Tự chủ đại học: Phải xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo của cơ quan chủ quản

Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.

Nhà nước không thể trao quyền tự chủ của trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng quản trị.

Bởi vậy thành lập Hội đồng trường/Hội đồng quản trị là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho trường đại học. Tuy nhiên sức mạnh và cơ cấu thành phần của Hội đồng trường/Hội đồng quản trị lại phụ thuộc rất lớn vào hình thức sở hữu của loại hình trường đại học.

Nhà nước đã có một hành lang pháp lý gắn việc đầu tư với một số loại hình sở hữu tài sản để thu hút người dân tham gia chủ trương xã hội hóa phát triển giáo dục đại học.Trở lại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để quản lý trường đại học thì thấy hiện chúng ta đang có các hình thức sở hữu sau: Sở hữu Nhà nước; Sở hữu tập thể; Sở hữu chung của cộng đồng; Sở hữu tư nhân; Sở hữu chung hỗn hợp.

Tự chủ đại học: Phải xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo của cơ quan chủ quản
Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường “đích thực” là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.

Những bất cập và hệ lụy

Cùng với xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.

Theo Luật Giáo dục 2005 Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường. Do Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường dều cùng là người đại diện cho Nhà nước. Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình.

Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường “đích thực” là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.

Theo Nghị quyết 05 của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.

Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm “sở hữu tư nhân” (vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận) và “sở hữu chung hợp nhất không phân chia” (thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận) vào cùng một Quy chế 61 (sửa đổi).

Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng vì lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình ĐHDL để tiếp tục theo sở hữu tập thể nhưng không được chấp thuận.

Những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở GDĐH ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng quản trị với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).

Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng quản trị (định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lư và điều hành).

Trường đại học công lập: Không trao quyền tự chủ cho hiệu trưởng

Trong tổ chức quản trị Xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến: Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền (cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân; mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản; trường không được quyền tự chủ hoàn toàn); Hai là, định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng ( qua bầu chọn đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan; không có cơ quan/bộ chủ quản; trường được tự chủ tối đa ).

Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức này Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu:

“…Trên cơ sở hình thành hội đồng trường đại diện cho cộng đồng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học hoạt động tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản...”

Có một số nhận xét rút ra từ quan điểm chỉ đạo trên:

- Quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng. Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó chỉ các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.

- Hội đồng trường chỉ thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường khi nó đại diện cho cộng đồng xã hội (chứ không phải chỉ đại diện cho tập thể các thành viên của nhà trường theo cơ chế sở hữu tập thể của trường đại học dân lập kiểu cũ, lại càng không phải là tổ chức tư vấn của Hiệu trưởng).

- Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.

Từ những phân tích trên chúng tôi đề nghị xây dựng hội đồng trường trong các cơ sở GDĐH theo định hướng sau:

- Hội đồng trường là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đại học công lập tự chủ, đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của cộng đồng xã hội đối với nhà trường.

- Thành phần của hội đồng trường:

+ Đối với các trường đại học tự chủ : bao gồm các thành viên trong trường ( Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Thanh niên, giảng viên và cán bộ quản lý) và các thành viên ngoài trường (đại diện của cơ quan quản lý trường, các cựu lãnh đạo nhà nước có uy tín, các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng, các doanh nhân tiêu biểu, vừa có tâm vừa có tầm, các cựu sinh viên thành đạt,…). Để bảo đảm tính khách quan của các quyết nghị của Hội đồng trường (không bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ) thành phần ngoài trường phải chiếm đa số.

Trừ Chủ tịch Hội đồng trường làm việc chuyên trách và có lương tất cả các thành viên còn lại của Hội đồng trường đều hoạt động theo chế độ tự nguyện, không hưởng phụ cấp.

+ Đối với các trường đại học bình thường (vẫn còn theo cơ chế bộ chủ quản): Hội đồng trường (nếu có) thực tế chỉ giữ vai trò của tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng nên thành phần trong trường có thể chiếm đa số.

