Đầu tư xây dựng dự án dầu khí: Nhiều bất cập trong văn bản pháp luật

Với đặc thù có vốn đầu tư lớn, rủi ro lại cao cũng như không chỉ chịu sự chi phối của luật pháp Việt Nam mà còn phải tuân theo các thông lệ quốc tế, việc triển khai đầu tư các dự án dầu khí, trong đó có các dự án ở lĩnh vực thượng nguồn như thăm dò khai thác dầu khí đang gặp rất nhiều khó khăn. Và khó khăn này lại càng lớn hơn khi bản thân các dự án dầu khí đang bị “trói buộc” bởi hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo, không còn phù hợp trong môi trường đầu tư có nhiều thay đổi để ngành Dầu khí có thể đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế.

Kỳ 1: Đặc thù của hoạt động đầu tư các dự án dầu khí

Với đặc điểm khác biệt so với các dự án đầu tư thông thường, các dự án dầu khí, thường có quy mô đầu tư lớn, được xếp vào nhóm các dự án quan trọng quốc gia, công nghệ cao và đi kèm với các rủi ro không hề nhỏ trong triển khai, đặc biệt là các rủi ro về địa chất đối với các dự án thăm dò khai thác dầu khí.

Trong khi đó, việc triển khai dự án dầu khí lại đang chịu sự chi phối lớn nhất của Luật Dầu khí - văn bản pháp luật đã không còn phù hợp trong bối cảnh có nhiều thay đổi. Hơn thế nữa, việc triển khai này càng gặp khó khăn lớn hơn khi chịu thêm sự chi phối chồng chéo của nhiều luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản dưới luật khác…

Đầu tư xây dựng dự án dầu khí: Nhiều bất cập trong văn bản pháp luật

Giếng khoan Kèn Bầu 2X, Lô 114, bể Sông Hồng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong bối cảnh có nhiều thay đổi, hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành Dầu khí, đặc biệt là Luật Dầu khí đã không còn phù hợp để ngành Dầu khí phát triển mạnh mẽ và đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế.

Làm rõ hơn về bất cập này, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng cho biết, hoạt động thăm dò khai thác dầu khí đang phải đối mặt với khó khăn về điều kiện kỹ thuật, địa chất, tình hình triển khai thực địa. Đặc biệt, cơ chế chính sách pháp luật về dầu khí không còn phù hợp với tình hình mới, ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực cốt lõi này.

Cụ thể, Luật Dầu khí và các điều khoản Hợp đồng dầu khí hiện hành còn tồn tại bất cập và kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực, không phù hợp tiềm năng trữ lượng dầu khí hiện nay nên không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài.

Trên thực tế, Luật Dầu khí được ban hành năm 1993, sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2000 và 2008. Trong bối cảnh giá dầu thô thế giới biến động, xu hướng chuyển dịch năng lượng (từ năng lượng truyền thống sang các dạng năng lượng mới) và điều kiện thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam, các cơ chế trong Luật Dầu khí không đủ khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các mỏ nhỏ/mỏ cận biên, hay áp dụng các giải pháp để tận thăm dò, nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR).

Minh chứng rõ nét nhất là Luật Dầu khí dù đã thể hiện khá đầy đủ các giai đoạn, bước thực hiện đối với dự án thăm dò khai thác dầu khí/Hợp đồng dầu khí nhưng lại chưa chỉ rõ các thủ tục đầu tư đầy đủ khi một doanh nghiệp nhà nước (PVN/đơn vị thuộc PVN) có tham gia đầu tư vào dự án dầu khí (trong khi Luật Đầu tư cũng không quy định).

Chính sự chồng chéo, thiếu quy định này đã khiến cho việc triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí đang gặp nhiều khó khăn và khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài “nản chí” khi có ý định đầu tư vào các dự án loại này, nhất là khi điều kiện khai thác hiện nay chủ yếu là mỏ nhỏ, ở vùng nước sâu, xa bờ đòi hỏi chi phí lớn.

