GS Hồ Ngọc Đại: “Cơn bão tấn công tôi xuất phát từ lợi ích nhóm“

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ, Công nghệ Giáo dục của ông không chỉ là chuyện dạy Tiếng Việt mà là tạo nên một thế hệ biết mình là ai, biết mình muốn gì.

GS Hồ Ngọc Đại – cha đẻ của Công nghệ Giáo dục Thực nghiệm là người gây bão trong dư luận nhiều ngày qua về phương pháp dạy Tiếng Việt. Nhưng ông nói, Công nghệ Giáo dục của ông không chỉ là chuyện dạy Tiếng Việt. Giấc mơ lớn hơn, là tạo nên một thế hệ biết mình là ai, biết mình muốn gì.

Ông đã dành cho Báo Điện tử Trí thức Trẻ một cuộc chia sẻ thú vị về cách mà ông đã dạy học trò của mình.

Từ chối chức Bộ trưởng vì muốn chịu trách nhiệm nhiều hơn 1-2 nhiệm kỳ

Rất nhiều người hỏi tôi, tại sao tôi là con rể Tổng bí thư Lê Duẩn, là một Tiến sĩ Tâm lý học, mà lại đi làm ông thầy giáo dạy cấp I, có đáng không?

Đáng đến từng xu!

Khi tôi còn đi học, có một lần tôi được chọn làm học sinh tiêu biểu, là đại biểu của cả tỉnh. Nhưng tôi thấy không hạnh phúc.

Hồi đó tôi nói với thầy giáo tôi: Em muốn làm cái gì đó thật lớn, thật đích đáng, vượt lên hơn hẳn tầm của họ chứ không phải chỉ nhỉnh lên chút chút. Và tôi chọn làm giáo dục.

Tôi đi học Liên Xô về, là Tiến sĩ Tâm lý học, chú Sáu Búa ( ông Lê Đức Thọ - PV) đề nghị tôi làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Tôi từ chối.

Nhiều người nghĩ Thứ trưởng, Bộ trưởng là cao nhất. Nhưng tôi nghĩ Bộ trưởng thì cũng chỉ chịu trách nhiệm với nền giáo dục này, với đất nước này 1-2 nhiệm kỳ. Tôi muốn giúp ích đất nước này lâu hơn thế. Nên tôi nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho phép tôi đi dạy lớp 1, mở trường Thực nghiệm.

"Ở trường tôi không xếp hạng, không khen thưởng, không chấm điểm"

Vì sao tôi lại muốn dạy lớp 1? Giai đoạn phát triển quan trọng nhất của một con người là 11 năm đầu đời. Tôi muốn dạy cho trẻ con ngay từ đầu để chúng khỏi lầm lạc và mất thời gian.

Một dân tộc muốn đi lên thì cần có nền tảng. Nền tảng đó chính là giáo dục. Tôi nghĩ rằng sự phát triển của một dân tộc sẽ bắt đầu từ chính những đứa trẻ lớp 1 đó. Giấc mơ của tôi là tạo thành một dân tộc Việt Nam từ chính những đứa trẻ cấp 1 ấy. Thế nên người ta nghĩ chức vụ là quan trọng, làm Bộ trưởng, Thứ trưởng mới là quan trọng, còn tôi, tôi nghĩ rằng dạy trẻ con mới là quan trọng.

Khoá đầu tiên của trường Thực nghiệm có rất nhiều đứa trẻ xuất thân trong những gia đình trí thức danh giá. Tôi biết ơn những ông bố, bà mẹ ấy vô cùng. Đó là những phụ huynh tuyệt vời nhất trong cuộc đời làm giáo dục của tôi.

Họ không biết tôi là ai, không hiểu về mô hình Giáo dục Thực nghiệm. Nhưng họ gửi con cho tôi. Chỉ vì họ tin tôi – một ông tiến sĩ khoa học.