Trường đại học tư thục: Hội đồng quản trị không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành hàng ngày của Ban giám hiệu nhà trường

Những minh chứng nêu ở trên cho thấy Nhà nước cần phải tách bạch rõ hơn hai loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động không vì lợi nhuận kèm theo các định chế về tổ chức và tài chính, đồng thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các trường khi chuyển loại hình, chứ không nên xem trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận chỉ là một dạng đặc biệt của trường đại học tư thục..

Đối với trường đại học hoạt động vì lợi nhuận.

Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục một thời gian dài chỉ áp dụng được đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận.

Ở loại trường này Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường; các cổ đông (tức là người góp vốn) không chỉ được hưởng lợi tức không giới hạn mà còn có quyền được can thiệp vào công việc điều hành nhà trường, được giữ các vị trí trọng trách trong trường; còn các cán bộ, nhân viên của trường (từ Hiệu trưởng trở xuống) thực chất chỉ là những người được các cổ đông (nhất là những cổ đông có cổ phần lớn) tuyển dụng.

Do đó các nhà giáo dục, các nhà quản lý nếu không có vốn góp thì đương nhiên phải chấp nhận đứng ở vị trí bị điều hành. Đối với loại trường này, sự cạnh tranh quyết liệt chỉ diễn ra (nếu có), giữa các cổ đông lớn, thông qua hình thức mua bán, chuyển nhượng cổ phần (như đang xảy ra tại một số trường đại học tư thục hiện nay).

Về cơ bản, đối với trường vì lợi nhuận có thể giữ hầu hết những gì đã ban hành trong các quy chế tổ chức, hoạt động trường đại học tư trước đây và chỉ loại bỏ đi những gì không phù hợp với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên (hoặc công ty cổ phần) được quy định ở Luật Doanh nghiệp.

Đối với trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận

Những quy định cho loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, mặc dù đã được ban hành tại Điều lệ trường đại học hiện hành, nhưng cần được điều chỉnh tiếp với các định hướng như sau:

- Phải làm rõ khái niệm Cơ sở GDĐH hoạt động không vì lợi nhuận : là cơ sở GDĐH do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động chủ yếu bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; được chuyển giao cho các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội quản trị.

- Đại hội toàn trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đối với trường dân lập kiểu cũ (sở hữu tập thể). Trong trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận Đại hội toàn trường, nếu được thành lập, chỉ được xem như một tổ chức tham vấn rộng rãi, giống như ở các trường đại học công lập.

- Hội đồng quản trị là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường, là đại diện duy nhất cho quyền sở hữu chung của cộng đồng xã hội, trong đó có các nhà góp vốn.

Hội đồng quản trị không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành hàng ngày của Ban giám hiệu nhà trường.Thành phần của Hội đồng quản trị cũng giống như Hội đồng trường của các trường đại học công lập tự chủ, nhưng có thêm đại diện của các nhà góp vốn. Với tính chất và cơ cấu hội đồng như vậy, trên thực tế có sự tiếp cận rất gần giữa trường cônglập tự chủ và trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

- Các thành viên góp vốn được cộng đồng vinh danh, được cử đại diện vào hội đồng quản trị, được hưởng lãi suất không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ (nhưng ở đây không nên gọi là lãi suất mà nên gọi là tiền thưởng cho những người có công xây dựng trường ban đầu) và được ưu tiên bảo toàn vốn góp.

*****

Tính chất sở hữu (xác định theo Bộ Luật Dân sự) của từng loại hình cơ sở GDĐH cần được Nhà nước định rõ trong các văn bản pháp quy về giáo dục.

Để bảo đảm cho các loại hình cơ sở GDĐH mới (Trường đại học công lập tự chủ, Trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận,…) hoạt động thuận lợi và đi đúng hướng Nhà nước cần sớm ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động cụ thể hơn cho chúng, không nên quan niệm giản đơn rằng giữa chúng chỉ có sự khác nhau về việc có nhận ngân sách nhà nước hoặc có chia lợi tức hay không.

