Chuyện về người treo cờ trên kì đài Huế tháng 8/1945

Tại Trung tâm Thể dục thể thao quận Ba Đình, TP Hà Nội thi thoảng vẫn thấy một cụ già đi xe máy tự chế 3 bánh đến sân tennis chơi, sau đó cụ cùng bạn bè thưởng thức một vài cốc bia hơi lúc cuối chiều.
Mọi người cho hay, mỗi khi cao hứng cụ còn tham gia câu lạc bộ dansing, với vài điệu Valse, Boston hay Rumba cho vui, chứ khoảng 15 năm trước, cụ vẫn còn chơi tennis. Tìm hiểu được biết, đó là cụ Đặng Văn Việt, sinh năm 1920, người kéo cờ đỏ sao vàng lên cột cờ ở thành nội Huế ngày 21/8/1945, người đã sống hơn một thế kỉ với bao giai thoại hùng tráng, đáng để sẻ chia, học tập.

Thân thế, gia tộc và những ngày đầu tham gia cách mạng

Cụ Đặng Văn Việt, quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, có gốc gác con cháu họ Trần lừng lẫy chống giặc Nguyên - Mông, nhưng qua một số biến cố cuối đời nhà Trần nên đổi họ chuyển vào Châu Hoan. Từ nhỏ cụ theo cha vào học ở Huế, cha là cụ Đặng Văn Hướng, một vị quan Thượng thư dưới triều Bảo Đại, khi Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Trần Trọng Kim điều cụ Hướng về làm Tổng đốc tỉnh Nghệ An. Từ năm 1942, cụ Việt ra Hà Nội học trường Y dược và đã được tiếp xúc với phong trào yêu nước, bắt đầu giác ngộ cách mạng. Sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Đảng ta đã có chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phong trào Việt Minh phát triển rầm rộ từ Bắc chí Nam. Đặng Văn Việt trở về Huế vào học tiếp ở Trường Thanh niên tiền tuyến (tên đầy đủ là Trường Võ bị Thanh niên tiền tuyến). Đó là một trường huấn luyện quân sự trực thuộc Bộ Thanh niên chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng do những trí thức yêu nước theo Việt Minh dẫn dắt. Hai ông Phan Anh và Tạ Quang Bửu là người tổ chức chỉ đạo học sinh, hướng họ về với cách mạng. Học sinh Trường Thanh niên tiền tuyến hầu hết là những sinh viên các trường đại học ở Đông Dương, một số đã là cơ sở của Việt Minh.

Cụ Đặng Văn Việt với cuốn sách Hạ cờ triều đình Huế, giương cao cờ đỏ sao vàng - sự kiện vĩnh hằng- Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 12/2015
Cụ Đặng Văn Việt với cuốn sách Hạ cờ triều đình Huế, giương cao cờ đỏ sao vàng - sự kiện vĩnh hằng- Nhà xuất bản Hội Nhà văn, tháng 12/2015

Sau khi Hà Nội giành chính quyền, đêm 20/8, hai thanh niên Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương (sau này là Thiếu tướng Cao Pha) được ông Trần Hữu Dực giao nhiệm vụ sáng 21/8, treo cờ cách mạng lên kì đài Huế. Cả đêm hồi hộp không ngủ, sáng ra hai người nai nịt gọn gàng trong quân phục chỉnh tề, đầu đội ca lô kiểu kị binh mã vàng, đi ghệt cao cổ của ngự lâm quân trông rất oai phong. Lá cờ đỏ sao vàng dài 12 mét rộng 8 mét được cuộn tròn gác lên hai chiếc xe đạp, hai người đẩy xe thẳng tiến về phía kì đài. Khi đến kì đài, Đặng Văn Việt dõng dạc nói với viên chỉ huy lính bảo vệ: “Theo lệnh Ủy ban kháng chiến Trung bộ, chúng tôi có nhiệm vụ treo cờ cách mạng lên cột cờ thay cờ quẻ li, các anh giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ”. Có lẽ lính triều đình biết tin ngoài Hà Nội, cách mạng đã giành chính quyền, thấy rõ khí thế cách mạng nên lúng túng không phản ứng gì. Hai người hạ lệnh tiếp “5 lính pháo đùng buộc cờ vào dây kéo ròng rọc đưa cờ đỏ sao vàng lên cao, hạ cờ nhà vua xuống”. Khi cờ đỏ đã lên đỉnh cột, hai người đứng nghiêm đưa tay chào cờ, viên chỉ huy và binh lính ngoan ngoãn làm theo. Thấy cờ nhà vua bị hạ xống, viên chỉ huy đại đội lính khố vàng ra lệnh cả 120 tay súng chĩa về phía Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương rồi báo vua Bảo Đại. Do Bảo Đại nhút nhát nên hỏi ý kiến Hoàng hậu Nam Phương, ngay sau đó là lệnh của Vua: Không được bắn. Lúc đó là trưa 21/8/1945, cờ đỏ sao vàng tung bay, Nhân dân Huế mừng vui chào đón cách mạng. Mấy ngày sau ông Trần Huy Liệu từ Hà Nội vào thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời nhận thoái vị và ấn tín từ Bảo Đại, hoàn thành giành chính quyền ở Huế (ngày 25/8/1945).

