Vietjet khai trương liên tiếp hai đường bay mới đến Bengaluru và Hyderabad của Ấn Độ

Kinh tế 11/02/2025 10:13
Nếu không có tăng trưởng kinh tế, sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của phần lớn thế giới hay đối mặt với những thách thức của thế kỉ XXI. Số lượng người sống dưới mức nghèo khổ sẽ tiếp tục như tỉ lệ của những năm 90 thế kỉ trước và số tiền từ 100 nghìn tỉ đến 300 nghìn tỉ USD cần thiết để tài trợ cho quá trình chuyển đổi xanh sẽ không thể được huy động.
Tuy nhiên, chính nhu cầu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và giảm nghèo là lí do tại sao các mô hình tăng trưởng kinh tế trong quá khứ cần thay đổi. Trong thời gian dài, mô hình tăng trưởng mà chúng ta đã áp dụng gây tổn hại môi trường và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng, khiến nó trở nên không bền vững về mặt môi trường, chính trị và xã hội.
Chúng ta cần một kỉ nguyên tăng trưởng mới, dựa trên đổi mới sáng tạo, tính bao trùm, bền vững và khả năng phục hồi. Việc chuyển sang tăng trưởng chất lượng hơn là vấn đề cấp thiết và câu hỏi đặt ra không phải là “khi nào” mà là “làm thế nào”.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu" |
Sự phát triển nhanh chóng của quá trình chuyển đổi năng lượng đang giúp tách tăng trưởng GDP khỏi phát thải carbon. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 50 quốc gia đã thành công trong việc tách phát thải khỏi tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm khoảng 1/4 và hầu hết các quốc gia này đều thuộc nhóm có thu nhập cao. Hơn nữa, để thực sự làm được điều này, cần giải quyết một loạt áp lực sinh thái rộng hơn ngoài phát thải carbon.
Con đường phía trước không chỉ là nhân rộng thành công của 50 quốc gia đã phá vỡ mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải, mà còn cần sự chia sẻ công nghệ, tăng cường tài trợ và thúc đẩy mở rộng các giải pháp.
Các nền kinh tế phát triển và mới nổi cần tăng cường hợp tác ngay lập tức trong việc giảm phát thải. Điều này có thể tạo ra sự hợp tác toàn cầu và một kỉ nguyên tăng trưởng xanh tốt đẹp - một kỉ nguyên mở ra sự đổi mới, đầu tư, việc làm và những lợi ích môi trường.
Hiện có 2,9 tỉ người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận internet và khoảng 96% trong số họ sống ở các nước đang phát triển. Khoảng cách kết nối số này không chỉ lớn mà còn ngày càng mở rộng, điều này đe dọa cản trở tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính cần 418 tỉ USD để đạt được phủ sóng băng thông rộng toàn cầu. Nếu không huy động được số tiền này để phát triển hạ tầng số ở những nơi cần thiết nhất, AI (trí tuệ nhân tạo) có nguy cơ làm trầm trọng thêm các bất bình đẳng hiện có.
Một cách tiếp cận chính sách toàn diện là cần thiết để tận dụng hết lợi ích của AI và mở rộng lợi ích cho tất cả mọi người. Đầu tư chiến lược vào việc thúc đẩy phổ biến và áp dụng AI trên toàn cầu sẽ đóng vai trò then chốt.
Để tham gia vào tăng trưởng xanh, các quốc gia cần có khả năng chi trả và khả năng tiếp cận. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chỉ chi tiêu bằng 1/7 số tiền cần thiết cho năng lượng sạch để có thể đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Việc nâng mức chi tiêu 150 tỉ USD của các quốc gia này trong năm 2020 lên hơn 1 nghìn tỉ USD mỗi năm đòi hỏi khả năng tiếp cận tài chính được cải thiện đáng kể. Tài chính hỗn hợp - kết hợp công và tư - cần được thúc đẩy nhiều hơn để giảm chi phí và rủi ro cho các nhà đầu tư.
Các mô hình tài chính đổi mới khác cũng rất cần thiết, như các khoản vay và trái phiếu liên kết với tính bền vững, cung cấp lãi suất thấp hơn nếu các quốc gia đạt được tiến bộ trong các mục tiêu xanh. Các tổ chức tài chính phát triển phải đóng vai trò chính trong việc chuyển dòng tiền và khắc phục các thất bại thị trường.
Thương mại và chia sẻ công nghệ cũng sẽ rất quan trọng. Đối với các quốc gia có thu nhập thấp nhất, việc thực hiện các điều này phụ thuộc vào sự hợp tác quốc tế. Như UNCTAD đã chỉ ra, các khuyến nghị bao gồm việc tạo ra các quy tắc linh hoạt hơn cho các nước đang phát triển liên quan đến thương mại quốc tế và sở hữu trí tuệ để thúc đẩy tăng trưởng trong các ngành công nghệ xanh.
Với việc các thị trường mới nổi dự kiến chiếm 88% tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu từ năm 2019 đến 2040, việc tăng trưởng xanh là cách duy nhất để bảo đảm thành công của các hành động khí hậu toàn cầu.
Giáo dục không phải là ưu tiên duy nhất để phát triển một đội ngũ nhân tài vững mạnh và lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai.
Tỉ lệ sinh giảm và dân số già hóa có nghĩa là cần đưa thêm phụ nữ, các cộng đồng yếu thế và người thất nghiệp vào lực lượng lao động, đồng thời bảo đảm rằng thanh niên được trang bị kĩ năng ngay sau khi rời ghế nhà trường. Việc tăng cường tính bao trùm sẽ mang lại sự đa dạng kĩ năng lớn hơn trong lực lượng lao động, qua đó thúc đẩy năng suất.
Ngoài ra, cần phải thừa nhận vai trò quan trọng của nền kinh tế chăm sóc trong thúc đẩy tăng trưởng. Công việc chăm sóc không được trả lương - phần lớn do phụ nữ thực hiện - sẽ chiếm khoảng 9% GDP toàn cầu nếu có mức lương, nhưng giá trị xã hội và kinh tế của nền kinh tế chăm sóc hiện vẫn phần lớn bị bỏ qua.
Tìm cách hợp tác trong một thế giới đa cực sẽ là chìa khóa để tạo ra tăng trưởng kinh tế tốt, đặc biệt trong một kỉ nguyên mà bất kì sự chênh lệch nào trong phát triển AI hay nỗ lực khử carbon có thể dẫn đến sự phân hóa lớn hơn.
Những nỗ lực phối hợp và nhất quán trong các lĩnh vực như thương mại, công nghệ, đầu tư nước ngoài và năng lượng xanh là cần thiết để thúc đẩy hội tụ kinh tế toàn cầu.