Xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Quốc hội ban hành Nghị quyết 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân…”

Theo đó, ngân sách đầu tư cho chương trình xây dựng NTM của cả nước với tổng số vốn 196.332 tỉ đồng, gồm các nguồn vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp…

Thành tựu vượt bậc, tạo chuyển biến rõ nét của nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM bắt nguồn từ Nghị quyết số 26 ngày 5/8/2008 của Hội nghị Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiêp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường.

Hơn 10 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, cả nước đạt nhiều thành tích vượt trội. Khu vực nông thôn có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đáng kể đời sống nông dân và phát triển đất nước.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu
Bộ mặt nông thôn mới khởi sắc.

Tính đến tháng 7/2021, cả nước đã có 64,6% số xã đạt chuẩn, 194 đơn vị cấp huyện (chiếm 29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố đạt chuẩn, có 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định công nhận 4 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên, Hà Nam) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Nhờ đó, thu nhập của người dân nông thôn tăng nhanh hơn tỉ lệ tăng khu vực thành thị và mức tăng chung của cả nước giai đoạn 2010 - 2020 (trung bình 3,5 triệu đồng/người/tháng) gấp 1,4 lần so với năm 2016, gấp 3,25 lần so với năm 2010. Khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị giảm dần (5,6 triệu đồng/người/tháng so với 3,4 triệu đồng/người/tháng. Tỉ lệ hộ nghèo cũng giảm nhanh, góp phần chủ yếu vào kết quả của chiến lược giảm nghèo quốc gia. Bộ mặt nông thôn và đồng ruộng được quy hoạch, thay đổi diện mạo, văn hóa có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, qua thực hiện chương trình, việc phát triển nông thôn chưa gắn kết chặt chẽ với khu vực đô thị, sinh kế của người dân thiếu bền vững; chưa gắn hiệu quả xây dựng NTM với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; sử dụng đất còn manh mún (hơn 70% hộ nông dân sử dụng dưới 2 ha), chất lượng nguồn lao động thấp (mới có 15% qua đào tạo), mô hình HTX còn chông chênh, sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp; vai trò chủ thể của người nông dân chưa được đề cao, những lực lượng mới cho phát triển nông thôn chưa được phát huy đúng tiềm năng.

Đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Thực hiện đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 318/QĐ -TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 với 19 tiêu chí: Quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi; Phòng chống thiên tai; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và truyền thông; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Nghèo đa chiều; Lao động; Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hóa; Môi trường và An toàn thực phẩm; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và An ninh.

Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có ít nhất 80% số xã đạt tiêu chí, trong đó ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất gấp 1,5 lần so với năm 2020. Phấn đấu 60% số thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được công nhận đạt chuẩn theo các tiêu chí do UBND cấp tỉnh quy định. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Cả nước ít nhất có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Trong 19 tiêu chí thì xây dựng cơ bản thường chiếm tỉ trọng đáng kể, đòi hỏi công tác quản lí chặt chẽ nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án; ngăn chặn tình trạng “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực và chấm dứt “cơ chế xin - cho”. Cần đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không tràn lan; ưu tiên nguồn lực cho các xã, huyện chưa đạt 15 tiêu chí; hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí để nâng cao chất lượng các tiêu chí bền vững; ưu tiên miền núi, biên giới, Tây Nguyên, các địa phương được bổ sung cân đối ngân sách Trung ương từ 60% trở lên. Thực hiện nguyên tắc tuân thủ Luật Đầu tư công, tránh tình trạng vay ứng trước để đầu tư mắc nợ như trước đây ở nhiều xã đã xảy ra.

Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ phân bổ vốn ngân sách xây dựng NTM, bảo đảm đồng bộ, không trùng lặp, không chồng chéo. Việc xây dựng NTM cũng cần huy động nguồn lực trong Nhân dân và doanh nghiệp. Từng bước tạo tiền đề cho các chủ thể kinh tế hộ nông thôn khởi nghiệp mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, phát triển nhiều doanh nghiệp ở nông thôn, mở rộng quy mô sử dụng đất, sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, người dân nông thôn hạnh phúc và từng bước giàu có.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tính thời sự của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” trong công tác xây dựng Đảng hiện nay

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời vào tháng 10/1947, với bút danh X.Y.Z. Đây là tác phẩm đầu tiên đặt vấn đề đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền, là “cẩm nang” cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Tầm nhìn tương lai của trẻ em gái - Nhận thức từ gia đình và cộng đồng