Bước chân vào quân ngũ

Những ngày sục sôi khí thế cách mạng, 43 học viên Trường Thanh niên tiền tuyến phối hợp với lực lượng Việt Minh mở cửa nhà tù giải phóng cho các tù chính trị, bảo vệ các cuộc mít tinh giành chính quyền; giải giáp các trại lính khố vàng, khố đỏ, khố xanh, tịch thu tài liệu, vũ khí, kho tàng của chế độ cũ. Ngay khi ta giành chính quyền ở Huế, cuối tháng Tám quân Pháp dùng một tàu đổ bộ vào cửa biển Thuận An hòng uy hiếp lực lượng cách mạng còn non trẻ ở đây. Với tố chất nhanh nhẹn dũng cảm, Đặng Văn Việt được giao chỉ huy 1 trung đội tổ chức trấn giữ cửa biển và đã mưu trí bắt gọn 1 quan Ba và 2 quan Hai của địch, dập tắt ý đồ hỗ trợ giữ lại bộ máy chính quyền tay sai. Đây là chiến công đầu tiên mở đầu cho nhiều trận đánh thắng giòn giã sau này. Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, kháng chiến nổ ra ở khắp nơi, nhiều người của Trường Thanh niên tiền tuyến tham gia Nam tiến, một số sang giúp bạn Lào. Dịp cuối năm 1945, Đặng Văn Việt chỉ huy một số phân đội phối hợp giúp bạn đánh Pháp giành nhiều thắng lợi ở đường 9, ở Trung - Hạ Lào; đầu năm 1946, ông làm Tham mưu trưởng Mặt trận đường 7. Sau đó ông được điều động ra miền Bắc, ban đầu là làm huấn luyện viên Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, nơi cụ Hoàng Đạo Thúy, người anh cả của phong trào hướng đạo Việt Nam đang làm Hiệu trưởng.

Những trận đánh để đời làm nên tên tuổi

Mặc dù đã có Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, nhưng thực dân Pháp có sự hỗ trợ của quân đội Anh và Mỹ đã không thực hiện Hiệp định, dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm nhiều địa phương của ta từ Bắc đến Nam. Ngày 19/12/1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tháng 10/1947, Pháp mở chiến dịch Léa lên vùng Việt Bắc với quy mô lớn sử dụng mấy vạn quân với đầy đủ máy bay, tàu chiến, xe tăng. Chúng xây dựng kế hoạch hành quân rầm rộ tạo 3 gọng kìm lớn với ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh hòng bóp nghẹt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Minh, khủng bố Nhân dân, chia cắt liên hệ của ta với cách mạng Trung Quốc,…

Lúc này cụ Đặng Văn Việt là cán bộ chủ chốt ở Phòng Tác chiến (tiền thân Cục Tác chiến sau này) thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cuối tháng 10/1947, cụ được đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Hoàng Văn Thái giao làm đặc phái viên của Bộ giữ liên hệ và sát cánh với Trung đoàn 11 của tỉnh Lạng Sơn (sau này là Trung đoàn 28) có nhiệm vụ đánh chia cắt địch, bảo vệ đường số 4. Trận đánh lớn đầu tiên của cụ là đề xuất cách bố trí đội hình, cùng Tiểu đoàn 23 phục kích đánh địch thắng lợi ở Bố Củng - Lũng Vài thu nhiều vũ khí, chiến lợi phẩm, mặc dù trang bị của ta còn quá thô sơ, thiếu thốn. Sau đó, cụ còn trực tiếp lên kế hoạch, cùng với chỉ huy 2 Tiểu đoàn 374 và 23 tổ chức phối hợp đánh thắng giòn giã trận Bản Nằm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Cuối năm 1947, cụ Đặng Văn Việt được giao làm Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, đồng chí Hà Kế Tấn làm Chính ủy Trung đoàn, lúc này cụ mới 27 tuổi. Đặc tính nổi bật là luôn trực tiếp đi trinh sát kĩ địa hình, nắm chắc tình hình địch, giả định các tình huống tác chiến và sâu sát động viên anh em, dựa vào sự giúp đỡ tận tình của đồng bào các dân tộc. Vì thế mà năm 1948, đầu năm 1949, các đơn vị bộ đội có sự tham gia chỉ huy của cụ Việt liên tục đánh thắng nhiều trận trên đường số 4 và các địa phương lân cận, gây tổn thất lớn cho địch, góp phần giữ vững chiến khu Viêt Bắc, bảo vệ Trung ương. Giữa năm 1949, Bộ quyết định thành lập Trung đoàn chủ lực trên cơ sở sáp nhật 3 Trung đoàn (Trung đoàn 28 của Lạng Sơn, Trung đoàn 72 của Bắc Cạn và Trung đoàn 74 của Cao Bằng) thành Trung đoàn 174 do cụ Đặng Văn Việt làm Trung đoàn trưởng, ông Chu Huy Mân làm Chính ủy. Trước khi làm lễ ra mắt Trung đoàn, Ban chỉ huy bàn bạc và quyết tâm đánh thắng một trận để đời nhân chào mừng ngày Quốc khánh của ta.

