Chiến sĩ thi đua số 1 trong Chiến dịch Điện Biên

Cách đây 11 năm (2013), nhân hướng tới kỉ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014) là cộng tác viên thân thiết của báo Quảng Ninh, nên tôi được nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Kha, nguyên Trưởng phòng Chính trị-Xã hội báo Quảng Ninh (nay đã nghỉ hưu), gợi ý viết về ông Nguyễn Tiến Thụ.

Nhà báo Đỗ Kha giới thiệu, ông Nguyễn Tiến Thụ là em rể và là người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điên Biên Phủ. Với cá nhân, tôi mang ơn ông Thụ, nhờ ông mà tôi được về Tỉnh đoàn công tác, rồi được đi học Đại học Kinh tế - Kế hoạch.

Sau khi tốt nghiệp lớp 10, với điểm ưu, thừa điểm đi du học nước ngoài. Hồi ấy chỉ cần học giỏi, lí lịch tốt là được vào đại học. Nhưng vì nhiều lí do, tôi phải rẽ ngang, mà rẽ ngang tôi cũng không thuận lợi. May có anh bạn đang làm ở Thị đoàn Cẩm Phả có giấy gọi đi đại học, anh liền giới thiệu tôi vào Thị đoàn làm thay anh. Công việc là đưa công văn, chuẩn bị hội trường cho phòng họp và các phòng làm việc của cán bộ Thị đoàn; buổi chiều đi đón con học mẫu giáo của cán bộ Thị đoàn.

Một lần, ông Nguyễn Tiến Thụ về Thị đoàn Cẩm Phả công tác, biết tôi học xong lớp 10. Lúc tiễn anh ra xe, anh bảo tôi: “Thanh niên có trình độ văn hoá lớp 10, cứ làm anh điếu đóm phí lắm. Cậu về Tỉnh đoàn nhé”. Và mấy tháng sau tôi mới có quyết định về Tỉnh đoàn làm việc. Ở đây, Tỉnh đoàn mà trực tiếp là ông Thụ động viên tôi ôn bài, để dự thi đại học. Nhờ chăm chỉ ôn luyện, năm ấy tôi thi đỗ 3 trường, toàn điểm cao nhưng khi xin giấy nhập học lại gặp khó khăn. Ông Thụ lại một lần nữa đấu tranh để tôi được đi học. Khi tôi tốt nghiệp đại học thì ông đã chuyển công tác về Hà Nội. Từ đó cho đến khi được nhà báo Đỗ Kha “chọn mặt gửi vàng”, hơn 40 năm, tôi về Hà Nội gặp ông Nguyễn Tiến Thụ, thủ trưởng cũ, ân nhân khả kính. Nhà báo Đỗ Kha dặn tôi, khi nào tôi đi thì bảo để ông gọi điện cho ông Thụ trước.

Chiến sĩ thi đua số 1 trong Chiến dịch Điện Biên

Theo địa chỉ và số điện thoại do nhà báo Đỗ Kha cung cấp, một sáng tháng 5/2013, tôi lên Hà Nội. Theo địa chỉ tôi tìm đến nhà ông ở đường Âu Cơ. Vì được hẹn trước, ông ra mở cổng. Ở tuổi 80, tưởng ông yếu, nhưng giọng ông vẫn trong và vang:

- Chú em đấy à? Anh mong từ sáng! Bác Đỗ Kha bảo hôm nay chú em lên anh. Nói rồi ông ân cần dẫn tôi vào nhà, uống xong cốc nước Atiso mát lạnh, anh bảo tôi lên phòng anh ở lầu ba, chuyện trò cho yên tĩnh.