Trên thực tế, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò khai thác những năm gần đây gần như “giẫm chân tại chỗ”. Trong giai đoạn 2016 - 2020, PVN chỉ ký được 8 hợp đồng dầu khí mới, chưa bằng 1/3 so với giai đoạn 2010 - 2015 (27 hợp đồng dầu khí mới).

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật này chỉ điều chỉnh hoạt động đầu tư của các bên với vai trò là các nhà thầu dầu khí nói chung (quan hệ giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà/Chính phủ Việt Nam), còn với vai trò là nhà đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí có sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì vẫn phải tuân thủ các luật chung liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư.

Thực tế là các dự án thăm dò khai thác dầu khí trong nước được thực hiện bởi tổ hợp các nhà thầu dầu khí quốc tế và/hoặc nhà đầu tư trong nước cùng góp vốn đầu tư để triển khai công tác thăm dò khai thác dầu khí tại 1 khu vực/lô/cụm lô nào đó tại thềm lục địa Việt Nam với điều kiện phải tuân thủ các cam kết về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng dầu khí (thường là Hợp đồng chia sản phẩm - PSC) được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam (đại diện là PVN) và tổ hợp các nhà thầu, đồng thời tuân thủ các quy định liên quan trong Luật Dầu khí cũng như văn bản dưới Luật Dầu khí.

Theo đó, nếu kết quả thăm dò - thẩm lượng xác định được mỏ dầu khí thương mại, các nhà thầu sẽ tiến hành hoạt động khai thác và bán dầu thô hoặc khí ngay tại miệng giếng, theo đó các hoạt động này chỉ tuân thủ quy định trong PSC và Luật Dầu khí.

Tuy nhiên, trong trường hợp các lô/khu vực hợp đồng có khai thác khí và các nhà thầu thực hiện bán khí đến tận hộ tiêu thụ trên bờ (trường hợp này được xem là PSC mở rộng), các nhà thầu sẽ cần đầu tư bổ sung các công trình đường ống để dẫn khí về bờ và các trạm xử lý, tiếp nhận, vận chuyển khí đến các hộ tiêu thụ. Trong khi đó, hoạt động xây dựng các công trình trên bờ hiện nay đang điều chỉnh bởi Luật Xây dựng và các văn bản dưới Luật Xây dựng.

Cùng với đó, Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014) quy định đối với các dự án nhóm A cần phải có chấp thuận của đại diện chủ sở hữu trước khi chủ đầu tư quyết định đầu tư.

Với đặc thù của ngành dầu khí (Nhà nước vừa quản lý đầu tư, vừa quản lý tài nguyên), Luật Dầu khí quy định rất chặt chẽ các bước thực hiện dự án thăm dò khai thác dầu khí, toàn bộ các thay đổi của Hợp đồng dầu khí cần được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bước đầu tư dự án thăm dò khai thác dầu khí (ODP, EDP, FDP) khi thẩm định đều có sự tham gia của đại diện các Bộ ngành và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (đại diện chủ sở hữu của PVN).

Vì vậy, việc yêu cầu phải trình và đạt được chấp thuận của đại diện chủ sở hữu trước khi quyết định đầu tư theo Luật 69/2014/QH13 sẽ dẫn đến doanh nghiệp sử dụng vốn có nguồn gốc vốn Nhà nước (như PVEP) phải trình phê duyệt dự án theo 2 quy trình thủ tục khác nhau làm kéo dài thời gian phê duyệt và nhiều khi không khả thi vì tiến độ và nội dung phê duyệt theo 2 quy trình không giống nhau. Đây chính là khó khăn khiến việc triển khai đầu tư các dự án thăm dò khai thác đang bị chậm chễ.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), không chỉ có các dự án thượng nguồn gặp khó khăn, việc triển khai các dự án dầu khí ở lĩnh vực trung nguồn và hạ nguồn như chế biến khí, điện khí cũng gặp “trắc trở” bởi sự chồng chéo về văn bản quy phạm pháp luật và một loạt thông tư hướng dẫn của các bộ, liên bộ, ngành liên quan cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đến quản lý quá trình triển khai xây dựng và kết thúc đưa dự án vào vận hành khai thác.