Tôi luôn hình dung, tôi sẽ tạo ra những đứa trẻ mà tự chúng nó phải trở thành chính mình, không giống một ai, vì nó là một, là riêng, là duy nhất, không giống bất cứ ai trên đời này từ ADN đến cách nghĩ. Ở trường tôi cũng không có thi đua, xếp hạng, không có khen thưởng, không có chấm điểm. Ở đó, thầy trò chúng tôi dạy và học theo một phương pháp hoàn toàn khác với những ngôi trường khác bên ngoài.

Khi trẻ con ở các nơi khác học đánh vần, học trò tôi học thơ lục bát. Khi trẻ con ở các trường khác viết văn tả người, tả cây, thì tôi cho học trò đọc Balzac, Huygo. Tôi không ép lũ trẻ phải viết theo những bài văn mẫu. Chúng tôi ra một đề bài, và học sinh có thể trả bài theo cảm nhận: đôi khi chúng viết một bài văn, đôi khi chúng làm thơ, đôi khi chúng nộp một bức tranh chúng vẽ. Và đều được chấp nhận.

Tôi không chấm điểm học trò, vì tôi nghĩ rằng, quan trọng là tụi nhỏ thích môn học đó, chứ điểm cao hay điểm thấp không có ích gì. Nếu nó thấy đó là môn học nó thích và có ích cho nó, nó sẽ tự khắc học. Không thì ép thế nào cũng vô nghĩa.

Những người đánh con và "bản thỏa thuận kỳ lạ" ở cổng trường

Tôi cho rằng mọi đứa trẻ đều phải được yêu thương và tôn trọng, được hạnh phúc. Nên tôi không chấp nhận mọi hành vi bạo lực của người khác dành cho học trò mình. Một lần, tôi thấy một người mẹ đánh con trong sân trường Thực nghiệm. Tôi bước lại hỏi lý do.

Người mẹ nói:

-Thằng bé lề mề nên đến muộn.

Tôi giận lắm:

-Nó đến muộn tôi vẫn cho vào lớp. Sao cô đánh nó? Cô phải xin lỗi học trò tôi ngay!

Người mẹ ngạc nhiên lắm:

-Nhưng nó là con tôi, tôi có quyền đánh nó, thưa thầy!

Tôi trả lời:

-Con của cô là ở nhà cô. Còn bước vào cổng trường này thì là học trò tôi. Cô đánh học trò của tôi thì cô phải xin lỗi. Nếu không thì cô đưa con cô về, không để thằng bé học ở đây nữa.

Và thế là người mẹ phải xin lỗi con, còn tôi tự tay dẫn thằng nhỏ vào lớp.

Sau này thằng bé lớn lên, trở thành một người rất tốt, tôi rất hài lòng.

Ở trường Thực nghiệm cũng có một ông bố rất hay đánh con. Và mỗi ngày bị bố đánh, thằng nhỏ đều đánh bạn ở trường, như một cách trút giận.

Khi tôi biết chuyện, mỗi ngày tôi đều chờ ông bố đó đến đón con và dặn dò:

-Hôm nay về đừng đánh con nhé!

Ngày hôm sau tôi lại gặp, và lại hỏi:

-Hôm nay anh có đánh con không?

Ông bố trả lời:

-Thưa thầy, không ạ!

- Tốt lắm. Thế cố gắng thêm một ngày nữa nhé. Đừng đánh nó hôm nay!

Cứ như thế trong hơn nửa tháng trời tôi liên tục thoả thuận với ông bố đó như thế, rất vui vẻ và kiên trì thì ông bố bỏ thói đánh con, còn thằng nhỏ đến trường cũng không đánh bạn nữa.

Thằng nhỏ lớn lên cũng rất tốt, rất đàng hoàng. Tôi rất vui!

Tôi không chấp nhận giáo dục trẻ con bằng bạo lực. Tôi không đánh con và cũng không dùng các phương pháp đe doạ tinh thần với học trò của mình.

Duy nhất một lần trong đời tôi phạt học trò, vì lỗi liên tục bỏ học và đi học muộn. Hội đồng Kỷ luật nhà trường yêu cầu tôi xử phạt nó.

