Cây sử làng Vân La

Từ ngày nhỏ, ông Nguyễn Văn Đễ đã được nghe các cụ trong làng nói chuyện tích xưa, chuyện sử làng, rồi ông mải miết ghi chép, sưu tầm tư liệu về sử làng. Đến nay, từ những người nghiên cứu đến người dân địa phương ai cũng yêu quý trọng và gọi ông là “cây sử làng”...

Trong một lần tìm hiểu về địa danh Chợ Mới Ông Già thuộc làng Vân La, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, tôi tìm gặp trưởng thôn Nguyễn Xuân Tuấn để lấy thông tin.

Ông Tuấn liền bảo tôi tìm gặp ông Đễ, với lời giới thiệu “anh phải gặp cây sử của làng” thì mới hỏi được nhiều. Ông Tuấn còn cho biết thêm, “cây sử làng” có hơn chục năm làm Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Vân La, nên chuyện gì trong làng ông cũng biết, cũng nhớ và nhiệt tình chia sẻ với ai yêu thích sử làng.

Cây sử làng Vân La

Ông Đễ (ngoài cùng bên phải) nói chuyện về sử làng Vân La với những người cao tuổi và trưởng thôn Nguyễn Xuân Tuấn

Năm nay đã bước sang tuổi 78, nhưng cả thể chất lẫn tinh thần của ông Đễ vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Hiện ông vẫn làm nghề sửa chữa đồ điện tử để mưu sinh.

Sinh ra ở ngôi làng cổ Vân La, ngay từ nhỏ, ông Đễ đã được nghe biết bao nhiêu câu chuyện về sự tích lập làng, chuyện phong tục tập quán, chuyện danh nhân và không thể thiếu truyền thuyết về cha con Chử Cù Vân – Chử Đồng Tử trên mảnh đất quê hương. Trong đó, sự tích Chử Cù Vân ngồi bán cá ở gốc đa gò làng đã làm nên Chợ Mới Ông Già.

Ông Đễ từng là bộ đội thông tin 24 năm (năm 1964 – 1988), tham gia các chiến dịch lớn như Mậu Thân 1968, Đường 9 Nam Lào 1971, Mùa hè đỏ lửa 1972...trước khi về địa phương công tác.

Thấy chúng tôi đến hỏi về sử làng, ông Đễ liền tắt tivi, dừng công việc và mời chúng tôi uống trà cùng vào việc. Mới kịp nói chủ đề, chưa hỏi cụ thể, ông Đễ đã nói một mạch về sự tích Chợ Mới Ông Già trên mảnh đất Vân La, làm chúng tôi không khỏi bất ngờ.

Lần đầu tiên, chúng tôi biết rằng, Chợ Mới Ông Già là chợ trao đổi hàng hóa đầu tiên ở nước ta, và ông Chử Cù Vân được nhiều người thầm tôn như là ông tổ nghề buôn bán (thương mại). “Nơi Chử Cù Vân bán cá là ở gốc đa làng nằm ngoài đê, lâu dần thành chợ. Đến nay, cây đa không còn, chợ xa xưa huyền tích đã được chuyển vào trong đê do thường xuyên bị lũ lụt. Hồi tôi còn bé, Chợ Mới Ông Già là một trong 3 chợ lớn nhất vùng phía Nam Hà Nội, dân gian ta có câu Mùng 1 chợ Bằng, mùng 2 chợ Vồi, mùng 3 Chợ Mới Ông Già để nói về sự sầm uất các ngôi chợ”, ông Đễ kể.

Cây sử làng Vân La

Chợ Mới Ông Già hiện vẫn là một ngôi chợ đông đúc

Để mục sở thị, ông Đễ còn không ngần ngại dẫn chúng tôi ra thăm địa danh cổ này. Chỉ tiếc giờ gò đất xưa chỉ là một bãi táo mà không có lời chỉ dẫn di tích hay bảng biển.

Ước mong của ông Đễ cũng như nhiều người dân Vân La là sẽ có một đền thờ nhỏ để thờ Chử Cù Vân như ông tổ nghề buôn bán ở nước ta và tấm biển ghi lại sự tích hình thành Chợ Mới Ông Già để mọi người dân Việt Nam đều biết được địa danh nổi tiếng này.

Giải thích thêm về tên gọi Chợ Mới Ông Già, ông Đễ không chắc lắm, chỉ bảo là, “ngày đó chưa có chợ, nên có thì cho là mới, người bán hàng đầu tiên là một ông già nên người ta gọi luôn là Chợ Mới Ông Già, đến nay tên gọi đã trở thành thương hiệu nghìn năm”.

