Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Công trình hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý/TTXVN
Công trình hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý/TTXVN

Mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhằm bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý. Chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó hiệu quả với các thảm hoạ, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Theo đó, đến năm 2025: Hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, miền núi phía Bắc; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

Đến năm 2030: Cân đối đủ nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các đảo có đông dân cư; hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ; bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi lớn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước quốc gia theo phương thức quản trị nguồn nước của quốc tế.

Đến năm 2045: Chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

9 nhiệm vụ và giải pháp

Kết luận của Bộ Chính trị nêu 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đã xác định.

Thứ nhất là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới. Trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nhận thức đúng, đầy đủ về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước, trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp, các ngành và người dân trong thực hiện công tác này. Phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong tuyên truyền, vận động nhân dân quản lý, chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ 2, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước: Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước bảo đảm đồng bộ, khả thi. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý nguồn nước bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, địa phương; rà soát, thống nhất đơn vị quản lý, khai thác thuỷ lợi vùng, quốc gia.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm liên kết, kết nối nguồn nước liên tỉnh, liên vùng; kết hợp lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đa mục tiêu; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước, tiêu thoát nước, kết hợp phục hồi nguồn nước suy thoái, ô nhiễm. Có chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước và công trình bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Bố trí đủ nguồn lực, trước hết là ngân sách nhà nước để nâng cấp, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trước các mùa mưa lũ.

Thứ 3, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước: Chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động việc xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở các quốc gia có chung dòng sông với nước ta; xây dựng kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; có giải pháp dài hạn cho vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có nguy cơ cao về mất an ninh nguồn nước.

Tăng cường công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá trữ lượng nguồn nước, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn nước trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả giữa các cấp, bộ, ngành, địa phương.

Thứ 4 là chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội; Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí; tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả. Triển khai các giải pháp công nghệ lọc nước biển, bổ sung nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn.

Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu. Đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hoà, phân phối nguồn nước trong nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, toàn quốc, phân bổ nước cho các vùng kinh tế trọng điểm, miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Thứ 5 là nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước: Hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ theo thiết kế, trong đó ưu tiên các công trình có nguy cơ rủi ro cao, lưu vực tập trung dòng chảy nhanh. Khẩn trương nghiên cứu xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt để tích trữ nước, chuyển nước, kiểm soát mặn, cắt giảm lũ; nâng cấp, hiện đại hoá các công trình phòng, chống tác hại của nước, bảo đảm an toàn chống lũ, nước biển dâng kết hợp kiểm soát nguồn nước.

Rà soát, đánh giá lại công năng, nhiệm vụ, quy trình vận hành của các đập, hồ chứa nước, nạo vét bồi lắng lòng hồ, bảo đảm dung tích phòng lũ của hồ chứa theo thiết kế. Hiện đại hoá hệ thống quan trắc, cảnh báo, cơ sở thông tin dữ liệu liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước, kết nối với hệ thống quan trắc khí tượng, thuỷ văn để phục vụ quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước theo thời gian thực. Tăng cường công tác quản lý, vận hành các đập, hồ chứa nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập.

Thứ 6, phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu: Tăng cường năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, nguy cơ mất an ninh nguồn nước theo thời gian thực; kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu, bảo đảm chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh. Tăng cường chuyển đổi số, hiện đại hoá công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, hệ thống chống ngập đô thị, công nghiệp, khu dân cư; quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, hồ chứa nước.

Nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn, chú trọng mạng lưới trạm thuỷ văn chuyên dùng, hệ thống giám sát mặn, động đất, sóng thần. Xây dựng, củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ và khu vực bị sạt lở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng trung du và miền núi phía Bắc; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các dự án di dân khẩn cấp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Thứ 7, nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước

Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, vật liệu thân thiện với môi trường, phục vụ quản lý nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước. Chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số để quản lý, điều tiết nguồn nước, ứng phó với thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để tái sử dụng nước, phát triển, tạo nguồn nước mới, thu, tích trữ, điều tiết, điều hoà, chuyển nước, liên kết nguồn nước; sử dụng tiết kiệm nước, hiệu quả, an toàn, tuần hoàn, giảm thất thoát nước, tăng hiệu quả sử dụng nước; giám sát, quan trắc an toàn cho hệ thống hồ, đập và mạng lưới khí tượng thuỷ văn và hệ thống quan trắc, cảnh báo động đất, sóng thần; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước trong các ngành kinh tế, nhất là trong nông nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo, đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

Thứ 8, tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước: Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu, lộ trình giảm xả thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi không còn khả năng chịu tải.

Xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hoá chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước ngầm ở khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, sụt lún đất. Đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn; đẩy nhanh việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khu vực sa mạc hoá; bảo vệ và phát triển bền vững nguồn sinh thuỷ, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng.

Thứ 9, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước: Thực hiện hiệu quả các cam kết, điều ước quốc tế liên quan đến an ninh nguồn nước, quản trị và chia sẻ nguồn nước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trọng tâm là các lưu vực sông Mê Công, Sông Hồng - Thái Bình. Tăng cường xây dựng cơ chế hợp tác song phương về quản lý, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới, hoạt động phát triển thuỷ điện, khai thác nguồn nước trên các lưu vực sông quốc tế, kịp thời có giải pháp thích ứng, chủ động trong mọi tình huống.