- Bác Đỗ Kha bảo cứ gặp anh sẽ có nhiều cái để viết. Hóa ra anh là nhân chứng cực kì sáng giá của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Là thanh niên xung phong (TNXP) lứa đầu tiên, là Chiến sĩ Thi đua số 1 của Chiến dịch lịch sử ấy. Ở với anh chục năm mà có thấy ai nói anh là Chiến sĩ Thi đua số 1 Chiến dịch Điện Biên Phủ đâu. Đồng thời để cảm ơn anh, nếu không có anh nâng đỡ chắc em không được như bây giờ và cũng để nhìn tận mắt, sờ tận tay thủ trưởng cũ sau gần 50 năm thế nào. Anh vẫn khỏe, nhanh nhẹn, minh mẫn, em mừng. Anh lên Hà Nội từ lâu, việc xin nhà, xin đất dễ ợt sao lại tậu nhà tận "xứ Chèm" thế này?

Ông cười rồi nói nhỏ nhẹ:

- Tớ có nhà ở Hàng Chiếu, nhưng ồn ào, xô bồ quá tớ đổi lên đây cho yên tĩnh. Cậu là một trong số ít người nói, nhờ có tớ mà trưởng thành. Tớ cảm ơn cậu. Người nói trước cậu là TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Dũng cũng nói không có tớ thì Dũng cùng lắm cũng chỉ là một anh giáo viên trường làng. Cuộc đời của mỗi con người đều cần có một cú hích- Thượng đế cũng thế thôi. Vấn đề là cú hích ấy hòn đá sẽ lăn đến đâu, lăn thế nào. Cậu ở văn phòng Tỉnh đoàn Quảng Ninh không nghe ai nói tớ là TNXP thời kì Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng đúng thôi, tớ không nói với ai bao giờ. Ông Vũ Cẩm, nguyên Bí thư Tỉnh đoàn trước tớ cũng trách tớ như cậu. Tớ năm nay ngót 80 rồi, khỏe và vui vẻ được như thế này có lẽ do tớ không bon chen, không đố kị, không đòi hỏi gì nhiều. Các cháu Cường, Thịnh, Thủy, Mạnh đều thành đạt, với mình thế là phúc lộc rồi. Hôm nay Hà Nội nóng 38 độ, anh em mình ra hồ sen Nhật Tân cho mát.

Ông mượn chiếc ghế của quán, ngồi dưới gốc cây bằng lăng, mái tóc nghệ sĩ bạc trắng như một ông tiên, mắt đăm chiêu nhìn ra mặt hồ phẳng lẳng, xa xa bên kia hồ là những lô biệt thự nguy nga. Hôm đó, gần 60 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ đi qua, bên người thủ trưởng già tôi mới biết về những chiến tích của ông. Quê ông ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông là thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị em, đều là đảng viên. Lên 8 tuổi, ông mồ côi bố, lên 10 tuổi mồ côi cả mẹ, 4 anh em nương tựa vào họ hàng, chú bác, hàng xóm, láng giềng. 14 tuổi, ông thoát li gia đình và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1951, Nguyễn Tiến Thụ ra nhập lực lượng TNXP và liên tục từ chiến dịch Thượng Lào. Chiến dịch nào kết thúc ông cũng được bầu là Chiến sĩ Thi đua. Ông được kết nạp Đảng ở tuổi 19. Năm nay, kỉ niệm 70 năm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông cũng hơn 70 năm tuổi Đảng. Sau khi được kết nạp Đảng, ông được đề bạt làm Đội phó đội phá bom nổ chậm Cò Nòi và ngầm Hót Lót. Đây là ngã 3 giao nhau giữa đường 13 từ Yên Bái xuống và đường 41 từ Thanh Hóa sang, bom các loại của giặc vãi dày đặc suốt ngày đêm, trong đó nguy hiểm nhất là bom nổ chậm và bom bướm. Vì tính chất quyết định của chiến dịch, nhiệm vụ của lực lượng TNXP là phải phá cho hết các loại bom, không để cho đường bị chia cắt. Khổ nỗi, lực lượng TNXP hầu hết là lính mới, chưa có kinh nghiệm phá bom, Nguyễn Tiến Thụ là người duy nhất có chút ít kinh nghiệm từ chiến dịch Thượng Lào. Ông phải vừa hướng dẫn, vừa đảm nhiệm những trường hợp nguy hiểm và cấp bách nhất. Ông đã trực tiếp phá 10 quả bom nổ chậm có sức công phá mạnh loại từ 200kg đến 1.000kg, 4 lần bị bom vùi, có lần tưởng đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường Điện Biên. Đó là ngày 29/4/1954, chỉ còn gần 10 ngày nữa thì chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng; vào khoảng 3 giờ chiều, đài quan sát báo còn một quả bom nổ chậm chui dưới ngầm chưa nổ. Nếu để muộn, đêm xuống phá sẽ khó khăn, để sáng hôm sau thì xe không chở hàng ra mặt trận được, Nguyễn Tiến Thụ quyết định cử 2 người ở trên cảnh giới, còn ông và 5 người nữa xuống ngầm tìm kiếm quả bom.