Ví dụ rất rõ có thể thấy là trong việc triển khai các dự án đường ống dẫn khí từ mỏ/miệng giếng khai thác ngoài khơi về bờ và đến các hộ tiêu thụ (nhà máy điện, nhà máy đạm...).

Thực tế là việc triển khai các dự án này đòi hỏi tính đồng bộ trong công tác đầu tư giữa hoạt động khai thác, vận chuyển và sử dụng khí (hay nói cách khác tiến độ đầu tư, vận hành dự án đường ống dẫn khí cần đảm bảo đồng bộ với tiến độ khai thác khí tại mỏ và tiến độ đầu tư, vận hành các nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy đạm sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào).

Với các dự án này, có nhiều chủ thể cùng liên quan trong chuỗi hoạt động khí, bao gồm: chủ mỏ (đơn vị/nhà thầu khai thác khí); đơn vị kinh doanh khí (mua khí từ chủ mỏ và bán cho các hộ tiêu thụ); đơn vị vận chuyển và xử lý khí (thực hiện dịch vụ vận chuyển, xử lý khí từ mỏ đến các hộ tiêu thụ) và các hộ tiêu thụ khí (các nhà máy nhiệt điện khí là hộ tiêu thụ chính). Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có nhiều vai trò khác nhau: Mua khí từ mỏ, tham gia đầu tư đường ống, bán khí cho các hộ tiêu thụ khí. Ngoài ra, giá khí mua của chủ mỏ tại điểm giao nhận từ mỏ (giá khí miệng giếng), giá khí bán cho các hộ tiêu thụ điện/đạm và giá điện bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều do Chính phủ quyết định.

Bên cạnh đó, có một số nguồn khí do điều kiện khai thác/sử dụng đặc thù nên được áp dụng cơ chế chuyển ngang (pass through) giá mua khí sang giá điện (ví dụ như khí khu vực PM3-CAA; Cụm mỏ Lô B, 48/95, 52/97). Điều này cho thấy, quan hệ lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan trong chuỗi hoạt động khí mới có thể đảm bảo được sự đồng bộ trong chuỗi dự án, điều này luôn là thách thức trong thực tiễn triển khai.

Đáng chú ý, các dự án chế biến dầu khí, các dự án nhà máy nhiệt điện (khí, than) thường có quy mô đầu tư rất lớn (đến 2 tỷ USD, khoảng 45.000 tỷ đồng) và thời gian xây dựng dài, dẫn đến việc huy động vốn rất phức tạp, phải huy động vốn từ các nguồn tài chính nước ngoài và cần có bảo lãnh/hỗ trợ của Chính phủ/Bộ Tài chính. Ngoài ra còn chịu nhiều tác động từ các quy định về an toàn, môi trường, chất lượng sản phẩm buộc chủ đầu tư phải đầu tư nâng cấp làm ảnh đáng kể đến hiệu quả của nhà máy.

Ngoài ra, có dự án bắt buộc phải sử dụng công nghệ bản quyền, nghĩa là mua/thuê bản quyền công nghệ (bao gồm thiết kế công nghệ, sở hữu trí tuệ, hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị độc quyền, hóa chất xúc tác...) từ các tổ chức nước ngoài để phù hợp với yêu cầu chế biến của từng nhà máy/dự án, đảm bảo tương thích với nguồn nguyên liệu dầu thô đầu vào và cơ cấu sản phẩm đầu ra. Do đó, khi triển khai đầu tư (như khâu thiết kế, lựa chọn nhà thầu EPC) thường phải tuân thủ theo thông lệ quốc tế.

