều hành và thống nhất quản lý nền hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Luật cũng đã làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương; làm nổi bật nhiệm vụ của Thủ tướng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Các quy định cũng làm rõ thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ và với tư cách là thành viên Chính phủ.
Trong đó, các quy định của luật đề cao trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực theo phân công của Chính phủ.
Với tư cách này, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Việc phân định rõ trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ tạo điều kiện để tăng cường trách nhiệm của bộ trưởng trong quy chế làm việc của Chính phủ, không đẩy trách nhiệm quyết định các vấn đề cụ thể thuộc ngành, lĩnh vực lên Thủ tướng quyết định như hiện nay.
Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm
Luật Tổ chức Chính phủ đã làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với chính quyền địa phương thông qua các nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, bảo đảm bám sát phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” tạo cơ chế giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa trung ương và địa phương trong điều kiện hệ thống thể chế chưa được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất, đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách, Luật Tổ chức Chính phủ có quy định điều khoản chuyển tiếp, giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn và quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đang được quy định trong các văn bản khác để thống nhất áp dụng.