‘Hiến kế’ để làm lành mạnh thị trường tài chính, phục hồi nền kinh tế

Cuộc sống trở lại bình thường, chương trình phục hồi kinh tế được triển khai, nền kinh tế vẫn có khả năng tăng trưởng GDP đạt 6,5%. Tuy nhiên trong bối bảnh bất ổn tài chính, GS TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cho rằng: Sức ép lạm phát tăng cao, dư địa chính sách không còn nhiều cần phải có những giải pháp chính sách phù hợp.
Cơ quan chức năng đã xử nghiêm việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu sai quy định; cá nhân thao túng chứng khoán để làm trong sạch thị trường. Ảnh: CTV.
Cơ quan chức năng đã xử nghiêm việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu sai quy định; cá nhân thao túng chứng khoán để làm trong sạch thị trường. Ảnh: CTV.

Bất ổn của thị trường tài chính

Theo Bộ Tài chính, thị trường vốn tại Việt Nam đã vận hành đầy đủ các cấu phần, bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Quy mô của thị trường vốn tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016 - 2021. Hiện, quy mô thị trường vốn đạt 134,5% GDP năm 2021, gấp 3,5 lần quy mô năm 2015; trong đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tương đương 93,8%GDP; quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7%GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và trái phiếu doanh nghiệp - TPDN là 14,2% GDP).

Tuy nhiên thời gian qua, vụ việc Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu không đúng quy định và những vụ việc thao túng thị trường chứng khoán (TTCK) của Chủ tịch Công ty FLC hay Công ty chứng khoán Trí Việt... đã cho thấy những cảnh báo về bất ổn vĩ mô và bất ổn trong hệ thống tài chính.

Báo cáo nghiên cứu kinh tế thường niên “Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19” của NEU lưu ý: Kinh tế vĩ mô cũng như hệ thống tài chính của Việt Nam đang đối diện với nhiều rủi ro bất ổn với những nguy cơ gia tăng lạm phát, nợ xấu, "bong bóng" bất động sản và chứng khoán.

PGS TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Quản lý Khoa học của NEU cho biết: “Về rủi ro bất ổn tại khu vực tài chính tiền tệ, mối quan tâm lớn nhất hiện là thị trường nợ. Thị trường TPDN Việt Nam, tính tỷ lệ trên GDP không lớn so quốc gia khác nhưng lại có rủi ro vì 40% trái phiếu phát hành là của doanh nghiệp bất động sản. Không chỉ quy mô phát hành tăng cao, lãi suất TPDN bất động sản cũng lên tới 12 - 13%/năm”.

Theo ông Tô Trung Thành, gần 30% TPDN bất động sản không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu nên chất lượng tài sản bảo đảm kém, mức độ rủi ro lớn. 80% giá trị trái phiếu phát hành thuộc về doanh nghiệp chưa niêm yết. Do đó, khả năng tiếp cận thông tin, tính minh bạch của doanh nghiệp rất hạn chế, mập mờ thông tin trong sử dụng dòng tiền, như trường hợp của Tân Hoàng Minh, dẫn đến đẩy rủi ro cho người mua. Không chỉ vậy, Việt Nam hiện thiếu vắng thông tin xếp hạng tín nhiệm trên thị trường phát hành nợ.

Theo NEU, những rủi ro trên của thị trường TPDN có nguy cơ lây chéo cho ngân hàng và công ty chứng khoán vì 74% trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản do ngân hàng và công ty chứng khoán thuộc ngân hàng nắm giữ.

Bản thân TTCK cũng tồn tại những rủi ro, bất ổn, thể hiện ở mức độ nhà đầu tư cá nhân mới, thiếu hiểu biết thị trường tăng kỷ lục. Số lượng doanh nghiệp niêm yết ít, gây mất cân đối cung cầu trong khi chất lượng không đồng đều. Tình trạng thao túng giá cổ phiếu có dấu hiệu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến niềm tin và tính minh bạch thị trường. Rủi ro "bong bóng" của thị trường ngày càng rõ khi tỷ lệ vay ký quỹ/vốn chủ sở hữu ở mức 130%. Những bất ổn của khu vực tài chính tiền tệ như: Chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu tăng, TTCK chưa thực sự lành mạnh... sẽ có tác động ngược trở lại các khu vực khác, đặc biệt ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế.

