Giải pháp tài chính chi tiêu cho những ngày cận Tết Nguyên Đán
Thị trường 23/01/2022 08:09
Hơn 50% doanh nghiệp gặp khó khi thưởng Tết
Trong số 1.000 doanh nghiệp đã báo cáo về Sở LĐ, TB&XH TP Hồ Chí Minh kế hoạch thưởng Tết 2022, hơn 50% đang gặp khó khăn về cân đối tài chính. Sở LĐ,TB&XH nói các doanh nghiệp có mức thưởng cao Tết này thuộc các ngành điện, điện tử, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chế biến thực phẩm, lưu giữ kho bãi và công nghệ thông tin… Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ hoặc sử dụng lao động đơn giản thường có mức thưởng thấp.
Nhiều doanh nghiệp đã rất cố gắng, vẫn đảm bảo thưởng Tết cho người lao động theo quy chế thưởng của doanh nghiệp và theo thỏa thuận lao động tập thể. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ người lao động bằng nhiều hình thức như xe đưa đón về quê ăn Tết; hỗ trợ tiền vé xe; thăm và tặng quà để giúp người lao động có Tết sum vầy, đầy đủ hơn; đồng thời giữ chân người lao động quay trở lại doanh nghiệp sau Tết.
Tương tự, doanh nghiệp ở Đồng Nai và Bình Dương cũng gặp khó khăn trong việc thưởng Tết. Do ảnh hưởng của dịch Covid trong hai năm liên tiếp, mức thưởng Tết 2022 đã không cao như kỳ vọng và khó bằng năm ngoái. Bộ LĐ,TB&XH nói dù hạn chót là ngày 29/12/2021để các tỉnh thành báo cáo các số liệu về thưởng Tết. Nhưng đã sang đến tuần thứ ba của năm mới, Bộ vẫn chưa nhận đầy đủ số liệu từ các nơi.
Nhu cầu mua sắm các vật dụng trong gia đình như tủ lạnh, tivi… luôn tăng mạnh trong những tuần cận Tết Nguyên Đán. Nguồn: Cắt từ video”Tết đủ là Tết vui” |
Người lao động gặp khó
Một khảo sát của hãng tư vấn NielsenIQ Vietnam trong năm 2021 cho thấy, người tiêu dùng đã bị phân hóa thành bốn nhóm sau đại dịch.
Bốn phân khúc người tiêu dùng
Nhóm đã bị ảnh hưởng: chịu áp lực tài chính từ năm 2020 và tiếp tục trong năm 2021. Họ phải luôn tính toán tinh giản tiêu dùng và chi tiêu.
Nhóm mới bị ảnh hưởng: bắt đầu trải qua sự sụt giảm trong thu nhập, tài chính kém đi. Họ đang cẩn trọng theo dõi chi tiêu hiện tại của mình.
Nhóm ít bị ảnh hưởng nhưng cẩn trọng: đưa ra nhiều lựa chọn thông minh hơn để tiết kiệm chi tiêu.
Nhóm không bị ảnh hưởng: tức tầng lớp trung lưu, nhưng họ chuyển sang tiết kiệm các khoản chi tiêu khác.
Tỷ lệ tích lũy của một gia đình trung bình ở thành phố là hai tháng thu nhập, tức chỉ 60 ngày. Tuy nhiên, mức tích lũy này đã cạn kiệt sau đợt phong tỏa kéo dài đến 123 ngày tại TP.Hồ Chí Minh. Theo khảo sát của NielsenIQ Vietnam, có 66% người tiêu dùng đã thay đổi cách chi tiêu, và đến 88% tiếp tục cơ cấu lại chi tiêu trong năm 2021 và thời gian tới.
Trong năm 2021, tất cả mọi người – từ thu nhập thấp đến cao – ai cũng lo mất việc. Những người tạm thời bị ngưng việc do dịch bệnh lại lo lắng không biết tương lai mình có việc làm hay không. Còn những người có việc làm thì lại đang mong đợi ít nhất “tháng lương thứ 13” trọn vẹn. Khi mức thưởng thấp hơn đồng nghĩa những áp lực tài chính đối với họ ngày càng gia tăng. Tình trạng này càng đúng với nhóm 1 và nhóm 2.
Khi có khó khăn về tài chính, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, người Việt thường có khuynh hướng: Một là, vay mượn từ người thân và bạn bè. Hai là, vay từ hệ thống ngân hàng và các công ty tài chính tín dụng hợp pháp. Nhưng khi tích lũy không còn hoặc ở số âm – tức đã mượn quá nhiều, phần lớn không thể vay mượn từ bạn bè và người thân dễ dàng như trước do đa phần tài chính đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Giải pháp thứ hai là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là những người lao động tự do không có hợp đồng lao động, không có tài sản thế chấp như tài xế xe công nghệ, giúp việc nhà…là vay tiêu dùng từ các công ty tài chính hợp pháp.
Tết đủ đầy và sẻ chia
Tết là dịp chi tiêu nhiều nhất của người Việt trong một năm. Nhưng Tết năm nay tình hình sẽ khác với năm trước một chút.
Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Media, nói rằng Tết 2022 này người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng mua sắm trễ hơn dịp Tết các năm trước. Phần lớn có thể là do các doanh nghiệp chi thưởng cuối năm trễ. “Mọi chuyện có thể thay đổi vào giờ chót. Người tiêu dùng sẽ mua sắm cận Tết, thậm chí có thể vào ngày tất niên và trong những ngày Tết. Chính vì thế, doanh nghiệp phải chuẩn bị bán hàng xuyên Tết”, bà Nga nhận xét.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Công ty cổ phần Chứng khoán MB cho thấy nhu cầu tín dụng tiêu dùng sẽ bùng nổ trong giai đoạn từ cuối năm 2021 và kéo dài đến năm 2022 khi toàn bộ nền kinh tế mở cửa trở lại và hồi phục dân. Chi tiêu dịp lễ Tết sẽ gia tăng khi các chương trình kích cầu và khuyến mãi được tung ra.
Chị Trần Thị Hiếu (trái) và anh Nguyễn Lê Thi (phải) là những khách hàng may mắn trúng thưởng vàng trong chương trình “Tết đủ Tài Lộc” tại TP Hồ Chí Minh |
Hai tuần lễ trước Tết, các công ty tài chính tiêu dùng tung ra nhiều sản phẩm có lãi suất 0% hay lãi suất thật thấp 1,07% mỗi tháng dành cho các đối tượng ưu tiên như học sinh sinh viên hay lực lượng y tế tuyến đầu…Những chương trình tri ân khách hàng cũng được một số công ty tài chính triển khai rầm rộ.
Một cái Tết đủ đầy sau hai năm dịch bệnh, đặc biệt là sau khoảng thời gian đầy xáo động trong đợt phong tỏa bốn tháng ròng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, là ao ước của nhiều người lao động. Chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, chương trình thiện nguyện Home Love của Home Credit đã trao 1.000 phần quà đến các em nhỏ mồ côi do dịch Covid vừa qua tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác, nhận được sự ủng hộ của nhiều tấm lòng hảo tâm.
Dự án” Tết Đủ là Tết trao đi” với hơn 1000 phần quà trao cho trẻ em mồ côi cha mẹ do dịch Covid vừa qua |