Với các bất cập này, nhiều chuyên gia cho rằng việc sớm rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý không còn phù hợp và chồng chéo trong bối cảnh mới sẽ là “liều thuốc” quan trọng để các dự án dầu khí có thể triển khai thuận lợi, đồng thời tạo sự yên tâm tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài “rót vốn” vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí./.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nửa đầu năm 2024, chủ đầu tư chuỗi dự án nghỉ dưỡng Flamingo báo lãi gấp 7 lần cùng kỳ

Nửa đầu năm 2024, chủ đầu tư chuỗi dự án nghỉ dưỡng Flamingo báo lãi gấp 7 lần cùng kỳ

Flamingo Holdings vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024. Doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ.
Vì sao nhiều hãng vận tải đồng loạt muốn đẩy nhanh chuyển đổi sang xe điện?

Vì sao nhiều hãng vận tải đồng loạt muốn đẩy nhanh chuyển đổi sang xe điện?

Với nhiều doanh nghiệp vận tải, việc chuyển đổi sang xe điện là bước ngoặt giúp cải thiện doanh thu, chất lượng dịch vụ, thậm chí là vực dậy trong lúc khó khăn nhất. Cùng với những chính sách “chơi lớn” vừa được Xanh SM công bố, nhiều doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh quá trình “phủ xanh” 100% đội xe.
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.
"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

Trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
Khai trương trung tâm thương mại Diamond Plaza – Điểm mua sắm lý tưởng của thủ đô Hà Nội

Khai trương trung tâm thương mại Diamond Plaza – Điểm mua sắm lý tưởng của thủ đô Hà Nội

Ngày 7/9/2024, trong khuôn khổ sự kiện “Trải nghiệm kim cương – Khai trương rộn ràng”, Trung tâm thương mại cao cấp Diamond Plaza (25 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đã chính thức mở cửa chào đón khách hàng tới giải trí và mua sắm với sự góp mặt của nhiều nhãn hàng danh tiếng trong và ngoài nước. Cùng với đó, chuỗi siêu thị FujiMart cũng đã chính thức khai trương chi nhánh mới tại Tầng 2 với nhiều ưu đãi hấp dẫn đến ngày 22/9/2024.

Tin khác

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt
Ngày 7/9, tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Long Xanh tổ chức Hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Lãnh đạo Tập đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại các đơn vị

Lãnh đạo Tập đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại các đơn vị
Sáng 5/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TKV) thành lập 3 đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó với bão số 3 và mưa lớn tại một số đơn vị, khu vực trọng điểm vùng Cẩm Phả và Hòn Gai.

LNG từ Nam ra Bắc, nối tiếp Hành trình năng lượng XANH của PV GAS

LNG từ Nam ra Bắc, nối tiếp Hành trình năng lượng XANH của PV GAS
Tháng 9/2024, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đánh dấu một cột mốc lịch sử mới: chuyến LNG đầu tiên được vận chuyển từ Nam ra Bắc bằng phương tiện tàu hỏa, mang theo nguồn năng lượng xanh trên hành trình xuyên Việt. Sự kiện này không chỉ là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của PV GAS trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị năng lượng, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc kiến tạo một tương lai năng lượng bền vững cho Việt Nam.

PV GAS sẵn sàng cấp LNG cho khách hàng công nghiệp tại miền Bắc

PV GAS sẵn sàng cấp LNG cho khách hàng công nghiệp tại miền Bắc
Theo xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu, thị trường năng lượng Việt Nam cũng không ngừng thay đổi để phát triển. Thích ứng với xu thế đó, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đang thực hiện những bước đi chiến lược nhằm dịch chuyển sang mô hình kinh doanh năng lượng tích hợp, đa dạng hóa các sản phẩm khí đường ống, LPG, CNG và LNG. Sẵn sàng cấp LNG cho các đối tác là khách hàng công nghiệp trên phạm vi toàn quốc kể từ tháng 9/2024. Đó là một quyết tâm đòn bẩy, không chỉ giúp PV GAS mở rộng phạm vi cung ứng mà còn gia tăng đáng kể khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu năng lượng đa dạng của thị trường hiện nay.