Thế là trận Bông Lau - Lũng Phầy được hình thành. Với phương châm hành động: Bí mật, táo bạo, mưu trí, sau mấy ngày kiên trì phục kích chịu đói vượt khó, ngày 3/9/1949, Trung đoàn 174 đã anh dũng chặn đánh đoàn xe lớn của địch đang tiến lên Cao Bằng. Trận này ta tiêu diệt hơn 100 xe vận tải, xe tăng, xe bọc thép, diệt và bắt sống hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí hiện đại trang bị cho bộ đội ta; một lượng lớn lương thực, thực phẩm thu được đem cấp phát cho Nhân dân. Trong chiến dịch Biên giới năm 1950, cụ Đặng Văn Việt chỉ huy Trung đoàn 174 phối hợp với quân dân các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh còn tổ chức nhiều trận đánh giành thắng lợi oanh liệt. Trận tấn công cứ điểm Đông Khê ngày 18/9/1950 đơn vị đã dũng mãnh chiến đấu thắng lợi, xuất hiện gương đồng chí La Văn Cầu (được phong anh hùng). Chiến dịch Biên giới phát triển, Trung đoàn được vinh dự đón Bác Hồ lên quan sát chiến sự và động viên bộ đội. Các trận tiếp theo Trung đoàn phối hợp với các đơn vị bạn chia cắt địch trên đường số 4, chặn binh đoàn rút khỏi Cao Bằng, đón đánh địch từ Thất Khê lên ứng cứu,… bắt sống hai đại tá Tư lệnh hai binh đoàn chủ lực của Pháp là Charton và Lepage cùng hàng trăm sĩ quan, hàng ngàn binh lính Pháp và lê dương, giữ vững và mở rộng hành lang an toàn đường số 4. Người Pháp gọi Đặng Văn Việt là “Hổ xám đường số 4”.

Năm 1951 và đầu năm 1952, Trung đoàn 174 trong đội hình Đại đoàn 312 mới được thành lập. Cụ Đặng Văn Việt tiếp tục chỉ huy Trung đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh địch giữ vững địa bàn vùng đồng bằng liên khu 3, chống lại nhiều trận càn của Pháp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,… Cuối năm 1952, Trung đoàn tham gia chiến dịch Tây Bắc, đánh thắng nhiều trận trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đường số 6, tiêu biểu là trận diệt gọn đồn Mộc Châu tháng 11/1952, do cụ trực tiếp chỉ huy. Trong khi Trung đoàn cùng các đơn vị bạn chuẩn bị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ thì cụ được cử đi học ở Trung Quốc, sau về công tác ở Trường Sĩ quan lục quân 1 rồi chuyển ngành năm 1960.

Cuộc sống đời thường

Ở môi trường công tác mới ngoài dân sự khoảng 20 năm, cụ vẫn phát huy tinh thần chủ động sáng tạo ham học hỏi nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ như khi là người lính Cụ Hồ. Được nghỉ hưu năm 1980, kinh tế cả nước còn khó khăn, cụ vẫn chăm chỉ làm thêm để trang trải cuộc sống như bao người khác. Cụ mượn đất của bên nhà vợ ở Khương Đình để trồng rau, chăn nuôi. Tại đây cụ được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi cùng Thiếu tướng Trần Minh Đức đến thăm. Hiện cụ vẫn ở căn phòng 32 m2 trên tầng 4 khu tập thể Bộ Xây dựng cấp khi mới chuyển ngành trên phố Minh Khai, TP Hà Nội. Dù tuổi rất cao nhưng cụ vẫn minh mẫn, dành thời gian viết và dịch sách. Thật đáng khâm phục người Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 chủ lực, người đã đánh thắng hơn trăm trận thời chống Pháp. Cờ đỏ sao vàng do cụ và cụ Cao Pha kéo lên kì đài Huế ngày 21/8/1945 là một trận đánh không tiếng súng, không hi sinh đổ máu cũng là một thành công, một dấu ấn lịch sử của cách mạng Việt Nam.

