6 cách dùng lá trầu không trị bệnh á sừng

Chữa á sừng bằng lá trầu không theo kinh nghiệm của dân gian có rất nhiều cách. Tùy vào những trường hợp mà người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc điều trị phù hợp.

Cách 1: Nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng

Nấu nước lá trầu không để tắm là một trong những cách làm mà phần lớn người bệnh biết đến và áp dụng rộng rãi. Việc này không chỉ giúp loại bỏ các yếu tố dị nguyên bám trên da mà còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn hay nấm gây viêm nhiễm nhờ có các tinh chất của lá trầu không.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

- Rửa sạch toàn bộ lá trầu không bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;

- Vò nát toàn bộ lá trầu không rồi cho tất cả vào trong nồi cùng với 3 - 4 lít nước;

- Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất của lá trầu không ra hoàn toàn trong nước;

6 cách dùng lá trầu không trị bệnh á sừng
6 cách dùng lá trầu không trị bệnh á sừng

- Tắt bếp rồi cho toàn bộ nước ra chậu lớn, pha thêm một lượng nước vừa đủ sao cho phần nước không quá nóng cũng không quá lạnh;

- Dùng nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương, có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị á sừng để tăng công dụng;

- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong nhiều ngày để bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

* Lưu ý: Sau khi tắm, có thể trên da của bạn xuất hiện mùi hăng của lá. Đây chỉ là mùi của tinh chất và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến da. Do đó, không nhất thiết tắm lại nhiều lần bằng nước mát để loại bỏ mùi hăng.

Cách 2: Bài thuốc đắp trị bệnh á sừng từ lá trầu không

Đối với vùng da bị á sừng có kích thước nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc đắp từ lá trầu không. Khi đó, các hoạt chất và tinh dầu có trong lá trầu không thấm sâu vào trong lớp bì, đặc biệt là ổ nhiễm, từ đó giúp tiêu diệt và ức chế một số vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, cách làm này còn tạo thành lớp màng bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của mầm mống gây bệnh.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không (liều lượng có thể gia giảm dựa vào diện tích da bị tổn thương).

Cách thực hiện:

- Đem toàn bộ lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo nước;

- Thái nhỏ tất cả lá trầu không đã được làm sạch rồi cho vào cối để giã nát;

- Đắp một lượng vừa đủ lên vùng da bị á sừng rồi dùng băng gạc để cố định vết thương chừng 30 phút;

- Sau đó, gỡ bỏ băng rồi rửa lại với nước sạch;

- Áp dụng mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì thực hiện liên tục trong nhiều ngày.

Lưu ý: Trước khi tiến hành đắp thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng bằng nước muối sinh lí rồi dùng khăn sạch để lau khô nước.

Cách 3: Hết bệnh á sừng nhờ nước sắc lá trầu không

Uống nước sắc từ lá trầu không trị bệnh á sừng là một cách làm khác cũng được “lòng” người bệnh. Bởi cách làm không chỉ đơn giản, tiết kiệm mà còn hiệu nghiệm. Dùng nước sắc từ loại thảo dược này không chỉ giúp cải thiện tình trạng da bị bong tróc, nứt nẻ cho bệnh á sừng gây ra mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Nguyên liệu: 10 lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

- Đem tất cả lá trầu không vừa được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại thêm một lần nước sạch;

- Vớt ra để ráo rồi thái thành từng đoạn nhỏ;

- Cho toàn bộ nguyên liệu sơ chế vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ;

- Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi các tinh chất hòa tan hết trong nước;

- Gạn lấy phần nước để uống thay cho nước trà;

- Uống mỗi ngày khoảng 1 - 2 lần và liên tục trong nhiều ngày liền.

* Lưu ý: Những lần đầu có thể uống chưa quen do mùi hăng của lá trầu không. Khi đó, người bệnh nên uống từng ngụm nhỏ hoặc chia thành nhiều phần nhỏ hơn để uống hết trong ngày.

Cách 4: Chữa á sừng bằng lá trầu không và bồ kết

Ngoài lá trầu không, bột kết cũng được biết đến là loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh ngoài da. Trong dược liệu bồ kết, thành phần hoạt chất saponin chiếm phần lớn. Hoạt chất này có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, làm săn se vùng da. Đặc biệt, bột kết có thể làm tăng công dụng của lá trầu không nếu kết hợp, từ đó làm giảm tốc độ kết vảy của bệnh á sừng.