Việc chuyển đổi loại hình trường phải mềm dẻo, phải căn cứ vào tính chất sở hữu của từng trường cụ thể.

Dân Trí

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tặng quà học sinh nhân dịp năm mới 2025

Tặng quà học sinh nhân dịp năm mới 2025

Nhân dịp đón mừng năm mới 2025, ngày 30/12/2024, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CEDC) cử đoàn công tác về TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang; và về huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để trực tiếp trao 60 suất quà tặng học sinh vượt khó hiếu học.
Khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 - 2025

Khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 - 2025

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức khen thưởng giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 - 2025 và Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh và truyền thống cách mạng của nhân dân Thanh Hóa năm 2024.
Công ty CP THT Education khai trương văn phòng tư vấn du học Đức đầu tiên ở Thanh Hóa

Công ty CP THT Education khai trương văn phòng tư vấn du học Đức đầu tiên ở Thanh Hóa

Ngày 29/12, Công ty cổ phần THT Education tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là văn phòng đại diện đầu tiên của công ty nhằm tạo cầu nối tin cậy đến với học sinh các xã ven biển xứ Thanh trong việc “hiện thực hóa” giấc mơ du học Đức và định cư quốc tế.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp hiến máu cứu người

Ngày 26/12, hàng trăm cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và người dân trên địa bàn TP Hải Phòng đã tham dự ngày Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII năm 2025 - ngày hội hiến máu cứu người.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Tin khác

Đề xuất miễn học phí cho học sinh ở tất cả các cấp học

Đề xuất miễn học phí cho học sinh ở tất cả các cấp học
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến về việc xây dựng Dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh trung học phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học phổ thông trên địa bàn thành phố từ năm học 2025 - 2026.

Đổi mới giáo dục: Tiêu chí hướng tới trường học hạnh phúc

Đổi mới giáo dục: Tiêu chí hướng tới trường học hạnh phúc
Giáo dục đang trên đà chuyển mình mạnh mẽ với những đổi mới sáng tạo, hướng tới việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện, nơi học sinh được chủ động khám phá và phát triển. Sau 4 năm Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động xây dựng “Trường học hạnh phúc”, cụm từ này đã trở nên quen thuộc và được các thầy cô giáo trực tiếp thực hiện dựa trên các tiêu chí khác nhau. Thạc sĩ Tâm lý Bùi Thị Nga - với 10 năm công tác trong lĩnh vực Tâm lý học đường chia sẻ về vai trò của nhà trường, thầy cô trong việc xây dựng một trường học hạnh phúc.

Khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp Quốc tế, trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024

Khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp Quốc tế, trình độ Đại học ngành Quản trị Kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024
Ngày 10/12/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Lễ khai giảng lớp định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, trình độ đại học, ngành Quản trị kinh doanh, khóa tuyển sinh năm 2024.

Hải Phòng: Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội việc làm Deep C 2024

Hải Phòng: Hơn 1.000 cơ hội việc làm tại Ngày hội việc làm Deep C 2024
Tham gia Ngày hội có 25 doanh nghiệp như: Pegatron, Tesa, Shinetsu, Assa Abloy, Knauf... tiến hành tuyển dụng hơn 1.000 vị trí thuộc nhiều lĩnh vực và cấp bậc.

Hải Phòng: Ngăn chặn 2 phụ nữ lôi kéo học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội

Hải Phòng: Ngăn chặn 2 phụ nữ lôi kéo học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội
Công an TP Hải Phòng vừa thông tin về việc 2 người phụ nữ có hành vi lôi kéo, dụ dỗ học sinh đi dự Lễ Giáng sinh tại Hà Nội.

TP Hồ Chí Minh: Vinh danh 88 thủ khoa năm 2024

TP Hồ Chí Minh: Vinh danh 88 thủ khoa năm 2024
Tối 6/12, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Hồ Chí MInh tổ chức chương trình “Vinh danh thủ khoa” lần XI - năm 2024, với 88 thủ khoa được vinh danh.

