Có gì đặc biệt tại siêu phẩm Jetski bắn pháo hoa lấy cảm hứng từ nàng tiên hạc Cát Bà?

Văn hóa - Thể thao 27/01/2022 11:09
Nhân Tết năm Hổ, xin điểm đôi nét về Chúa Sơn Lâm trong Hội làng Thăng Long - Hà Nội. Làng Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây thờ Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương (671-801), mở hội ngày 8 tháng Giêng xa xưa nơi này còn là rừng rậm, hổ dữ thường về bắt lợn, gà. Phùng Hưng cho làm bù nhìn ăn mặc quần áo người. Đêm hổ lao tới cắn xé hóa ra cọc gỗ, áo quần rơm rạ. Bực vài lần hổ bỏ đi. Một buổi, Phùng Hưng đóng khố, trát bùn, đứng chỗ bù nhìn. Hổ về qua, ông bất ngờ nhảy phốc lên mãnh thú đập búa cho vỡ sọ... Hội làng mở ngày 8/1. Truyền rằng sợ oai ông, trước đây Hổ thường góp giỗ một con lợn rừng ở sân đình, giờ lệ bên mâm giỗ quả phải có đầu lợn, mâm xôi trắng: “Cam Lâm mở hội vui thay/Bù nhìn dọa hổ đêm ngày, hồ đi” (Ca dao).
![]() |
Biểu diễn trò múa hổ Ải Lao phường Phúc Lợi (quận Long Biên, TP Hà Nội) |
Lăng Hạ Thái (huyện Thanh Trì) thờ Bà Lạy (Đinh Thị Trạch) và tướng quân Bùi Sĩ Lương có công đánh giặc tổ chức trùng tu đền, chùa. Truyền thuyết kể hàng năm vào dịp cuối năm, dân làng phải cống cho Ông Hổ một thiếu nữ tuổi trăng tròn. Bà Trạch thay thế cô gái, khiến Hổ Lang tức giận. Hổ tha bà qua Hạ Thái, Văn Hội, Nhị Khê, Phượng Công... (huyện Thường Tín). Vết máu có ở đâu, nơi đó lập đền thờ vì sau đó, Hổ Lang không về nữa. Hội làng vào ngày 10/1. Trò có kiệu bay, xếp chữ “Thái Bình” “Quốc Thái” “Dân An”: “Đức Ông vì nước quên thân/Đức Bà vì nghĩa cứu dân cứu làng”.
Làng Đống Tranh, huyện Thường Tín thờ Đức bà và Mẹ con Kẻ Khó. Kẻ khó dẫn chó tìm trong núi rừng ra nơi trú ẩn của Hổ dữ, về báo cho trưởng làng Đức Bà, người cai quản. Đức Bà tập hợp một đoàn trai tráng mang gậy, thứng, dao, búa vào rừng quần thảo bắt Hổ mang về rồi thịt và tế lễ ở ngoài gò hoang. Hội làng ngày 10/1 có vật lão, vật cầu. Nhưng vui nhất là trò vây bắt Hổ do một người đóng giả. Họ lấy được áo hổ, xé ra mang về làm khước, tin rằng sẽ khỏi bệnh đuổi ma tà, dịch bệnh: “Vui nhà là hội Đống Tranh/Tranh nhau lốt Hổ, khước lành quanh năm” (Ca dao).
Làng La Nội, quận Hà Đông thờ Đại Vương Đô Bảo. Ngài giúp dân làng diệt Hổ Lang vàng mép. Hội La đặc sắc có trò diễn săn Hổ, đánh địch. Một chàng trai đóng vai Hổ dữ còn trai đinh và một tốp đóng vai người cầm đuốc, đi săn, cầm dây trói, mang côn trùng... Hơn 300 diễn viên rước kiệu và dân làng hàng trăm người cổ vũ. Diệt Hổ xong, mọi người xô vào giằng xé áo Hổ lấy về làm khước. Trầm lùng trong đêm, khúc ca vút lên: Lột da lót Ngai/ Cho Đức Vua ngồi/ Nanh làm cán dao/ Cho Đức Vua cầm/ Thịt nấu canh ngon/ Cho Đức Vua hưởng...
Hội La đông vui được ví như hội bơi Đăm B. Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) hội chạy nghiềm quân ở làng Giá, xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) và hội chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai). “Bơi Đẵm rước phía hội Thầy/Vui là vui vậy chẳng tày Giã La”.
Làng Hội Xá, quận Long Biên thờ Ỷ Lan Nguyên Phi, người phò chúa Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và thờ Hoàng Hổ, người có công phò Thánh Gióng đuổi giặc Ân Trung Hoa, phường Ải Lao hát múa đến nay vẫn duy trì vào dịp 9/4, bên làng Phù Đổng, phường diễn ca múa 12 ca khúc như hát rước, hát thờ, hát săn hổ, hát vây hổ, hát bắt hổ, hát lễ trước Mẹ Gióng và Thành Gióng:
“Hiệu dăng hàng trong quân Tiểu Cổ/ Phường Ải Lao áo Hổ ào theo/ Là phường “Tùng Choạc” cổ mao/ Người bên Hội Xá năm nào cũng sang” (Ca dao).
Người đội lốt Hổ lăn, cuộn người nhảy múa. Trong lúc đó người đóng giả bắn cung, câu mác đánh theo thú dữ bị thương. Hai Vệ sĩ tới trói Hổ và cùng đến trước ban thờ quỳ lạy Thánh Gióng. “Phi Hội Ải Lao bất thành hội Gióng” (Phương ngôi) Đội múa Ải Lao từng tham gia không chỉ ở Hội Gióng (huyện Gia Lâm) mà 300 năm thành lập Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) và 1.000 năm kỉ niệm Thăng Long. Hà Nội, bên tượng đài Vua Lý Thái Tổ.