Cần điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTD&MN), phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do vậy cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư để phù hợp với thực tiễn...

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các bộ ngành và các địa phương. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình. Cụ thể như sau:

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đọc Báo cáo trước Quốc hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đọc Báo cáo trước Quốc hội

Thứ nhất, về quy định nguồn vốn của Chương trình, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nguồn vốn của Chương trình được bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình trong những năm qua gồm cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn sự nghiệp, đã được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao nguồn vốn hàng năm. Do vậy chưa đảm bảo thống nhất giữa chủ trương đầu tư với các nghị quyết phân bổ vốn của Quốc hội và quyết định phân phổ vốn hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, về xác định đối tượng, địa bàn thực hiện đầu tư của một số dự án thuộc Chương trình gồm dự án 4, dự án 5, dự án 6, dự án 7. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: “Xã, thôn vùng đồng bào DTTS&MN; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình, theo báo cáo đề xuất của các tỉnh và một số bộ ngành, chủ các chương trình và dự án thành phần liên quan, có 10 một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc, 101 cơ sở giáo dục gồm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh, 3 cơ sở y tế tuyến huyện đang phục vụ trực tiếp cho 42 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến có 72 di tích lịch sử quốc gia được đề nghị tu bổ và tôn tạo….

Tuy nhiên, các cơ sở nêu trên không nằm trong các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số… Đồng thời phục vụ cho các đối tượng chính thụ hưởng là người dân tộc thiểu số và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng thụ hưởng được quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Qua rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cơ sở nêu trên còn thiếu thốn, cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó gặp khó khăn trong xác định các danh mục đầu tư, lập thẩm định kế hoạch vốn, bố trí vốn và thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm thấy rằng, Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội bảo đảm về số lượng theo quy định tại Điều 20 của Luật Đầu tư công. Bao gồm: (1) Tờ trình, (2) Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư, (3) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước, (4) Các phụ lục kèm theo Tờ trình: Báo cáo tiếp thu, bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của UBTVQH, danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động.

Như vậy, Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (sau đây viết tắt là Chương trình DTTS&MN) theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định tại Điều 20 và đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Đầu tư công và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cũng như bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật Đầu tư công.

Về tên gọi của Tờ trình Chính phủ, Chính phủ đề xuất với tên gọi trong Tờ trình là: “Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, nội dung đề xuất điều chỉnh chủ yếu liên quan đến một số công trình đầu tư cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa không nằm trong địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện nay. Như vậy, tính chất, nội dung điều chỉnh không lớn mà chỉ cụ thể hóa, làm rõ thêm về phạm vi thực hiện. Hội đồng Dân tộc cho rằng tên gọi phù hợp trong Tờ trình Chính phủ nên sửa đổi là: Báo cáo đề xuất điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Về nội dung đề nghị điều chỉnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN gồm: nguồn vốn của Chương trình và đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư.

Một là, tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: "Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung là: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.

Xoay quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, hằng năm Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội phân bổ ngân sách rõ từng nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp của Chương trình. Phần vốn đầu tư công trung hạn đã được phân bổ giao cho địa phương, vốn sự nghiệp được Chính phủ phân bổ năm 2022, 2023, 2024 và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2024-2025 để các địa phương có căn cứ, chủ động trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Mặt khác, đến nay đã hơn 03 năm triển khai thực hiện, qua giám sát chuyên đề của Quốc hội, báo cáo của các địa phương không phản ánh vướng mắc liên quan đến nội dung này.

Các Đại biểu tham dự
Các đại biểu tham dự

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Hai là, về đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư, tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình, quy định đối tượng Chương trình theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 là: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, các nội dung đề xuất đầu tư trên không thuộc phạm vi được quy định trong Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phần lớn xuất phát từ việc xác định địa bàn vùng DTTS&MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển của Chính phủ.

Để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện. Mặt khác, việc đầu tư cho các nội dung trên là cần thiết, có vai trò quan trọng, tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và đối tượng thụ hưởng trực tiếp là đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; các công trình, dự án văn hóa gắn với phát triển du lịch, bao gồm cả trong và ngoài địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện hành, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh này không vượt quá tổng mức vốn của Chương trình đã được Quốc hội phân bổ.

Về hình thức điều chỉnh, Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp lần thứ 7.

Hoàng Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sửa đổi Dự án Luật Công chứng cân nhắc việc mở văn phòng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân

Sửa đổi Dự án Luật Công chứng cân nhắc việc mở văn phòng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân

Sáng 25/6, tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)...
Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng

Phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng

Chiều 24/6, Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận tổ chức Hội nghị nhận diện phương thức, thủ đoạn và bàn giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự nói chung trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận cơ bản ổn định. Tuy vậy, trên lĩnh vực trật tự xã hội từng lúc, từng nơi vẫn còn những diễn biến phức tạp, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội gia tăng và có xu hướng dịch chuyển từ phương thức, thủ đoạn truyền thống sang sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng để hoạt động, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng internet banking đang gây bức xúc trong Nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội và hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Sâu đậm thời oanh liệt trong bài phát biểu của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Nghĩa