Khi tìm được quả bom 500kg, ông quyết định một mình ông phá, có thể coi đó là lần đồng đội truy điệu sống cho ông. Nguyễn Tiến Thụ một mình chui xuống độ sâu phá bom, sự hi sinh là rất cao. Do tiết kiệm dây cháy chậm nên khi châm dây, ông chỉ kịp chạy được khoảng 50m thì bom nổ. Ông bị đất vùi 3-4m, đồng đội moi được lên thì ông đã như một cái xác. Vậy mà sáng hôm sau ông lại cùng đồng đội ra các cung đường.

Những trọng điểm không thể vắng mặt Nguyễn Tiến Thụ. Một lần khác, đó là trường hợp ông phải quyết tâm tìm bằng được nguyên lí cấu tạo của bom bướm. Đây là loại bom sát thương cao, chưa tìm được cách tháo an toàn. Một số đồng đội, trong đó có cả bạn cùng quê đã phải hi sinh rất thương tâm. Với vai trò là chỉ huy, là một đảng viên trẻ, ông tình nguyện lao vào hiểm nguy, chấp nhận sự hi sinh. Lần ấy đồng đội cũng làm lễ truy điệu sống cho ông. Ông bảo đồng đội đào một hố sâu khoảng 2 mét, ông chui dưới hố, chỉ có hai tay giơ lên khỏi miệng hố thao tác cách tháo bom. Với lí lẽ rất anh hùng, vì bom bướm sát thương theo mặt phẳng ngang, nếu không may bị nổ, chỉ mất hai tay, rất có thể không chết. Và ông Nguyễn Tiến Thụ đã chiến thắng, nguyên lí khống chế gây nổ của bom bướm là tháo ngược kim đồng hồ. Việc thành công khống chế bom bướm gây nổ khiến cho quân giặc rất tức tối và lo lắng, vì kĩ thuật của loại bom nguy hiểm này bị quân ta khám phá và ngăn chặn.

Thành công trong việc phá bom nổ chậm, bom bướm, Nguyễn Tiến Thụ được mệnh danh là "Vua phá bom nổ chậm", là "TNXP anh dũng, quả cảm”. Kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong hơn 2.600 TNXP trong cả nước, chọn ra 100 người tiêu biểu; trong 100 lại chọn ra 20 người tiêu biểu nhất; và ông là Chiến sĩ Thi đua số 1 của lực lượng TNXP phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Kỉ niệm 60 năm giải phóng Điện Biên ông vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Giúp việc cho ông gần 10 năm ở cơ quan Tỉnh đoàn Quảng Ninh và được ông nâng đỡ nhưng cho đến ngày gặp ông ở Hà Nội, khi mà tôi và ông đều đã lên lão, tôi mới chỉ biết đôi nét về thời ông làm ở Tỉnh đoàn Quảng Ninh. Nói về giai đoạn "Một thời sôi nổi và ước mơ" ông hào hứng như sống lại cái thời trai trẻ ấy. Năm 1955, ông được điều về Ban Tổ chức Trung ương đoàn. Năm 1957, phong trào về cơ sở, anh thanh niên Nguyễn Tiến Thụ hăng hái tình nguyện về Khu mỏ Hồng Quảng, tham gia Ban thường vụ Khu Đoàn Hồng Quảng, rồi Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh và ông làm rể đất Mỏ.