Nguyên liệu:

- Lá trầu không tươi: 10 lá

- Quả bồ kết khô: 5 quả

Cách thực hiện:

- Lá trầu không và quả bồ kết cần được làm sạch rồi vớt ra để ráo;

- Dùng tay vò nát toàn bộ lá trầu không, đối với quả bồ kết, cắt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó, cho toàn bộ vào trong nồi nước cùng rồi tiến hành đun khoảng 15 - 20 phút;

- Đổ toàn bộ phần nước đun được ra thau, vớt bỏ phần bã. Đợi nước nguội dần rồi dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng. Nếu bị á sừng da đầu, có thể sử dụng nước này để gội đầu;

- Áp dụng mỗi tuần 3 - 4 lần.

* Lưu ý:Tuyệt đối không được sử dụng bột kết cho phụ nữ đang mang thai, bởi trong loại dược liệu này có chứa một số thành phần hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cách 5: Xông hơi nước lá trầu không giúp cải thiện bệnh á sừng

Xông hơi là một thủ thuật không quá xa lạ và được nhiều người bệnh áp dụng tương đối nhiều. Khi đó, các thành phần hoạt chất có lợi sẽ thấm sâu vào trong các mô giúp ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, nấm gây hại, đồng thời giúp cải thiện cấu trúc ra. Bên cạnh đó, cách làm này còn mang lại cảm giác dễ chịu, giúp người bệnh thư giãn và giảm bớt sự căng thẳng.

Nguyên liệu: Một nắm lá trầu không bánh tẻ.

Cách thực hiện:

- Mang tất cả lá trầu không vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất, đất cát, sau đó vớt ra để ráo;

- Dùng tay vò nát toàn bộ lá trầu không rồi cho vào nồi cùng với 2 - 3 lít nước, sau đó bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 5 phút;

- Đổ toàn bộ nước ra thau lớn và bắt đầu ngồi xông;

- Thực hiện cho đến khi nước nguội hoàn toàn;

- Áp dụng mỗi ngày khoảng 1 - 2 lần. Thời điểm thích hợp để xông hơi là vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

* Lưu ý: Người bệnh nên giữ khoảng cách an toàn giữa nước nóng là làn da. Không nên áp sát vào nước nóng, điều này có thể gây bỏng da. Một lưu ý khác, người bệnh nên để vùng da bị tổn thương gần vị trí hơi nước để phát huy tối đa công dụng.

Cách 6: Kết hợp lá trầu không cùng với nhiều nguyên liệu khác để trị bệnh á sừng

Ngoài việc sử dụng độc vị lá trầu không, người bệnh có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để gia tăng công dụng của lá trầu không cũng như đẩy nhanh tiến độ chữa lành bệnh.

Nguyên liệu:

- Lá trầu không tươi: 7 lá

- Rau răm: 2 nắm

- Bèo hoa dâu: 10 lá

- Muối hạt: 1 thìa

Cách thực hiện:

- Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng chừng 10 phút rồi vớt ra để ráo;

- Thái toàn bộ nguyên liệu thành từng đoạn nhỏ;

- Cho tất cả vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, thêm 1 thìa cà phê muối ăn;

- Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1/3 thì tắt bếp;

- Gạn một phần nước để uống, phần còn lại để ngâm rửa tay hoặc chân bị á sừng;

- Áp dụng mỗi ngày 1 - 2 lần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Những lưu ý chữa á sừng bằng lá trầu không

Tuy cách chữa á sừng bằng lá trầu không được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như sự an toàn khi áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:

- Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cơ địa, mức độ bệnh lí, cách dùng,… Đặc biệt là cần người bệnh kiên trì điều trị trong khoảng nhiều ngày liền để đủ thời gian cho các tinh chất có trong lá trầu không thấm sâu hoàn toàn vào trong lớp bì;

- Phương pháp trị bệnh á sừng bằng lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng khô nứt da, da bị bong tróc, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và không có tác dụng điều trị triệt để bệnh á sừng. Điều này đồng nghĩa với việc, phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh lí ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Những trường ở mức độ nặng thường không mang lại kết quả khả quan;

- Các đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong lá trầu không tuyệt đối không nên sử dụng để chữa bệnh á sừng;

- Cần thận trọng khi áp dụng điều trị cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ;

- Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như phát ban da, da bị kích ứng, ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn,… hãy tạm ngưng điều trị, kết hợp với việc theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp, bệnh lí không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có những biện pháp chăm sóc phù hợp;

- Ngoài việc áp dụng các bài thuốc từ lá trầu không, người bệnh nên kết hợp với chế độ chăm sóc da đặc biệt bằng cách kết hợp sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay thuốc đặc trị bệnh á sừng.

Thư Kỳ (st)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh lao hạch: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh lao hạch thường gặp khá phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Lao hạch nếu không được chữa trị đúng phương pháp và kịp thời ở các giai đoạn đầu sẽ có biến chứng nguy hiểm...
Cần đi khám đau lưng khi nào?