Những dịp hội thảo, kỉ niệm chiến thắng đã có nhiều vị tướng chia sẻ, nhìn nhận về cụ, Đại tướng Lê Trọng Tấn nói: “Anh Đặng Văn Việt luôn nhanh chóng tìm ra những cách đánh sáng tạo, thích hợp với thực tiễn chiến trường của trận đánh và của chiến dịch. Quyết định đánh Đông Khê trước khi nổ ra chiến dịch Biên giới là một quyết định đầy trí tuệ và đầy tinh thần trách nhiệm. Anh Đặng Văn Việt là một quân nhân cách mạng, cuộc đời có nhiều bão táp, nhưng lúc nào cũng lạc quan, tươi cười và sáng tạo trong khi còn nhiều thiếu thốn”.

Nguyễn Nhân Tỏ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5) và 29 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5), Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc đặc sắc phục vụ công chúng và NCT.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch và Sở VH-TT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Đất nước nhìn từ Bạch Đằng Giang

Đất nước nhìn từ Bạch Đằng Giang

Khu di tích Bạch Đằng Giang, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng được mệnh danh là nơi hội tụ của hồn thiêng sông núi, bởi nơi đây gắn liền với 3 trận thuỷ chiến chống quân xâm lược trong lịch sử hào hùng của dân tộc Đại Việt. Nơi đây là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là những người tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử Việt Nam.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024. Ông Võ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức chủ trì cuộc họp; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền Thông; các Sở, ban, ngành liên quan; các phóng viên báo chí của Trung ương và địa phương.

Tin khác

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...

Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây
Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.

Chiến sĩ Điện Biên ở thành Vinh và những câu chuyện khó quên!

Chiến sĩ Điện Biên ở thành Vinh và những câu chuyện khó quên!
70 năm đã trôi qua, nhưng những câu chuyện liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn hằn nguyên trong kí ức của những người chiến sĩ Điện Biên năm xưa ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Đến năm 2024 này, phần lớn cựu chiến binh ở TP Vinh từng tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã về với thế giới người hiền. Nhưng những câu chuyện liên quan đến những người lính ấy vẫn còn, và sẽ còn mãi với thời gian...

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin
Hội NCT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại Hội nghị, CLB Dưỡng sinh NCT huyện đã trao tặng Giấy khen cho 5 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, tại Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CLB Dưỡng sinh NCT huyện, UBND huyện đã khen thưởng 1 tập thể, 7 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng phong trào dưỡng sinh trên địa bàn.

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á
Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Để khèn Mông thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cao Bắc Hà

Để khèn Mông thành sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cao Bắc Hà
HĐND tỉnh Lào Cai đã có nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025, tạo điều kiện cho Bắc Hà phát huy hiệu quả việc đưa tinh hoa văn hóa Mông, trong đó có khèn Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

70 năm nghĩ về bộ phim “Một vài hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ”

70 năm nghĩ về bộ phim “Một vài hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ”
Chúng tôi đã từng xem bộ phim tư liệu lịch sử “Điện Biên Phủ”, hay còn gọi là “Một vài hình ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ” của đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi.

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh
Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi
Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa, đồng thời thể hiện sự quyết tâm của tỉnh Hà Tĩnh trong nỗ lực góp phần đưa ngành du lịch phát triển nhanh, bền vững.

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024
Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024
Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,... đặc sắc, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về dự.

Nghệ nhân tâm huyết bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

Nghệ nhân tâm huyết bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
Hàng chục năm qua, ông Đặng Văn Thương, ở thôn 2, xã Bằng Cả, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh luôn ý thức được trách nhiệm của mình đối với đồng bào dân tộc Dao Thanh Y.

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 25km, có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi về giao thông, nằm trên Quốc lộ 1A là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được biết đến với nhiều cụm di tích lịch sử cấp Quốc gia như đình Gia Miêu, lăng miếu Triệu Tường nơi phát tích họ Nguyễn, ly cung nhà Hồ, đền thờ Trần Hưng Đạo. Phát triển du lịch huyện Hà Trung bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử địa phương; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội phát triển du lịch trong mối liên hệ với các ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác
Xem thêm
Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5)
Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...
Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây

Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.
Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Đảm bảo an toàn cho khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng ngày 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đụng độ đối thủ U23 Kuwait. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait sẽ diễn ra lúc 22h30 tối nay 17/4 (theo giờ Việt Nam), trên sân Al Janoub tại Al Wakrah (Qatar).
Nắng Hàng Dương

Nắng Hàng Dương

Tôi bước xuống xe điện. Chiều nghiêng bóng xế. Xoay mặt chín mươi độ, đầu hơi ngả về phía sau, anh tài xế nhìn tôi nhoẻn miệng cười - nụ cười của người thanh niên vùng biển rõ vẻ chân chất và thơm nồng vị nắng.
Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động