Tôi gọi thằng bé lên, hỏi:

-Hôm qua đến muộn phải không?

-Phải ạ!

-Còn đi muộn nữa không?

-Thưa thầy, chưa biết ạ!

Thế là tôi véo tai nó một cái. Nó kêu đau, nhưng miệng vẫn đáp:

-Thầy vẫn còn khoẻ nhỉ?

Và tôi bật cười, tha cho thằng nhỏ về lớp.

Năm ngoái ngày Hội trường, gặp lại thằng nhóc đã lớn đó, nó vẫn làu bàu:

-Thầy ơi, tai em vẫn còn đau đấy!

Thằng nhỏ giờ cũng trở thành người đàng hoàng, tôi rất vui!

"Phát hiện thú vị" của cậu học trò Ngô Bảo Châu

Tôi quan niệm rằng, thời gian là thứ duy nhất trên đời này không lấy lại được, nên mọi khoảnh khắc trôi qua với lũ trẻ, tôi đều không muốn lãng phí. Tôi muốn để lũ trẻ cảm nhận cuộc sống theo mọi cách.

Các ông bố bà mẹ thường hay cấm con tắm mưa. Mà bọn trẻ con thì lại rất thích nên suốt ngày giấu bố mẹ đi tắm mưa trộm. Hôm đó hết giờ học, trời mưa to, tôi bảo tụi nhỏ thích thì cứ ra sân trường mà nghịch cho thoả thích. Thế là lũ trẻ oà ra. Bố mẹ chứng kiến cũng lo con ốm. Nhưng tôi thì nghĩ một trận mưa ốm sao được, quan trọng là bọn trẻ con vui.

Ở trường Thực nghiệm, tôi chỉ treo duy nhất một khẩu hiệu – cũng là kim chỉ nam của trường Thực nghiệm: "Học tập là hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui".

Hồi đó, ngày nào tôi cũng ra đứng trước cổng trường mỗi giờ tan học, gặp từng phụ huynh và hỏi: "Hôm nay con anh chị đến trường có vui không?".

Tôi cũng hay hỏi mẹ Ngô Bảo Châu như thế. Nhưng thằng bé rất đáo để. Khi mẹ nó bảo: "Thầy quan tâm đến con lắm đấy". Nó phủ nhận ngay: "Không phải thầy quan tâm đến con đâu. Tại mẹ đẹp đấy". Khi mẹ thằng bé kể lại chuyện đó cho tôi, tôi cười sung sướng, vì học trò của tôi đã có suy nghĩ riêng của chính nó và dám nói suy nghĩ đó ra. Thế là tôi mừng, không thể trách giận gì được.

"Tao bây giờ hạnh phúc lắm - vì ngày nào cũng được vặn ốc"

Ngô Bảo Châu có lẽ là một trong những học trò nổi tiếng và thành đạt nhất của trường Thực nghiệm. Khi Ngô Bảo Châu đạt giải Fields, báo chí viết về cậu ấy, người người ca ngợi cậu ấy. Là thầy, tôi cũng rất tự hào. Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là học sinh khiến tôi tự hào nhất, ưng ý nhất. Niềm tự hào lớn nhất của tôi là một cậu học trò giờ làm nghề sửa xe!

Cậu học trò tôi kể có một niềm đam mê kỳ lạ với máy móc và đặc biệt thích sửa xe. Cậu ấy đi du học, có hai bằng đại học ở nước ngoài. Nhưng đến khi về nước, cậu ấy không làm việc văn phòng máy lạnh, mà mở một quán sửa xe. Cậu ấy nói với con trai tôi – cũng là bạn học của cậu ấy: "Tao bây giờ hạnh phúc lắm vì ngày nào cũng được vặn ốc".

Tôi hài lòng vô cùng, vì thế là tôi đã giáo dục thành công, để học trò của tôi trở thành chính nó chứ không phải trở thành ai khác, biết mình muốn gì, biết mình thích gì, chứ không bận tậm đến áp lực của bố mẹ hay sức ép của người đời.