Không chỉ dừng lại ở việc nghe kể và tổng hợp thông tin, ông Đễ còn tự học tiếng Hán cổ để có thể dịch được một số văn bia, gia phả trong làng. Trong đó, có văn bia dựng trong Lăng đá Quận Vân (thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo). Lăng là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, người làng Vân La. làm quan thời Lê Trung hưng.

Hay văn bia tiến sĩ Nguyễn Ý, tiến sĩ đầu tiên của triều Nguyễn, quê làng Vân La, cụ đỗ tiến sĩ năm 1823. Ngoài ra, ông Đễ còn lặn lội cùng một số cụ cao niên trong làng vào thăm kinh thành Huế và sưu tập tư liệu về tiến sĩ Nguyễn Ý và tìm mộ cụ năm 2019.

Dẫn chúng tôi đi quanh làng, ông Đễ không khỏi tự hào giới thiệu về tên các con đường như Quận Vân, Nguyễn Ý....và các di tích như: đình làng thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung công chúa, Hồng Vân công chúa, nhà thờ các dòng họ, mộ cha Quận Vân cụ Đỗ Chí Sỹ.... Ông Đễ có một tình yêu với sử làng đến lạ, hỏi đến đâu ông cũng biết ít nhiều, nhắc đến danh nhân nào ông đều nói thông vanh vách như chính dòng họ nhà mình....

Dừng chân ở nhà thờ họ Nguyễn, ông Đễ cho biết, nhà thờ này thờ đời 1 là cụ Nguyễn Cuông rồi đến cụ Nguyễn Ý, đến nay đã được 6 đời. Ngoài ra, cửa nhà thờ còn đôi câu đối rất hay: “Văn chương đệ nhất giáp, Khoa cử vĩ đồng châu” - nghĩa là ca ngợi tài văn chương của cụ Nguyễn Ý đứng đầu trong bạn đồng môn, mênh mông khắp vùng châu thổ. Nhà thờ trước được dựng bằng gỗ, do thời gian hư hại, đến nay đã được xây dựng lại năm 2015. Ông Đễ còn đọc thông vanh vách nội dung tấm bia đá dựng trong nhà thờ được viết bằng chữ Hán.

Tuy không phải con cháu của các dòng họ có danh nhân lịch sử nổi tiếng nhưng ông Đễ luôn có tình yêu và trách nhiệm hết mình trong sưu tập sử làng. Ông Đễ cũng đã tham gia biên soạn cuốn sách Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung trên mảnh đất Hồng Vân bằng tất cả tình yêu quê hương do Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ xã Hồng Vân chỉ đạo và thực hiện năm 2021. Ông Đễ còn thường có những buổi trò chuyện cùng học sinh, sinh viên trong làng về lịch sử nhân các ngày trao thưởng của quỹ khuyến học thôn, hay tại một số buổi học ngoại khóa của học sinh....

Cây sử làng Vân La

Ông Đễ đọc tấm bia đá bằng chữ Hán trong nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Ý

Sống và làm việc trong căn gác hai tầng chưa đến 5 mét vuông, cho dù ngay bên đường đối diện là nhà tầng rộng rãi của anh con trai, nhưng ông Đễ bảo “mình còn khỏe, tự lo được nên không phiền con cháu, ở một mình cũng rất thú vị, có nhiều thời gian làm việc và sưu tập lịch sử hơn”.

Tuy vậy, ông Đễ cũng không khỏi trăn trở, bởi xã hội phát triển khiến một bộ phận lớp trẻ sống hơi vội vã, không nắm được về cuộc đời, sự nghiệp của chính danh nhân từng sinh ra và lớn lên ở làng mình, không biết tại sao đường làng lại được đặt tên cụ này, cụ kia.

Cây sử làng Vân La

Bằng xác nhận kỷ lục Chợ Mới Ông Già lâu đời nhất ở Việt Nam

“Tìm hiểu về sử làng của tôi phần nhiều là nghe kể lại, tự mày mò, chắc chắn có đoạn còn chưa chính xác, tôi chỉ hy vọng, sau này có một con em nào của làng Vân La học chuyên sâu về lịch sử hoặc Hán Nôm, sẽ có nghiên cứu tổng quát về sử làng và biên tập thành sách, tài liệu để phổ biến cho chính người làng, từ đó người làng tự hào về truyền thống cha ông, tự hào về dòng giống lạc Hồng”, ông Đễ cho biết.