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách; xây dựng các khuôn khổ hợp tác mới với các quốc gia, tổ chức, đối tác quốc tế, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột nguồn nước xuyên biên giới. Đẩy mạnh công tác ngoại giao về nước với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam và các đối tác quốc tế khác thông qua đổi mới sáng tạo, sáng kiến trong cách tiếp cận quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên biên giới, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và tăng cường hợp tác ở các cấp.

Theo TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Chung tay thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Ngày 25/4, Hội NCT Việt Nam và Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Vinfast (Công ty Vinast) tổ chức kí kết chương trình phối hợp về thúc đẩy bảo vệ môi trường, chuyển đổi xanh giai đoạn 2024-2026. Chủ trì buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup. Tham dự buổi lễ có các Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng; bà Dương Thị Thu Trang, Tổng Giám đốc thị trường Việt Nam; các Giám đốc Khối, Giám đốc Kinh doanh Công ty VinFast; cùng lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; các phòng, đơn vị trực thuộc Công ty VinFast.
Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương tích cực triển khai thực hiện Kết luận 58 của Ban Bí thư

Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Kết luận số 58 ngày 23/6/2023, Trung ương Hội phối hợp với các Ban, Bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất, hướng dẫn các địa phương triển khai. Hội NCT các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án, tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, tiến hành Đại hội thành lập Hội NCT cấp tỉnh, cấp huyện…
Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Tạo điều kiện hết sức để Hội hoạt động hiệu quả

Sáng 16/4, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên. Tham gia Đoàn có các đồng chí Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban, sở, ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh; thành viên BĐD, Ban Công tác NCT, Hội NCT tỉnh.
Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Vai trò to lớn, quan trọng không thể thay thế của NCT

Sáng 15/4, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm Trưởng đoàn công tác Hội NCT Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Thái Bình…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 diễn ra tại Bình Dương với sự tham gia của gần 700 khách mời đến từ Việt Nam và Trung Quốc.

Tin khác

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

VIDEO: Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”
Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”.

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới
Ngày 10/4/2024, tại tỉnh Ninh Bình, Hội NCT Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học: “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và chỉ đạo Hội thảo. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tại Hội thảo

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”

Mối quan tâm không của riêng cử tri cao tuổi “TP Hoa phượng đỏ”
Theo đánh giá của các cử tri là người cao tuổi ở TP Hải Phòng, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt với trách nhiệm, uy tín của Hội NCT Việt Nam và sự chung tay của các tổ chức cá nhân, công tác NCT đã đạt kết quả quan trọng, toàn diện. NCT tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi tham gia đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ, hiến công hiến kế xây dựng quê hương, đất nước.

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài

Cần có chính sách đầy đủ, toàn diện cho NCT cả trước mắt và lâu dài
Ngày 10/4, tại TP Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo khoa học “Già hóa dân số (GHDS) Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi phỏng vấn nhanh một số đại biểu tham dự Hội thảo về nội dung trên…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, sáng 7/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 - 12/4/2024.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới
Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng: Quyết định số 193/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh và Quyết định số 194/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là địa phương sớm nhất (trong 50 tỉnh, thành phố) đang hoạt động theo mô hình Ban Đại diện nhanh chóng thành lập Hội theo chỉ đạo tại Kết luận 58 của Ban Bí thư…

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa
Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Năm 2024: Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước

Năm 2024: Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 4/1/2024 về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.

Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024 (*)

Nhiều nhiệm vụ lớn trong năm 2024 (*)
Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội NCT Việt Nam lần thứ tư khóa VI và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội NCT Việt Nam mở rộng lần thứ ba khóa VI, nhiệm kì 2021-2026. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ, các Ban, ngành, đoàn thể TP Đà Nẵng dự. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam cùng các Phó Chủ tịch: Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng, Huỳnh Thành Lập chủ trì hội nghị… Tạp chí Người cao tuổi trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình tại Hội nghị…

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Hội NCT Việt Nam khóa VI, nhiệm kì 2021- 2026

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hànhTrung ương Hội NCT Việt Nam khóa VI, nhiệm kì 2021- 2026
Ngày 21/12/2022, tại TP Đà Nẵng, Ban Chấp hành Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ ba (khóa VI), nhiệm kì 2021 - 2026. Đồng chí Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình và các đồng chí Phó Chủ tịch chủ trì Hội nghị;

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình

Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Nội dung phát động thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028

Nội dung phát động thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028
Tại Hội nghị toàn quốc biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi, giai đoạn 2018-2023, tổ chức ngày 16/11/2023, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Phan Văn Hùng đã thay mặt Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội phát động phong trào thi đua NCT làm kinh tế giỏi giai đoạn 2023-2028. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung phát động thi đua trên.

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội và hội viên

Nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội và hội viên
Sáng 24/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Hội NCT Cụm thi đua số II, Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 và kí kết giao ước thi đua năm 2024. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Trọng Sơn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các Sở, ban, ngành tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo, cán bộ Hội NCT 7 tỉnh trong Cụm.

Cần ghi chép đầy đủ ý kiến của Luật sư vào bản án

Cần ghi chép đầy đủ ý kiến của Luật sư vào bản án
Luật sư Trương Anh Tú kiến nghị, Cơ quan tiến hành tố tụng cần có những buổi Tổng kết kinh nghiệm xét xử, ghi chép đầy đủ ý kiến luật sư vào bản án.
Xem thêm
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin
Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng yêu cầu tập trung tìm kiếm người mất tích trong vụ chìm thuyền trên sông Chanh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Phiên bản di động