Để giảm thiểu và loại bỏ vấn nạn “bạo lực học đường”

Để giảm thiểu và loại bỏ vấn nạn “bạo lực học đường”
Mới đây, cộng đồng mạng bức xúc clip ghi lại nhóm thiếu niên mặc đồng phục học sinh cầm gậy bóng chày đánh gãy mũi và 4 chiếc răng bạn học. Sự việc xảy ra vào chiều 27/11/2024, tại một quán kem trên đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (TP Hồ Chí Minh). Nguyên nhân ban đầu được xác định là do nhóm học sinh trên có mâu thuẫn trước đó.

Hải Phòng: Giả danh cô giáo chiếm đoạt tài sản của nhiều học sinh

Hải Phòng: Giả danh cô giáo chiếm đoạt tài sản của nhiều học sinh
Cơ quan chức năng huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đang làm rõ vụ việc một đối tượng giả danh cô giáo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 20 học sinh tại 5 trường học trên địa bàn.

Chung kết cuộc thi 'Tìm kiếm tài năng MC nhí' mùa 6 - 2024 đầy cảm xúc

Chung kết cuộc thi 'Tìm kiếm tài năng MC nhí' mùa 6 - 2024 đầy cảm xúc
Sau khi vượt qua gần 300 thí sinh đến từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam, 17 thí sinh đã có mặt trong đêm chung kết chương trình 'Tìm kiếm tài năng MC nhí' mùa 6 - 2024, diễn ra tại Nhà hát Đài Phát thanh - Truyền hình Tây Ninh.

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu
Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.

Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học
Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024
Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông (Trung tâm CEDC) phối hợp cùng chùa Kỳ Quang 2 tổ chức họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024.

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lí thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hãy dạy học bằng tình yêu, bạn sẽ nhận lại bằng tình yêu

Hãy dạy học bằng tình yêu, bạn sẽ nhận lại bằng tình yêu
Năm nay nhân kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) các thầy giáo, cô giáo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa như được tiếp thêm sức mạnh. Niềm vui bên những bó hoa tươi thắm là những thành tích suất sắc trong công tác giảng dạy, học tập. Trong thành tích tập thể tại trung tâm có sự đồng hành nhiệt huyết của cô Lê Thị Minh, giáo viên dạy môn Toán mẫu mực hết lòng vì học sinh, sự dìu dắt và nỗ lực của bản thân trong năm học 2022-2023 kì thi học sinh gỏi (HSG) môn Toán cấp tỉnh cô Minh đã có 2 HS đạt giải Nhì. Trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán xếp thứ nhất toàn tỉnh khối GDTX. Năm học 2023-2024 trong kì thi HSG cấp tỉnh, cô Minh lại tiếp tục có 3 HS đạt giải Nhất-Nhì-Ba và trong kì thi tốt nghiệp THPT môn Toán lại tiếp tục xếp thứ nhất toàn tỉnh khối GDTX.
Xem thêm
Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2030

Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2030

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hồ Chí Minh: Tặng nhà Đại Đoàn kết ở xã Đất Mũi

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP Hồ Chí Minh: Tặng nhà Đại Đoàn kết ở xã Đất Mũi

Hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025) và kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), sáng 1/1/2025, Đoàn công tác của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (TGPLNN) TP.Hồ Chí Minh phối hợp với xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, tổ chức trao nhà Đại đoàn kết và tặng quà cho hộ nghèo.
Tự tin bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Tự tin bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo Nhân dân ta trải qua những kỉ nguyên mới được đánh dấu bằng những sự kiện chói ngời, mở đầu cho một thời kì phát triển mới của đất nước. Đó là những mốc son chói lọi đánh dấu bước nhảy vọt của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Ngày qua ngày, nữ điều dưỡng ấy vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân.
Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Người Khơ Mú có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.
Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối

Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.
Phiên bản di động