Tạm biệt ông Đễ khi chiều đã nghiêng bóng dài, ông Đễ hứa với chúng tôi sẽ sưu tập một số bài thơ mà bạn đồng môn tặng tiến sĩ Nguyễn Ý lúc qua đời, bản dịch chi tiết hơn tấm bia đá trong Lăng đá Quận Vân...cho dù công việc mưu sinh bằng nghề sửa đồ điện còn nhiều vất vả, cực nhọc....

Tiến Sang- Văn Công

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Cụ Nguyễn Cảnh Loan, ở khu phố 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm nay 87 tuổi, vinh dự được Ban Tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mời dự buổi “Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu CCB, cựu TNXP” tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng

Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…
Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.
Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.
Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tin khác

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Bà Nguyễn Thị Thạnh, hội viên Hội NCT khối Phúc Lộc, phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An là gương điển hình luôn tâm huyết với công tác Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Bà xứng đáng là phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nổi tiếng về sự hiếu học của xứ Thanh. Mảnh đất này còn được biết đến với tên gọi là làng khoa bảng, làng tiến sĩ của Thanh Hóa. Trong các triều đại phong kiến, xã Hoằng Lộc đóng góp 12 vị tiến sĩ, trong đó có 7 tiến sĩ được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chuyện về ông Chín mắm

Chuyện về ông Chín mắm
Người dân ở thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thường gọi ông Lê Văn Chín với cái tên thân thương như vậy. Ông không chỉ là người được bà con huyện đảo tin yêu, quý trọng vì những đóng góp cho công việc chung, mà bởi ông còn rất giỏi nghề làm mắm.

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết
Đã 75 tuổi, song ông Nguyễn Văn Ngôn, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Trực Ninh vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trước mọi công việc của Hội, góp phần đưa phong trào thi đua của Hội Cựu TNXP huyện Trực Ninh được xếp vào tốp đầu của tỉnh Nam Định.

Giàu lên từ trồng cam

Giàu lên từ trồng cam
Cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phương, 70 tuổi, thôn Khe giáo, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là người tiên phong trồng cam có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động địa phương.

Người cao tuổi “còn sức khỏe là còn cống hiến”

Người cao tuổi “còn sức khỏe là còn cống hiến”
Trong 5 năm qua, Hội NCT tỉnh Quảng Nam tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”, lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ tỉnh phát động với phong trào NCT làm kinh tế giỏi để phát huy kinh nghiệm, trí tuệ, tâm huyết của NCT, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Sáng 11/4, tại TP Hà Nội, Hội NCT Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Sài Gòn tổ chức Lễ kí kết Chương trình hợp tác “Sáng mắt sáng cả niềm tin”.
Phối hợp vận động xây 21 nhà đại đoàn kết cho NCT nghèo

Phối hợp vận động xây 21 nhà đại đoàn kết cho NCT nghèo

Năm qua, Hội NCT các cấp huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của NCT tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…
Khắp nơi chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Khắp nơi chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Thời gian qua, Hội NCT tỉnh Sơn La, Đắk Nông đã tích cực chăm lo đời sống, vật chất cho NCT trên địa bàn.
Triển khai tổ chức Hội nghị Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc

Triển khai tổ chức Hội nghị Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phối hợp BĐD Hội NCT thành phố tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc
Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Năm nay 64 tuổi, tham gia công tác thôn Liên Minh, xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ năm 2016, đến năm 2020, bà Nguyễn Thị Thuỷ đã được bà con thôn Liên Minh bầu làm Trưởng thôn. Suốt 4 năm qua, với tinh thần, trách nhiệm của một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên Hội NCT, bà Thuỷ đã luôn năng động, nhiệt tình, xây dựng thôn Liên Minh phát triển về mọi mặt.
Tận tụy với việc công

Tận tụy với việc công

Không chỉ bà con Nhân dân địa bàn dân cư mà cả hội viên Hội NCT, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) đều nói về ông như vậy. Ông là Vũ Văn Phúc, Tổ trưởng dân phố kiêm Chi hội trưởng Hội cựu TNXP và Chi hội phó Chi hội NCT khu dân cư 16, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Ông Nguyễn Đình Thường, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào và công tác Hội NCT. Những cống hiến của ông góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được các cấp, các ngành và hội viên ghi nhận, đánh giá cao. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đình Thường. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện…
Phiên bản di động