“Cột sống” - trụ cột của sự sống
Sức khỏe 30/05/2019 09:33
“Cột sống”, hai từ đó cũng nói lên tầm quan trọng của bộ phận này đối với sự sống của cơ thể. Cột sống là trụ cột, nâng đỡ nửa trên của cơ thể, giúp cho chúng ta có dáng đi thẳng. Cột sống chứa đựng và bảo vệ tủy sống. Tủy sống cùng với não bộ là hai bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, chỉ huy toàn bộ các hoạt động của sự sống. Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giúp độc giả NCT tìm hiểu về cột sống…
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp ở người trung cao tuổi, liên quan tới quá trình lão hóa. Do cột sống phải chịu đựng nhiều các tác động xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau và tình trạng hư hại phần sụn của đĩa sụn mặt trên đốt sống, đĩa đệm và sụn khớp liên mỏm gai sau, mọc gai - mỏ xương ở chuỗi thân đốt sống.
Thoái hóa cột sống thường tiến triển chậm, biểu hiện bởi sự tăng dần các triệu chứng đau: Đau, cứng cột sống và hạn chế vận động.
Các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa tự nhiên: Đây là quy luật tự nhiên khó tránh khỏi do sự lão hóa, tình trạng này thường xuất hiện khi bước qua độ tuổi 30.
Ăn uống thiếu chất: Do cơ thể thiếu hụt lượng canxi, Glucosamine là thành phần chính để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống.
Di truyền: Các tổn thương bẩm sinh khiến người bị gù hay cong vẹo cột sống gây ra sự thay đổi cấu trúc cột sống dẫn đến cột sống bị chèn ép gây bệnh.
Biến chứng bệnh lí: Những người bị mắc các bệnh tiểu đường, thận hư, chấn thương cột sống thắt lưng do tai nạn… gây nên bệnh.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Đau cơ cạnh cột sống khu trú, xuất phát từ các dây chằng cạnh cột sống, các bao khớp.
Co thắt các cơ cạnh cột sống.
Đau rễ dây thần kinh có thể do chèn ép rễ của dây thần kinh ống sống hoặc có thể chỉ là đau lan truyền dọc theo dây thần kinh có liên quan với tổn thương nguyên phát tại chỗ.
Mất dần đường cong sinh lí tự nhiên của cột sống.
Gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi vận động, vặn mình, cúi người.
Các cơn đau không xảy ra liên tục, thường kéo dài thành nhiều đợt khác nhau khi người bệnh có những hoạt động khớp cơ nhiều thì cơn đau lưng lại tái phát.
Nếu để lâu các cơn đau thoái hóa cột sống với tần suất dày đặc hơn, người bệnh còn có thể teo cơ, liệt chân.
Các bệnh lí thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp
Đau thắt lưng cấp tính: Cơn đau xuất hiện sau một động tác mạnh quá mức, đột ngột và trái tư thế (bưng, bê, vác,…).
Đau thường ở vùng cột sống thắt lưng. Có thể đau cả hai bên, nhưng không lan. Vận động bị hạn chế và khó thực hiện các động tác của cột sống, thường không có dấu hiệu thần kinh.
Có thể kèm co cứng cơ cạnh cột sống vào buổi sáng và giảm sau khi vận động.
Đau thắt lưng mạn tính: Khi đau thắt lưng kéo dài trên 3 tháng.
+ Các yếu tố nguy cơ gồm: Mang vác nặng, xoay người, cơ thể bị rung lắc (đi xe máy, ngồi ô tô lâu,…)
+ Thường gặp ở người trung và cao tuổi.
+ Đau âm ỉ vùng thắt lưng, không lan xa, đau tăng khi vận động, thay đổi thời tiết, đau giảm khi nghỉ ngơi.
+ Cột sống có thể biến dạng một phần và hạn chế một số động tác cúi, nghiêng …
Đau thần kinh tọa: Chèn ép lên rễ của dây thần kinh sống vùng thắt lưng (sẽ trình bày kĩ ở kì sau).
+ Thường xảy ra ở những người từ trung và cao tuổi.
+ Đau đột ngột, đau lan xuống mông, về mặt sau ngoài đùi và xuống tận hết ở ngón chân, tùy vị trí chèn ép.
+ Ngoài ra, còn có các biểu hiện lạnh bàn chân và tê bì hai chân, đau mỏi nhiều vùng thắt lưng…
Điều trị:
Các biện pháp không dùng thuốc:
+ Vật lí trị liệu: Có tác dụng giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp với các thủ thuật như: Siêu âm trị liệu, điện xung giãn cơ, điện phân, hồng ngoại, chườm nóng…
+ Kéo dãn cột sống, phong bế khớp gian mỏm.
+ Châm cứu và xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống
+ Tập luyện: Đối với các trường hợp đau thắt lưng mạn tính, đau thần kinh tọa (nên: Bơi, yoga, tập dưỡng sinh kinh lạc… sẽ hướng dẫn kĩ về cách thức tập luyện ở những kì sau)
+ Nghỉ ngơi, tránh các động tác gắng sức, đặc biệt các động tác xoay đột ngột, cúi người bê vác vật nặng.
Thực phẩm:
+ Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn: Các loại thực phẩm giàu canxi, uống sữa…
+ Bị thoái hóa cột sống nên kiêng: Đồ ăn nhanh, các chất kích thích và đồ uống có cồn, những loại thực phẩm chứa nhiều đạm như: Thịt bò, thịt chó, thịt dê,…
Sử dụng các vị thuốc nam: Những bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống như: Xương rồng, lá lốt, ngải cứu… Trong đó, mỗi bài thuốc nam đều được chế biến dưới dạng đắp hoặc sắc uống. Hoặc các sản phẩm như: Viêm khớp ngũ lão, Dưỡng khớp ngũ lão, Viên khớp Salix plus…
Phòng bệnh:
Tránh cho cột sống bị quá tải bởi vận động và trọng lượng, tránh các động tác mạnh, đột ngột (bê vác nặng, vặn người,…)
Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lí tưởng.
Phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương khớp và cột sống ở người lớn và trẻ em.
Tránh còi xương ở trẻ em.
Điều quan trọng hơn nữa, theo quan điểm của Y học cổ truyền thận chủ cốt, tủy. Cho nên muốn phòng ngừa và hạn chế quá trình thoái hóa xương nói chung và cột sống thắt lưng nói riêng phải phục hồi chức năng chủ cốt của thận (bổ thận)
Mời quý độc giả đón đọc chuyên đề “Cột sống - trụ cột của sự sống” kì 5 với nội dung: “Phình vị - thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”. Chuyên mục này được sự đồng hành của Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt. ĐC: Số 18 Nguyễn Đổng Chi - phường Cầu Diễn - quận Nam Từ Liêm - TP Hà Nội.
Điện thoại: 0243.207.26.26 - Di động: 084.24.89.666
www.facebook.com/toasangtroiyeuthuong
Email: saodaiviet.vn@gmail.com
Mọi ý kiến về bài viết, xin quý vị vui lòng liên lạc với địa chỉ trên.
BS Nam Khánh - Minh Dũng