Hướng tới thị trường tài chính minh bạch

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thời gian tới, cơ quan quản lý tiếp tục duy trì theo hướng đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tập trung vào một số giải pháp chính như:

Đối với thị trường cổ phiếu, Bộ Tài chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết trên TTCK; tăng cường tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên thị trường. Trước mắt tập trung triển khai các giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và TTCK vượt qua các khó khăn do dịch bệnh COVID-19 như: Cắt giảm thủ tục hành chính, điều chỉnh giảm giá dịch vụ, các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán trong bối cảnh dịch bệnh; triển khai các giải pháp đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt.

Đối với thị trường trái phiếu Chính phủ: Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đảm bảo huy động nguồn lực triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. “Phát triển thị trường TPDN theo hướng bền vững để trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, trong đó tập trung phát triển thị trường thứ cấp minh bạch, xây dựng chuẩn mực thị trường, tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ”, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Bộ Tài chính sẽ khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi quy định về phát hành TPDN riêng lẻ tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo hướng siết chặt một cách hợp lý, quản lý chặt chẽ các công ty chứng khoán tư vấn phát hành; các doanh nghiệp yếu kém không được phát hành; thu hẹp lại mục tiêu huy động trái phiếu chỉ phục vụ cho việc đầu tư triển khai dự án; doanh nghiệp sau khi phát hành phải thông báo ngay cho Sở Giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thường xuyên có công bố thông tin về việc sử dụng tiền từ huy động trái phiếu....Bộ Tài chính cũng sẽ kiến nghị Chính phủ để trình Quốc hội rà soát tổng thể các quy định tại Luật Chứng khoán bao gồm phạm vi phát hành ra công chúng, phát hành riêng lẻ, khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán và các quy định về xử lý vi phạm trên TTCK.

"Đề nghị cần xem xét TPDN bất động sản như một khoản nợ bất động sản dưới chuẩn, áp dụng trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) với mọi định chế (gồm cả công ty chứng khoán, quỹ…) nắm giữ loại giấy tờ có giá này; cần hoàn thiện thể chế với việc định giá, tư vấn, phát hành, mua bán TPDN trong hệ thống theo hướng loại bỏ mọi mọi xung đột lợi ích trên thị trường", PGS TS Tô Trung Thành, nhóm nghiên cứu của NEU cho biết.

Theo đó, cần loại bỏ xung đột lợi ích cơ bản trên thị trường bất động sản, tính tới nhanh chóng áp dụng Luật Tài sản; cần siết chặt kỷ cương về lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch tại mọi cấp chính quyền; xây dựng và nâng cao hiệu quả giám sát tuân thủ đối với lập, thực hiện, quản lý quy hoạch sử dụng đất, đô thị từ trung ương đến địa phương; cần có sửa đổi quy định về định giá đất đai.

Năm 2022, nhóm nghiên cứu của NEU dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% nhưng mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ khó có khả năng đạt được. Nguyên nhân chủ yếu đến từ xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và giá xăng dầu cộng thêm chiến tranh Nga - Ukraine leo thang, đã khiến giá năng lượng tăng cao kỷ lục, theo đó ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước, gây sức ép lớn đến lạm phát năm 2022.

Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu đang gia tăng cũng ảnh hưởng đến áp lực lạm phát trong nước. Không những thế, tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực, trong khi tăng trưởng kinh tế đang dưới sâu so với mức sản lượng tiềm năng, làm gia tăng rủi ro lạm phát.