Meey Chat 2.0 bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Meey Chat 2.0 bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng
Tiếp nối những tính năng ưu việt trước đây, Meey Chat vừa được Meey Group nâng cấp ở phiên bản 2.0 hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn toàn vượt trội như gửi file không giới hạn, lưu trữ vô tận với “Cloud của tôi”, tích hợp trợ lý ảo “Mây AI”…

Vinamilk khẳng định chất lượng và mở ra các lợi thế cạnh tranh mới cho sữa Việt khi xuất khẩu

Vinamilk khẳng định chất lượng và mở ra các lợi thế cạnh tranh mới cho sữa Việt khi xuất khẩu
Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào “thương hiệu Việt” ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao của thế giới, Vinamilk đang khẳng định sữa “made in Vietnam” hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng

Ra mắt thương hiệu khách sạn SOJO tại Đà Nẵng
Ngày 30/8/2024, SOJO Hotels chính thức mở cửa đón khách tại số 15 Lê Duẩn, phường Hải Châu, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng, đánh dấu sự có mặt của “Thương hiệu khách sạn phong cách nhất châu Á” tại thành phố đáng sống này.

VPBank Diamond Lounge: Đẳng cấp “thượng lưu” tại chi nhánh Flagship

VPBank Diamond Lounge: Đẳng cấp “thượng lưu” tại chi nhánh Flagship
Chiếm trọn tầng 3 của chi nhánh Flagship đầu tiên, sảnh Diamond Lounge được thiết kế đặc biệt để phục vụ khách hàng cao cấp, tạo ra một trải nghiệm dịch vụ tài chính khác biệt, xa rời các mô hình chi nhánh ngân hàng truyền thống.

Thực tế ảo và công nghệ 3D: Tương lai của ngành du lịch và bảo tàng

Thực tế ảo và công nghệ 3D: Tương lai của ngành du lịch và bảo tàng
Theo ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group, khi bất động sản được “ảo hoá” với công nghệ 3D sẽ dễ dàng xóa đi khoảng cách về không gian và thời gian, để một người ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể dễ dàng tiếp cận một dự án bất động sản bất kì tại Thành phố Hà Nội, mặc dù dự án vẫn còn trên giấy.

BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh

BIDV huy động thành công 5.000 tỷ đồng Tiền gửi xanh
Chỉ sau hơn 2 tháng triển khai, sản phẩm Tiền gửi xanh của BIDV đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và ngân hàng đã thành công huy động 5.000 tỷ đồng.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cung cấp điện dịp nghỉ lễ

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cung cấp điện dịp nghỉ lễ
Để đảm bảo cung cấp điện trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã triển khai các phương án nhằm vận hành an toàn lưới điện, cung cấp điện ổn định, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá của nhân dân tại 27 tỉnh thành phía Bắc

Cựu chiến binh làm giàu từ trồng tiêu hữu cơ

Cựu chiến binh làm giàu từ trồng tiêu hữu cơ
Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Hồng Sơn, Chủ tịch Hội CCB xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị không chỉ làm giàu từ cây hồ tiêu mà còn cùng bà con phát triển thương hiệu tiêu Vĩnh Linh xuất khẩu ra thế giới.

VINGROUP phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”

VINGROUP phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”
Vừa qua, Tập đoàn Vingroup chính thức phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, nhằm kêu gọi toàn thể cộng đồng chung tay phát triển thương hiệu xe điện Việt đẳng cấp quốc tế, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh vì hôm nay và mai sau...

Petrovietnam: Thời cơ mới, vận hội mới phát triển bền vững

Petrovietnam: Thời cơ mới, vận hội mới phát triển bền vững
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trải qua 49 năm xây dựng và phát triển đang đứng trước thời cơ mới, vận hội mới để thay đổi chính mình – trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia.
Xem thêm
Vinamilk khẳng định chất lượng và mở ra các lợi thế cạnh tranh mới cho sữa Việt khi xuất khẩu

Vinamilk khẳng định chất lượng và mở ra các lợi thế cạnh tranh mới cho sữa Việt khi xuất khẩu