Với cương vị là Phó Bí thư Thường trực, rồi Bí thư Tỉnh đoàn, ông đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển tổ chức đoàn Quảng Ninh. Vào những năm cuối thời kì bao cấp, ông được Đảng điều sang Liên Xô làm Trưởng ban Cán sự Đoàn, Bí thư thứ Nhất Đại sứ quán. Năm 1987, ông được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng điều về làm Ủy viên Thường trực; ủy viên Thư kí, Ủy viên Đảng Đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; năm 1995, nghỉ hưu. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đinh Quận

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
“Điểm tựa” vững chắc của thôn M6

“Điểm tựa” vững chắc của thôn M6

Ông Đinh Y Khoa, 69 tuổi, dân tộc Ba Na, ở thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, vinh dự được vinh danh là người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo, tại Chương trình “Điểm tựa của bản làng” năm 2024.
Nâng cao ý thức người sử dụng “like”, “share” trên mạng xã hội

Nâng cao ý thức người sử dụng “like”, “share” trên mạng xã hội

Hiện nay, chỉ cần nhìn thấy những thông tin đăng tải, chia sẻ, bình luận về các chủ đề nóng của xã hội, dù chưa kịp đọc hiểu nội dung, kiểm chứng đúng sai, nhưng ngay lập tức có rất nhiều cư dân mạng bấm nút “like”, “share” hoặc bình luận, tạo nên làn sóng dư luận trên mạng xã hội.
Nhiều giải pháp xử lí rác thải nông nghiệp bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang

Nhiều giải pháp xử lí rác thải nông nghiệp bảo vệ môi trường ở tỉnh Hậu Giang

Rác thải nông nghiệp gồm bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật có tính chất rất khó phân hủy nên ngay cả khi được chôn lấp, rác thải nhựa vẫn tồn tại nhiều năm gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, trong lộ trình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân nói chung, người cao tuổi nói riêng trong việc xử lí rác thải nông nghiệp.
Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa

Giữ nền nếp gia đình qua cách ứng xử văn hóa

Khi xã hội ngày càng phát triển, không ít trường hợp chú trọng nhiều hơn đến giao tiếp ngoài xã hội, mà quên đi rằng trong gia đình cũng cần ứng xử với nhau một cách có văn hóa.

Tin khác

Cuối năm lại lo tai nạn pháo nổ

Cuối năm lại lo tai nạn pháo nổ
Cứ vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán lại có nhiều người trở thành nạn nhân của pháo nổ.

Khổ vì... tiếng ồn

Khổ vì... tiếng ồn
Sống ở các đô thị đông đúc, ngoài khói bụi, ô nhiễm không khí,… thì tiếng ồn cũng đang là một “vấn nạn” gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sống của người dân. Do chưa có chế tài xử phạt rõ ràng nên vô hình trung người dân buộc phải sống chung với tiếng ồn, rất khó chịu mà không biết kêu ai (?!)

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury

Trải nghiệm dịch vụ làm đẹp tại Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury
Tập đoàn Viện Thẩm mỹ Quốc tế Kathleen Luxury (Kathleen Luxury) đang nổi lên là địa chỉ làm đẹp uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh. Với vị trí đắc địa, cơ sở vật chất hiện đại, không gian sang trọng cùng đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao, Kathleen Luxury không chỉ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chuyên sâu mà còn nổi bật nhờ sự tân tâm với khách hàng.

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn
Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.

Làm cha mẹ thời nay có khó?

