Tổng kết công tác năm 2024, dâng hương tại Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Tin tức 14/12/2024 13:36
Các cán bộ, hội viên Hội NCT phường 4, quận Gò Vấp hành trình về Địa chỉ đỏ |
Đây là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng bậc nhất của miền Đông Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Các đại biểu được cô Vũ Thị Thủy, hướng dẫn viên khu Di tích cho biết: Đền tưởng niệm Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Di tích tọa lạc giữa đỉnh đồi đất sỏi bằng phẳng, độ dốc thoai thoải, diện tích 28ha, độ cao 20m so với mặt suối Linh, được bao phủ bởi rừng cây dày đặc, chằng chịt dây rừng.
Đây là nơi xây dựng các cơ quan đầu não, xây dựng lực lượng kháng chiến và truyền tải những chỉ đạo của cách mạng miền Nam từ vĩ tuyến 17 kéo dài tới mũi Cà Mau. Ngoài ra, Trung ương Cục miền Nam còn có nhiệm vụ xây dựng quân Giải phóng miền Nam, đón tiếp lực lượng cán bộ tập kết và chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho miền Nam, xây dựng hậu cần, tích lũy lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài của sự nghiệp giải phóng miền Nam. Ngày 10/10/1961, Hội nghị lần thứ Nhất Trung ương Cục miền Nam diễn ra tại Mã Đà dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Tại căn cứ này, Trung ương Cục đã xây dựng và kiện toàn bộ máy lãnh đạo. Tuy Trung ương Cục miền Nam trú đóng ở Chiến khu Đ một thời gian không lâu, nhưng căn cứ kháng chiến này đã trở thành biểu tượng cho ý chí chiến đấu của quân và dân ta, nơi lưu giữ lịch sử hào hùng của mảnh đất miền Đông Nam bộ gian lao anh dũng. Sau năm 1962, căn cứ chuyễn vè tỉnh Tây Ninh giao lại cho Bệnh viện K72 (bệnh xá dã chiến của Trung ương Cục) lúc bấy giờ.
Đoàn đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà |
Từ lâu, Chiến khu D ở Mã Đà đã trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ. Những năm gần đây, Mã Đà ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm bái, tri ân các anh hùng, liệt sỹ an nghỉ tại nơi đây. Đoàn đã dâng hương tại Đền tưởng niệm và Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà mà người dân địa phương gọi là “Nghĩa trang không bia mộ”, có khoảng 70 ngôi mộ, chỉ 5 ngôi là có bia được ghi tên.