Không chỉ đóng góp tích cực cho hiệu quả kinh doanh, mảng kinh doanh quốc tế của Vinamilk cũng đang đưa niềm tự hào “thương hiệu Việt” ra thế giới. Liên tiếp gia tăng thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất hiện ngày càng đa dạng, sở hữu nhiều tiêu chuẩn cao
Tái cơ cấu nông nghiệp - giải pháp phát triển bền vững chuối giá trị nông sản

Tái cơ cấu nông nghiệp - giải pháp phát triển bền vững chuối giá trị nông sản

sáng 28/8, tại Hà Nội, đã diễn ra diễn đàn "Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản" do Tạp chí Kinh doanh tổ chức.
Bán lẻ hồi phục, chuỗi WinMart có lãi 2 tháng liên tiếp

Bán lẻ hồi phục, chuỗi WinMart có lãi 2 tháng liên tiếp

Chuỗi siêu thị, cửa hàng của WinCommerce tiếp tục mang về lợi nhuận trong tháng 7/2024 sau quá trình tái cấu trúc hệ thống cửa hàng và liên tục thực thi các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động.
Meey Chat 2.0 bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Meey Chat 2.0 bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

Tiếp nối những tính năng ưu việt trước đây, Meey Chat vừa được Meey Group nâng cấp ở phiên bản 2.0 hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn toàn vượt trội như gửi file không giới hạn, lưu trữ vô tận với “Cloud của tôi”, tích hợp trợ lý ảo “Mây AI”…
Thực tế ảo và công nghệ 3D: Tương lai của ngành du lịch và bảo tàng

Thực tế ảo và công nghệ 3D: Tương lai của ngành du lịch và bảo tàng

Theo ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group, khi bất động sản được “ảo hoá” với công nghệ 3D sẽ dễ dàng xóa đi khoảng cách về không gian và thời gian, để một người ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể dễ dàng tiếp cận một dự án bất động sản bất kì tại Thành phố Hà Nội, mặc dù dự án vẫn còn trên giấy.
SeABank kết nối giá trị bền vững cùng doanh nghiệp với đặc quyền tài chính vượt trội

SeABank kết nối giá trị bền vững cùng doanh nghiệp với đặc quyền tài chính vượt trội

Với mong muốn “Lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm”, SeABank chú trọng vào việc cung cấp đa dạng dịch vụ tài chính, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời kết nối và hợp tác với doanh nghiệp qua các đặc quyền tài chính vượt trội. Từ đó hướ
Nửa đầu năm 2024, chủ đầu tư chuỗi dự án nghỉ dưỡng Flamingo báo lãi gấp 7 lần cùng kỳ

Nửa đầu năm 2024, chủ đầu tư chuỗi dự án nghỉ dưỡng Flamingo báo lãi gấp 7 lần cùng kỳ

Flamingo Holdings vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024. Doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ.
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.
Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt

Ngày 7/9, tại tỉnh Tiền Giang, Công ty cổ phần Nam Long Xanh tổ chức Hội thảo Nông nghiệp xanh và ra mắt viên vi sinh, phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp sạch, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

"Bắt sóng" chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp

Trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN), chuyển đổi số và chuyển đổi xanh sẽ là thước đo sức khỏe tương lai, giúp các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
Ra mắt dự án đưa Cát Bà thành tiểu Mandives của châu Á

Ra mắt dự án đưa Cát Bà thành tiểu Mandives của châu Á

Dự án ngay sát trung tâm thị trấn Cát Bà, được quy hoạch xây dựng dựa trên ý tưởng đưa Cát Bà thành một “tiểu Maldives của châu Á”, không gian giải trí quy mô, chất lượng và đẳng cấp.
Nắm bắt cơ hội đầu tư tại thị trường còn nhiều dư địa như Hà Nam

Nắm bắt cơ hội đầu tư tại thị trường còn nhiều dư địa như Hà Nam

Flamingo Golden Hill Hà Nam đang là “tọa độ vàng” của giới đầu tư bất động sản vì sở hữu mọi điều kiện để trở thành thành phố kinh doanh hiệu quả tại Hà Nam - địa phương còn nhiều dư địa để phát triển rực rỡ.
Phiên bản di động