Cần đi khám đau lưng khi nào?

Đau lưng là vấn đề rất thường gặp, có khoảng 65 - 80% dân số bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đây cũng là một trong những lí do phổ biến nhất khiến bệnh nhân đến với bác sĩ hoặc phải nghỉ việc và là một trong nhiều nguyên nhân gây tàn tật trên thế giới...
Viêm tĩnh mạch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm lớp bên trong của hầu hết các mạch máu bề mặt và thường gặp nhất ở các tĩnh mạch ở chân, mắt cá chân và bàn chân, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kì tĩnh mạch nào trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như sưng tấy, đỏ da và đau ở vùng bị ảnh hưởng...
Hướng dẫn của Bộ Y tế và Hội Da liễu Việt Nam về dự phòng bệnh zona

Hướng dẫn của Bộ Y tế và Hội Da liễu Việt Nam về dự phòng bệnh zona

Ngày 29/11, Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, Hội nghị Nghiên cứu Da liễu lần thứ II, Hội nghị Da liễu Đông Dương lần thứ VI diễn ra tại Huế với sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu, PGS.TS.BS. Lê Hữu Doanh, Phó Chủ tịch Hội Da Liễu Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu Trung ương nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ động phòng ngừa, nhằm giảm thiểu các hệ lụy nghiêm trọng của zona.
Trái cây an toàn cho người đái tháo đường

Trái cây an toàn cho người đái tháo đường

Trái cây là một phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của tất cả mọi người. Đối với người đái tháo đường nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp…

Tin khác

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca lấy - ghép đa tạng

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện ca lấy - ghép đa tạng
Ngày 27/11/2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) đã hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 tổ chức lấy 7 mô tạng gồm tim, gan, phổi, 2 thận, 2 giác mạc từ người hiến chết não, đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Quân Y 103. Đây cũng là lần thứ 3 Bệnh viện 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 theo hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan năm 2024.

Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu

Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu.

Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kì lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ

Hạnh phúc của người đàn ông mắc căn bệnh kì lạ khi được làm tròn lời hứa với vợ
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.

Những thực phẩm giúp giảm mỡ máu

Những thực phẩm giúp giảm mỡ máu
Một số thực phẩm có tác dụng giúp giảm mỡ máu một cách tự nhiên, người bị cholesterol cao nên ăn...

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Bộ Y tế tổ chức Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai

Bộ Y tế tổ chức Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai
Ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP.Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai. Sự kiện do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức, diễn ra từ ngày 21 đến 23/11/2024.

Cách đào thải axit uric nhanh khỏi cơ thể

Cách đào thải axit uric nhanh khỏi cơ thể
Axit uric cao là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lí như bệnh gout, bệnh tim mạch, bệnh thận,... Vậy làm thế nào để đào thải axit uric nhanh và đơn giản là vô cùng quan trọng...

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với sứ mệnh hợp nhất khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật (GSK) vừa phối hợp vớiTổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 10/2024, GSK đã tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE).

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng
Sáng 15/11, Bệnh viện Mắt Bình Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng. Dự lễ có đại diện lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo Hội NCT tỉnh, đại diện các sở ngành liên quan,các trường học và Hội NCT các xã, phường trong TP Phan Thiết.

Những vị thuốc bổ dưỡng nên dùng vào mùa Đông

Những vị thuốc bổ dưỡng nên dùng vào mùa Đông
Mùa Đông là thời điểm cơ thể dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Sử dụng những vị thuốc có tính ấm và bổ dưỡng vào mùa Đông, sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho cơ thể...

Một số kiêng kị khi ăn mộc nhĩ

Một số kiêng kị khi ăn mộc nhĩ
Mộc nhĩ là nguyên liệu của nhiều món ăn quen thuộc và cũng là vị thuốc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Vậy mộc nhĩ có những tác dụng gì, cần kiêng kị gì khi ăn mộc nhĩ?

Cách khắc phục tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thường gặp

Cách khắc phục tình trạng thiếu chất dinh dưỡng thường gặp
Nhiều người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng mà không biết. Mệt mỏi, suy giảm khả năng miễn dịch, sức khỏe xương kém và thậm chí rụng tóc... chỉ là một số vấn đề sức khỏe có thể xảy ra do thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu...

Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ
Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975. Với khả năng quét lên đến 1975 lát cắt/vòng, cung cấp độ phân giải cao chưa từng có, “siêu phẩm công nghệ chẩn đoán hình ảnh” giúp bác sĩ Vinmec phát hiện chính xác cả những tổn thương nhỏ nhất, kể cả ở các vùng khó quan sát nhất.
Xem thêm
Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu

Bộ Y tế: Yêu cầu điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu.
Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động