Cùng với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) dành để tôn vinh người phụ nữ, Ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10) được kỉ niệm để nêu bật vai trò quan trọng của một nửa thế giới, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực để bảo đảm tương lai của các em, phát huy sức mạnh của các trẻ em gái trong quá trình xây dựng một thế giới bền vững…
Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Phát triển đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.
Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Thiêng liêng hai tiếng “Đảng ta”

Đó là tiếng nói của Nhân dân ta dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai tiếng mộc mạc, ngắn gọn mà hàm chứa cả nhận thức sâu sắc qua thực tiễn và tình cảm sâu đậm của trái tim hàng chục triệu người Việt Nam…
Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Phải luôn học tập và làm theo đạo đức tiết kiệm của Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời mưu sống và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như làm phụ bếp trên tầu buôn, làm thợ sửa ảnh, sống bất hợp pháp ở một nước tư bản, hoạt động cách mạng bí mật trong nước cho đến khi làm chủ tịch nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống như khi còn khó khăn, thiếu thốn...

Tin khác

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đời sống mới
Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn lời Các Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi” và lời V.I.Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công”. Kết quả phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ các cấp đóng vai trò then chốt để tổ chức Đảng, người lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm, triệt tiêu sức sáng tạo, nhiệt huyết và lòng can đảm trong công tác.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ khi thành lập đến tháng 3/1935, Hội Phản đế Đồng minh đã có nhiều đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi

Huy hiệu Bác Hồ - phần thưởng lớn nhất của đời tôi
Đã tròn 70 năm trôi qua, nhưng cứ đến ngày 10/10 hằng năm, ngày Giải phóng Thủ đô, cả gia đình tôi cảm nhận vô cùng hạnh phúc, vì Thủ đô giải phóng tôi được về Hà Nội và mới có được một niềm vinh dự lớn lao nhất trong cuộc đời ở đây.

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Trong tác phẩm “Dân vận” viết ngày 15/10/1949, đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”.

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình
Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Sức mạnh từ “dân vận khéo”

Sức mạnh từ “dân vận khéo”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác vận động quần chúng. Theo Người “Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”, “Có dân là có tất cả”. Câu nói ngắn gọn, mộc mạc của Người nhưng chứa đựng tư tưởng lớn “Dân là gốc nước”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của người cao tuổi
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của NCT. Ngày 1/10/1960, trong bài “Tuổi tác càng cao, lòng yêu nước càng lớn”, Người viết: “Truyền thống “Điện Diên Hồng” là truyền thống yêu nước vẻ vang chung của dân tộc ta và riêng của các cụ phụ lão ta. Mỗi khi có việc quan hệ lớn đến nước nhà nòi giống, thì các cụ không quản tuổi cao sức yếu, liền hăng hái đứng ra gánh vác phần mình và đôn đốc con em làm tròn nhiệm vụ”...

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy

Quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Bác về phòng cháy chữa cháy
Cháy nổ là mối “họa” lớn đang từng giờ, từng phút thách thức mỗi quốc gia, dân tộc, gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), xác định là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân và tài sản của Nhà nước, Nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh

Tín ngưỡng dân gian tại vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh
Trên địa bàn Hỏa Lựu - Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ngay từ khi lập làng, đã hình thành đời sống tâm linh của cư dân, thể hiện ở tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Hai dòng tín ngưỡng đều gắn liền các thiết chế đình, miếu, chùa Phật người Việt, chùa Ông người Hoa, chùa Phật giáo Nam tông người Khmer, chùa Cao Đài, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Tin lành...

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay

Vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay
Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề lớn được xã hội quan tâm và nhìn nhận đánh giá ở cả hai khía cạnh tích cực và hạn chế. Bên cạnh một số điểm tích cực của hoạt động dạy thêm, học thêm, những mặt hạn chế nảy sinh trong thời gian qua đã làm ngành Giáo dục và xã hội không thiếu những điều nhức nhối.

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo

Con ở tuổi vị thành niên cần được quan tâm giáo dục chu đáo
Tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến đối tượng đặc biệt này, ngay cả những vấn đề khác biệt giữa giới và giới tính, cũng như ảnh hưởng của giới đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với vị thành niên, những người đang có một tương lai rộng mở phía trước.

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu

Để Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”. Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt

Nhà sàn trên cọc, trụ bê tông kiên cố - Giải pháp bảo vệ người dân vùng núi trước lũ lụt
Sự cố sạt lở, lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nặng nề người và của rất nghiêm trọng xảy ra tại nhiều địa phương ở miền núi, trung du Bắc Bộ qua cơn bão số 3 (Yagi), một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng chống bão lụt hiện nay...

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến

Sáng ngời mốc son lịch sử Nam Bộ kháng chiến
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, thực dân Pháp lại dã tâm thực hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động