Về động lực tăng trưởng, báo cáo NEU nhận định: Động lực tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn đến từ đầu tàu khu vực kinh tế đối ngoại, đóng góp lớn đến sản xuất sản phẩm chế biến chế tạo và xuất khẩu. Đồng thời, bù đắp cho đầu tư khu vực tư nhân còn khó khăn, chưa thể hồi phục nhanh do tác động của đại dịch; đầu tư công được tăng cường sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2022. Những chính sách đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm được thực hiện giúp tăng các mức chi tiêu, đóng góp lớn vào quy mô nền kinh tế.

Ngành sản xuất, ngành dịch vụ có cơ hội hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế. Đây là ngành có vai trò lớn trong đóng góp vào tăng trưởng trong những năm gần đây. Chất lượng tăng trưởng năm 2022 cũng được dự báo ở mức cao hơn, thông qua dự báo tăng trưởng TFP và năng suất lao động được cải thiện.

Các chuyên gia của NEU khuyến nghị: Chính phủ cần quán triệt một số quan điểm cơ bản khi đưa ra các chính sách. Đầu tiên, các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”. Để đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế, sản lượng cần được duy trì gần mức tiềm năng; cần thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng. Đồng thời, trong khi dư địa chính sách dần thu hẹp, các chính sách cần hướng nguồn lực ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến nền kinh tế.

Đối với TTCK, cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ phát triển thị trường vững chắc, bảo đảm là kênh cung ứng vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Phát triển thị trường TPDN theo hướng minh bạch gắn với xếp hạng tín nhiệm; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giám sát thị trường tài chính để kịp thời phát hiện các rủi ro phát sinh trên thị trường và có chế tài xử lý nghiêm.

[https://baotintuc.vn/kinh-te/hien-ke-de-lam-lanh-manh-thi-truong-tai-chinh-phuc-hoi-nen-kinh-te-20220425202042081.htm]

Liều nhảy vào bắt đáy, VN-Index phục hồi sau cú sụt 50 điểm Liều nhảy vào bắt đáy, VN-Index phục hồi sau cú sụt 50 điểm

Đa số các cổ phiếu lớn nhỏ tiếp tục giảm sâu ngay đầu giờ sáng phiên giao dịch 26/4. Tuy nhiên, cuối phiên đã xuất ...

Không để thị trường trở thành nơi Không để thị trường trở thành nơi "lướt sóng", "đánh bạc"

Theo Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Muốn có thị trường vốn hiệu quả và bền vững, phải cạnh tranh lành mạnh. Không để thị trường ...

Theo Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm

Chiều 25/4, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.
Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Nhiều chương trình khuyến mại mừng đại lễ 30/4 - 1/5

Hàng loạt chương trình lễ hội, khuyến mại sẽ được triển khai trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại hệ thống siêu thị GO!, Big C của Central Retail nhằm kích cầu tiêu dùng và quảng bá thương hiệu cho hàng Việt.
Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu bán vàng miếng phiên 22/4

Thực hiện chủ trương đấu thầu bán vàng miếng tăng cung ra thị trường, chiều 19/4 Ngân hàng Nhà nước đã thông báo rộng rãi việc đấu thầu bán vàng miếng và thông báo trực tiếp đến 15 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đủ điều kiện để tham giá đấu thầu vàng. Dự kiến thời gian tổ chức đấu thầu vào 10h sáng ngày 22/4.
Đầu tuần tới, Ngân hàng Nhà nước tiến hành đấu thầu vàng miếng

Đầu tuần tới, Ngân hàng Nhà nước tiến hành đấu thầu vàng miếng

Thông tin về việc tăng cung vàng thông qua đấu thầu vàng miếng, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác đấu thầu vàng miếng SJC nhằm tăng cung cho thị trường theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON 95 vượt mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON 95 vượt mốc 25.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong nước đồng loạt điều chỉnh giá bán xăng dầu kể từ 15h chiều nay (17/4).

Tin khác

Hoàng Khôi Home – nhân tố mới trong hệ sinh thái Hoàng Khôi Group

Hoàng Khôi Home – nhân tố mới trong hệ sinh thái Hoàng Khôi Group
Hoàng Khôi Home ra đời có vai trò là đơn vị quản lý vận hành và cho thuê Bất động sản, hướng tới việc nâng tầm giá trị Bất động sản tại các dự án mà Hoàng Khôi Group đã, đang và sắp triển khai tại Bình Dương.