Mỗi khi gặp các phụ huynh có con học ở trường Thực nghiệm ngày xưa, tôi rất vui vì họ đều nói: "Con tôi lúc đi học thì thấy lo. Nhưng càng lớn càng ổn". Không lời khen nào với tôi giá trị hơn lời khen đó.

"Là nhà khoa học, tôi không quan tâm đến tiền"

Những ngày qua, dư luận lên án công nghệ giáo dục của tôi. Tôi cười, vì họ không hiểu. Nhiều người hỏi tôi bị xúc phạm, bị thoá mạ như thế tôi có buồn không? Tôi cũng cười, vì tôi không quan tâm. Tôi thấy cũng có cái tốt, là nhân chuyện này, có nhiều người chưa biết về Công nghệ giáo dục của tôi đã mày mò tìm hiểu xem đó là gì. Khi biết rồi thì họ không chửi nữa. Còn những người vẫn chửi, tôi tin vì họ vẫn chưa hiểu. Tôi mừng vì phương pháp giáo dục của mình đã được người ta quan tâm và biết đến nhiều hơn.

Dù có rất nhiều khó khăn, nhưng tôi chưa bao giờ nản chí. Tôi vẫn nhớ, ba vợ tôi (cố TBT Lê Duẩn – PV) từng nói khi còn sống: "Thằng Đại đúng đấy! Nhưng vài chục năm nữa người ta mới nhận ra" . Bây giờ thì tôi hiểu, có khi không phải mấy chục năm, mà nhiều lần mấy chục năm nữa mới thành công. Nhưng tôi vẫn kiên trì và sẽ có người tiếp tục thay tôi để kiên trì giấc mơ đó.

Cũng có người nói chuyện đưa sách CNGD (sách công nghệ giáo dục – pv) vào dạy ở các tỉnh là có động cơ tiền bạc, có biểu hiện lợi ích, và ông Hồ Ngọc Đại cũng nhận kha khá tiền, tôi cũng cười.

Chứ cả gia đình tôi đều biết, tôi là một người cả đời không để ý đến tiền. Con trai tôi vẫn nói tôi "số đỏ". Hồi bé thì có bố mẹ nuôi. Đến lúc lớn thì có vợ nuôi. Về già có con nuôi. Luôn có người chăm lo cho tôi để tôi yên tâm làm khoa học. Nên cả đời mình tôi chưa từng một lần phải lo gánh nặng cơm áo, lo chuyện mang tiền về nuôi vợ nuôi con.

Tôi nhớ có duy nhất một lần tôi được lĩnh một khoản tiền lớn, tôi mang về cho vợ. Vợ tôi cười, bảo: "Thôi, anh giữ lại mời bạn uống bia". Nhà có việc gì dù bé dù lớn vợ tôi cũng không kêu ca với tôi. Ai mà nói với tôi, bà ấy lại gạt đi, bảo: "Để yên cho ông Đại làm khoa học".

"Cơn bão tấn công tôi xuất phát từ lợi ích nhóm"

Hồi đó khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận ngỏ ý muốn nhân rộng sách CNGD và trình bày rằng Bộ rất khó khăn về kinh phí, tôi đã nói tôi tặng Bộ Giáo dục công trình của tôi, không lấy tiền.

Nhưng dù không quan tâm đến tiền, tôi cũng hiểu, SGK là một lĩnh vực thu lợi nhuận khủng khiếp. Mà không chỉ có sách giáo khoa, còn có rất nhiều loại sách bổ trợ đi kèm nữa. Giống như khi có một bệnh nhân ốm, người ta kê kháng sinh và hàng chục loại thuốc bổ đi kèm.

Sách CNGD của tôi chỉ có một cuốn, không có sách bổ trợ. Năm học này có hơn 800.000 học sinh trong cả nước dùng sách của tôi. Thì hẳn sẽ có nhiều nhóm làm sách giáo khoa khác bị ảnh hưởng về lợi ích. Và tôi cho rằng cơn bão tấn công tôi xuất phát từ đó.