Sâu đậm thời oanh liệt trong bài phát biểu của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Nghĩa

Tại buổi gặp mặt kỷ niệm ngày bắn rơi máy bay Mỹ (23/6/1972 - 23/6/2024), đầu tiên cho riêng ông tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Đại tá phi công chiến đấu Nguyễn Văn Nghĩa, AHLLVTND, phi công ACE đã có bài phát biểu sâu sắc gợi mở nhiều ý nghĩa về giáo dục truyền thống, tự hào dân tộc…
Thường trực Uỷ ban xã hội của Quốc hội thẩm tra các nội dung về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Thường trực Uỷ ban xã hội của Quốc hội thẩm tra các nội dung về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Chiều 23/6, Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng để thẩm tra Báo cáo số 329/BC-CP ngày 21/6/2024 về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Tin khác

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), Tạp chí Người cao tuổi, Tạp chí Ngày mới online trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Bộ, ngành Trung ương, Thường trực Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, các Ban, Văn phòng, các đơn vị trực thuộc; các cấp Hội Người cao tuổi ở địa phương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và bạn đọc trên toàn quốc đã tới thăm, tặng hoa, chúc mừng, động viên, cổ vũ.

Bình Thuận: “Hành trình Đỏ” lần thứ II, tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu

Bình Thuận: “Hành trình Đỏ” lần thứ II, tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu
Sáng 21/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ” lần thứ II, tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu và Ngày hội hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Hành trình Đỏ” năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban Tổ chức “Hành trình Đỏ” Trung ương, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cùng 600 đại biểu tham dự.

Thủ tướng thăm và động viên công nhân thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng thăm và động viên công nhân thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3
Chiều 22/6, dưới cái nắng như đổ lửa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, kiểm tra và động viên công nhân thi công tại Trạm biến áp 500 kV Thanh Hóa thuộc xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, thuộc Dự án Đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Trung ương đồng ý để đồng chí Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII

Trung ương đồng ý để đồng chí Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII
Ngày 21/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Quốc hội thông qua Luật Lưu trữ (Sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Lưu trữ (Sửa đổi)
Sáng 21/6, tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, với 93,84% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kì họp lần này.

Phát huy tiềm năng thế mạnh vượt trội, xây dựng Thủ đô theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Phát huy tiềm năng thế mạnh vượt trội, xây dựng Thủ đô theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Tiếp tục chương trình đợt 2, Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ngày 20/6, Quốc hội thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan tới Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, dự án Luật Đất đai (sửa đổi)...

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin (Vladimir Putin) đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 - 20/6/2024.

Bác Hồ duyệt bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bác Hồ duyệt bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng nổi tiếng trên thế giới, mà còn là một nhà báo. Đại tướng viết báo từ năm 1927, khi mới 16 tuổi, đang học ở Trường Quốc học Huế.

Tổng thống LB Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống LB Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Đêm 19, rạng sáng 20/6, Tổng thống Liên bang (LB) Nga Vladimir Vladimirovich Putin cùng Đoàn đại biểu cấp cao LB Nga đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19-20/6, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
Ngày 19/6/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Người cao tuổi tiếp tục truyền lửa cho con cháu tiếp bước cha ông tô thêm trang sử vàng của dân tộc

Người cao tuổi tiếp tục truyền lửa cho con cháu tiếp bước cha ông tô thêm trang sử vàng của dân tộc
Bài phát biểu của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại buổi gặp mặt cán bộ cốt cán, NCT Việt Nam tiêu biểu, nhân 83 năm ngày truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2024)

Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp - Vì một Việt Nam thịnh vượng

Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp - Vì một Việt Nam thịnh vượng
Tại Lễ Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, công đồng doanh nghiệp tham dự mong muốn các cơ quan báo chí luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để hướng tới một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Sáng 17/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội bắt đầu họp đợt 2 Kì họp thứ 7, Quốc hội khóa XV…

Đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021

Đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021
Từ ngày 12 đến ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc
Chiều 14/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt trên 100 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới, biển, đảo đang tham dự chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ hai do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm
Việc làm cho NCT là chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững

Việc làm cho NCT là chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững

Ngày 20/6, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Hội thảo khoa học góp ý vào Luật Việc làm (bổ sung, sửa đổi). TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm chủ trì Hội thảo. Tham dự có các nhà khoa học, nhà quản lí; lãnh đạo các Ban, Văn phòng, Viện Nghiên cứu NCT thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH...
Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Sửa đổi Luật Công đoàn đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và pháp luật

Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Sửa đổi Luật Công đoàn đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và pháp luật

Tiếp tục chương trình Kì họp thứ 7, sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ

Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hậu đạt được trong những năm qua có sự đóng to lớn của thế hệ trẻ - họ đã cống hiến sức trẻ của mình cho những đổi thay của quê hương. Tuy nhiên, trước sự tác động không tốt của nền kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận thanh niên đang dần phai nhạt niềm tin, lý tưởng cách mạng, sống một cách thực dụng và xa rời đi những nét truyền thống văn hoá tốt đẹp vốn có của dân tộc ta. Chính vì vậy, Hải Hậu đã đề ra những giải pháp cơ bản để chăm lo bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Phiên bản di động