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7
Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH góp ý dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng.

Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm tạm ngưng

Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng miếng sau 11 năm tạm ngưng
Ngày 15/4, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho việc đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Như vậy sau 11 năm, Ngân hàng Nhà nước quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.

Vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo thoát nghèo

Vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo thoát nghèo
Năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã giải ngân cho vay hơn 82.000 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách với số tiền trên 4.542 tỷ đồng.

Yêu cầu sửa đổi hoặc thay thế nghị định quản lý thị trường vàng

Yêu cầu sửa đổi hoặc thay thế nghị định quản lý thị trường vàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao

Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao
Chiều nay 4/4, liên Bộ Công thương - Tài chính ban hành bảng giá bán lẻ xăng, dầu mới.

Hàng chục tỷ đồng trong tài khoản bị mất, trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng chục tỷ đồng trong tài khoản bị mất, trách nhiệm thuộc về ai?
Các vụ việc mất tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng liên tiếp xảy ra đang khiến nhiều khách hàng lo lắng về độ an toàn của kênh gửi tiền. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất hiện nay là trách nhiệm sẽ thuộc về ai trong những vụ tiền trong tài khoản "bốc hơi" như vậy, đâu là lỗ hổng đang tồn tại và làm sao để đảm bảo an toàn cho tiền gửi ngân hàng?

Giá xăng tăng sát mức 25.000 đồng/lít, giá dầu giảm

Giá xăng tăng sát mức 25.000 đồng/lít, giá dầu giảm
Chiều 28/3, liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 15h.

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần từ 15/5

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần từ 15/5
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Từ ngày 15/5, quyết định này thay thế Quyết định 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay 21/3

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay 21/3
Giá xăng dầu mới được liên Bộ Công thương - Tài chính thông báo điều chỉnh áp dụng từ 15h00 chiều nay 21/3.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.

Khởi nguồn năng lượng mới: PV GAS bắt đầu cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp

Khởi nguồn năng lượng mới: PV GAS bắt đầu cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp
Ngày 15/3/2024, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) chính thức cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp với những chuyến xe bồn chở LNG đầu tiên tại Việt Nam, được xuất từ trạm nạp Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến trạm tái hóa khí LNG Thuận Đạo (Long An). Đây là cột mốc quan trọng của ngành năng lượng tại Việt Nam, đánh dấu sự ra mắt Gói giải pháp năng lượng tối ưu của PV GAS với mô hình kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG, mang đến cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, nguồn cung linh hoạt ổn định, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

Giá xăng dầu hôm nay tăng giảm đan xen

Giá xăng dầu hôm nay tăng giảm đan xen
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay (14/3).

Yêu cầu rà soát toàn bộ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng

Yêu cầu rà soát toàn bộ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vàng
Để triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có công văn về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động mua bán vàng bạc, đá quý.
Xem thêm
Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 2 hoãn đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp về việc hoãn phiên đấu thầu vàng dự kiến tổ chức trong ngày hôm nay 25/4.
Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu vàng miếng: Bán thành công 3.400 lượng vàng

Sáng 23/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên năm 2024 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (TP. Hà Nội), với sự tham gia của 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp dự thầu.
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán S
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhi
Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.
NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Dấu ấn thiên nhiên trong kiệt tác độc bản The Miyabi

Từ những công trình biểu tượng thế giới tới kiệt tác biệt thự đóng The Miyabi (Vinhomes Royal Island), KTS hàng đầu Nhật Bản Kengo Kuma đã cho thấy thiên nhiên thuần khiết, sự xa xỉ kín đáo và tính độc bản chính là những yếu tố quyến rũ giới thượng lưu.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án 4 rà soát gói thầu có sự tham gia của Tập đoàn Thuận An.
Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Đề nghị Hà Nội kiểm tra, rà soát việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
Phiên bản di động