Nhưng tôi đã đủ già để hiểu: "Họ chỉ chấp nhận vì lợi ích của họ. Đừng hy vọng họ vì lợi ích của chúng ta". Tôi là nhà khoa học, tôi không biết chuyện sách giáo khoa được bán thế nào, không quan tâm chuyện lỗ lãi của ai đó ra sao. Tôi chỉ quan tâm một việc, sách giáo khoa của tôi đến được tay trẻ con. Việc còn lại, pháp luật sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh"./.

Trí thức Trẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cầu nối giữa người lao động Việt với chủ doanh nghiệp bảo lãnh tại Úc và Canada

Cầu nối giữa người lao động Việt với chủ doanh nghiệp bảo lãnh tại Úc và Canada

Công ty TNHH Du học Định cư DSS (DSS Group) là cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực đang cần lao động nước ngoài tại Úc, Candada, trong các lĩnh vực: nông trại, nhà hàng và một số ngành nghề khác. Trong những năm qua, bằng kinh nghiệm cũng như có đội ngũ chuyên nghiệp, DSS đã hỗ trợ rất nhiều khách hàng thành công trên con đường chinh phục ước mơ làm việc và định cư Úc, Canada của mình một cách hợp pháp.
Thanh Hoá giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục

Thanh Hoá giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục địa bàn tỉnh.
Tặng quà hộ nghèo và học sinh nghèo huyện Bắc Hà

Tặng quà hộ nghèo và học sinh nghèo huyện Bắc Hà

Trong 2 ngày 28 và 29/12, Đoàn thiện nguyện Áo ấm yêu thương, gồm các nhà hảo tâm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và TP Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Thủy làm trưởng đoàn phối hợp với homestay ViNa Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tới thăm hỏi, động viên và trực tiếp trao tặng quà, lương thực, nhu yếu phẩm, chăn bông và quần áo ấm trị giá trên 100 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và học sinh nghèo xã Tả Văn Chư và Lùng Phình, huyện Bắc Hà.
Tặng quà học sinh nhân dịp năm mới 2025

Tặng quà học sinh nhân dịp năm mới 2025

Nhân dịp đón mừng năm mới 2025, ngày 30/12/2024, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CEDC) cử đoàn công tác về TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang; và về huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để trực tiếp trao 60 suất quà tặng học sinh vượt khó hiếu học.
Khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 - 2025

Khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 - 2025

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 - 2025 và Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa năm 2024.

Tin khác

Công ty CP THT Education khai trương văn phòng tư vấn du học Đức đầu tiên ở Thanh Hóa

Công ty CP THT Education khai trương văn phòng tư vấn du học Đức đầu tiên ở Thanh Hóa
Ngày 29/12, Công ty cổ phần THT Education tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là văn phòng đại diện đầu tiên của công ty nhằm tạo cầu nối tin cậy đến với học sinh các xã ven biển xứ Thanh trong việc “hiện thực hóa” giấc mơ du học Đức và định cư quốc tế.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người
Ngày 26/12, hàng trăm cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và người dân trên địa bàn TP Hải Phòng đã tham dự ngày Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII năm 2025 - ngày hội hiến máu cứu người.

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Đề xuất miễn học phí cho học sinh ở tất cả các cấp học

Đề xuất miễn học phí cho học sinh ở tất cả các cấp học
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến về việc xây dựng Dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh trung học phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học phổ thông trên địa bàn thành phố từ năm học 2025 - 2026.

Đổi mới giáo dục: Tiêu chí hướng tới trường học hạnh phúc

Đổi mới giáo dục: Tiêu chí hướng tới trường học hạnh phúc
Giáo dục đang trên đà chuyển mình mạnh mẽ với những đổi mới sáng tạo, hướng tới việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, nơi học sinh được chủ động khám phá và phát triển. Sau 4 năm Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động xây dựng “Trường học hạnh phúc”, cụm từ này đã trở nên quen thuộc và được các thầy cô giáo trực tiếp thực hiện dựa trên các tiêu chí khác nhau. Thạc sĩ Tâm lý Bùi Thị Nga - với 10 năm công tác trong lĩnh vực Tâm lý học đường chia sẻ về vai trò của nhà trường, thầy cô trong việc xây dựng một trường học hạnh phúc.

Khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp Quốc tế, trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024

Khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp Quốc tế, trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024
Ngày 10/12/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Lễ khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, trình độ đại học, ngành Quản trị kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024.

Hải Phòng: Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội việc làm Deep C 2024

Hải Phòng: Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội việc làm Deep C 2024
Tham gia Ngày hội có 25 doanh nghiệp như: Pegatron, Tesa, Shinetsu, Assa Abloy, Knauf... tiến hành tuyển dụng hơn 1.000 vị trí thuộc nhiều lĩnh vực và cấp bậc.

Hải Phòng: Ngăn chặn 2 phụ nữ lôi kéo học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội

Hải Phòng: Ngăn chặn 2 phụ nữ lôi kéo học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội
Công an TP Hải Phòng vừa thông tin về việc 2 người phụ nữ có hành vi lôi kéo, dụ dỗ học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội.

TP Hồ Chí Minh: Vinh danh 88 thủ khoa năm 2024

TP Hồ Chí Minh: Vinh danh 88 thủ khoa năm 2024
Tối 6/12, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí MInh tổ chức chương trình “Vinh danh thủ khoa” lần XI - năm 2024, với 88 thủ khoa được vinh danh.

Để giảm thiểu và loại bỏ vấn nạn “bạo lực học đường”

Để giảm thiểu và loại bỏ vấn nạn “bạo lực học đường”
Mới đây, cộng đồng mạng bức xúc clip ghi lại nhóm thiếu niên mặc đồng phục học sinh cầm gậy bóng chày đánh gãy mũi và 4 chiếc răng bạn học. Sự việc xảy ra vào chiều 27/11/2024, tại một quán kem trên đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (TP Hồ Chí Minh). Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nhóm học sinh trên có mâu thuẫn trước đó.

Hải Phòng: Giả danh cô giáo chiếm đoạt tài sản của nhiều học sinh

Hải Phòng: Giả danh cô giáo chiếm đoạt tài sản của nhiều học sinh
Cơ quan chức năng huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đang làm rõ vụ việc một đối tượng giả danh cô giáo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 20 học sinh tại 5 trường học trên địa bàn.

Chung kết cuộc thi 'Tìm kiếm tài năng MC nhí' mùa 6 - 2024 đầy cảm xúc

Chung kết cuộc thi 'Tìm kiếm tài năng MC nhí' mùa 6 - 2024 đầy cảm xúc
Sau khi vượt qua gần 300 thí sinh đến từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam, 17 thí sinh đã có mặt trong đêm chung kết chương trình 'Tìm kiếm tài năng MC nhí' mùa 6 - 2024, diễn ra tại Nhà hát Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh.

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu
Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.

Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học
Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Xem thêm
Tổng kết một năm đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự

Tổng kết một năm đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp tuyên truyền năm 2024
Nestlé MILO tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam”

Nestlé MILO tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam”

Ngày 10/1, nhãn hàng Nestlé MILO, Công ty Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hồ Chí Minh ký kết “Thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động thể thao trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh phổ thông các cấp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030”. Thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Nestlé MILO trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất và sức khỏe cho các em học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam năng động và bền bỉ hơn từng ngày.
Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa: Bàn giao tiền hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa: Bàn giao tiền hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo

bàn giao tiền hỗ trợ, khánh thành nhà ở cho hộ bà Nguyễn Thị Mận tại thôn Mỹ Thượng (xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân).
Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống (Thanh Hóa) vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây.
Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người
Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Ngày qua ngày, nữ điều dưỡng ấy vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân.
Phiên bản di động