Làm cha mẹ thời nay có khó?
Thời nào cũng vậy, muốn là người cha, người mẹ tốt thực ra không hề đơn giản một chút nào. Bởi ngoài việc yêu thương con hết lòng, thấu hiểu con cả về tâm - sinh lí theo lứa tuổi và cá tính của con, cha mẹ còn phải hiểu xu thế phát triển của xã hội - những mặt tác động đến trẻ để có cách giáo dục con phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Hoang hoải Đồng Dương

Hoang hoải Đồng Dương
Một thời huy hoàng và danh giá, Phật viện Đồng Dương đã chẳng còn lại gì ngoài một chân Tháp Sáng với cơ man gạch vỡ xung quanh và chằng chịt những cây chống để đấu chọi lại sự tàn phá của thời gian…

Nông dân Nam Bộ vào mùa Tết

Nông dân Nam Bộ vào mùa Tết
Mùa nước nổi kết thúc, người dân Nam Bộ lại tất bật với mùa làm ăn lớn nhất của năm - mùa Tết...

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)
"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024

Lãng phí các nguồn lực công

Lãng phí các nguồn lực công
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nước ta phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đều đứng trước khó khăn, thách thức rất lớn, trong đó thiếu các nguồn lực đầu tư là một trong những lí do quan trọng.

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông

Cần đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông
Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông từng đề cập phản ánh khá nhiều, thậm chí các cơ quan chức năng và nhiều trường học cũng thường xuyên căn dặn, nhắc nhở phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em khi lưu thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh đưa đón con đi học nhưng không đội MBH. Có nhiều phụ huynh dẫu mình có đội MBH nhưng lại không đội MBH cho con.

Truyền nghề sửa điện miễn phí cho người nghèo

Truyền nghề sửa điện miễn phí cho người nghèo
Ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang nhiều người biết đến ông Đặng Nhứt Tâm, 65 tuổi, qua sản phẩm bánh ngũ cốc dinh dưỡng được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu cấp huyện, tỉnh; gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc và có nhiều đóng góp cho xã hội; năm 2024, gia đình ông được chọn là gia đình tiêu biểu dự Liên hoan Gia đình hạnh phúc cấp tỉnh.

Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm
Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam
Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.

Đón Giáng sinh tuyết rơi… giữa lòng Sài Gòn

Đón Giáng sinh tuyết rơi… giữa lòng Sài Gòn
Lần đầu tiên, người dân Sài Gòn sẽ được đắm mình trong không khí Giáng sinh xứ lạnh trời Âu quy mô hoành tráng chưa từng có tại lễ hội 8WONDER Winter 2024. Với concept đột phá, 8WONDER năm nay “chơi lớn” khi đưa du khách vào hành trình trải nghiệm đa sắc thái cảm xúc, chân thực và độc đáo tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park. Từ tuyết rơi thật, cây thông Noel khổng lồ cao tới 30m, lâu đài phủ tuyết trắng đến những bữa tiệc dưới nhiệt độ âm và hàng loạt hoạt động lễ hội kỳ thú, hứa hẹn mang đến một trải nghiệm mùa đông trọn vẹn đậm màu cổ tích ngay giữa lòng phố thị nhiệt đới.
Xem thêm
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Bình Thuận: Hơn 136,4 tỉ đồng giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Sáng 18/12, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (BTNKT&BVQTE) tỉnh Bình Thuận đã tổ chức biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn tỉnh năm 2024. Đến dự có bà Mai Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch Hội BVQTE Việt Nam- Chủ tịch Hội BVQTE TP Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan, các nhà tài trợ, các gương NKT tiêu biểu.
Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Hội Cựu TNXP Bình Thuận: Trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 6/12, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) huyện Hàm Thuận Bắc đã tổ chức lễ trao nhà "Nghĩa tình đồng đội" cho bà K Thị Hết, ở thôn 2, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Hội Cựu TNXP huyện, lãnh đạo địa phương các đồng đội của bà.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Giữ nghề làm cốm nổ

Giữ nghề làm cốm nổ

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình bà Âu Thị Thu Hồng 65 tuổi, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình bà Hồng nguồn thu nhập ổn định…
Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Kể chuyện trên sắc màu thổ cẩm

Họ kể câu chuyện của cộng đồng Xê Đăng trên sắc màu thổ cẩm, ở đó không chỉ là hồn cốt của dân tộc, mà ngày càng phát triển mạnh hơn, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa…
Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024.
Phiên bản di động