Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn

Song hành với sự phát triển và đấu tranh của đất nước, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đã từng bước vượt qua khó khăn từ những ngày đầu đến thành lập để đến ngày hôm nay, dòng điện anh hùng vẫn luôn rực sáng, thông suốt trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc

Chặng đường 55 năm qua, Tổng Công ty điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có một quá khứ lịch sử đầy khó khăn và thử thách. Nhưng vượt qua những khó khăn ấy, EVNNPC đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật, ghi dấu ấn trong lịch sử của ngành điện Việt Nam.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Cán bộ công nhân EVNNPC vượt khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Lịch sử hào hùng

Tháng 10/1969, Công ty Điện lực là tiền thân của EVNNPC ngày nay, được thành lập với tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp Nhà nước chuyên trách lĩnh vực điện.

Những ngày đầu thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn, kỹ thuật lạc hậu, cũ kĩ, quy mô nguồn điện và lưới điện rất nhỏ. Thêm vào đó, cơ sở điện chịu ảnh hưởng nặng nề do sự tàn phá của chiến tranh. Tuy nhiên với nỗ lực cố gắng không ngừng, phát huy tinh thần “vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu”, cán bộ nhân viên đã khôi phục các cơ sở điện, đảm bảo dòng điện được vận hành liên tục.

Cuối năm 1973, công ty đã thành công trong việc nâng công suất từ 181 MW khi tiếp nhận lên 231 MW thông qua việc đưa thêm 12 lò hơi, cùng 11 tổ máy vào hoạt động. Đời sống sinh hoạt của nhân dân miền Bắc từ đó được cải thiện đáng kể nhờ nguồn điện ổn định phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất. Công ty Điện lực tập trung khắc phục hậu quả do chiến tranh và khôi phục sản xuất, vừa san sẻ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân lành nghề vào tiếp quản cơ sở vật chất của ngành điện lực ở miền Nam. Đồng thời, hỗ trợ và chi viện tối đa về nhân lực là những cán bộ giỏi, công nhân có tay nghề cao giúp đỡ khôi phục Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và Đường dây 230kV Đa Nhim.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Bác Hồ thăm công nhân điện lực

Thực hiện Kế hoạch 5 năm (1976-1980), Công ty Điện lực miền Bắc (được đổi tên từ Công ty Điện lực) thực hiện chủ trương khôi phục, củng cố hoàn chỉnh và mở rộng các cơ sở điện lực sẵn có. Đồng thời, chỉ đạo sát sao việc khảo sát, thi công Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, xây dựng mới các đường dây 220kV đầu tiên ở miền Bắc, tiếp tục mở rộng lưới điện phân phối và cải tạo lưới điện hạ thế ở các tỉnh/thành phố, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội. Tính đến cuối năm 1980, tổng công suất nguồn điện đã đạt 590,4 MW; đường dây các cấp điện áp từ 3kV đến 110kV có 9.286,5km; tổng dung lượng máy biến áp các loại là 2.560 MVA; công suất sử dụng của công nghiệp Trung ương tăng 1,6 lần và công nghiệp địa phương tăng 1,4 lần, sử dụng cho máy bơm thủy lợi tăng 1,2 lần so với năm 1976.

Thực hiện Kế hoạch 5 năm (1981-1985), Công ty Điện lực miền Bắc được đổi tên thành Công ty Điện lực 1 sau khi Bộ Năng lượng được thành lập, Công ty Điện lực 1 thực hiện tiếp nhận lưới điện, đầu tư phát triển lưới điện đấu nối với lưới điện quốc gia và tổ chức quản lý vận hành lưới điện. Đến năm 1990, việc tiếp nhận lưới điện cơ bản hoàn thành, đầu tư phát triển lưới điện 110kV, 220kV đến các tỉnh khu vực và quản lý lưới điện đã tạo nền móng hệ thống điện trải rộng đến các tỉnh/thành phố trên toàn miền Bắc.

Bắt nhịp cùng công cuộc Đổi mới

Năm 1987, Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Nhà nước tiến hành mở cửa và hội nhập trên hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, cùng với đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời cũng là những thách thức đối với Công ty Điện lực 1 về đáp ứng nhu cầu điện. Nhận thức rõ chức năng, vị trí, vai trò quan trọng của mình, tập thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực 1 đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ và nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới đất nước, trên tinh thần “Điện phải đi trước một bước”.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Cán bộ nhân viên điện lực hướng dẫn người dân cách sử dụng tiết kiệm điện và an toàn điện

Thành tựu nổi bật của giai đoạn này được mở đầu bằng việc đưa 4 tổ máy (440MW) của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại vào vận hành an toàn, bảo đảm ổn định cho hệ thống. Tiếp đến là tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được đưa vào vận hành an toàn và liền sau đó, hàng năm đưa thêm từ 1 đến 2 tổ vào hoạt động sản xuất, tăng thêm 20% sản lượng và tạo sự chuyển biến về chất cho hệ thống điện miền Bắc. Hàng loạt đường dây 110kV được xây dựng và đưa vào vận hành, như: Thái Nguyên – Cao Bằng, Mộc Châu – Mai Châu, Cẩm Phả – Tiên Yên…; Trạm biến áp 110kV Tiên Yên, Tuyên Quang… Tất cả vì mục tiêu đưa lưới điện quốc gia đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa ở các địa phương còn nhiều khó khăn.

Năm 1995, cùng với sự ra đời của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam- EVN), Công ty Điện lực 1 được chuyển từ Bộ Năng lượng về trực thuộc EVN từ ngày 01/4/1995. Chức năng quản lý Nhà nước về điện được chuyển giao về Bộ Công nghiệp và Sở Công nghiệp các địa phương. Các đơn vị đang trực thuộc Công ty Điện lực 1, như: Nhà máy phát điện Hòa Bình, Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thác Bà…, Sở Điện lực Hà Nội, Sở Truyền tải điện, Trung tâm Máy tính, Trung tâm Thông tin, Ban Quản lý Dự án lưới điện miền Bắc được đưa về trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Các Sở Điện lực tỉnh, thành phố đổi tên thành các Điện lực tỉnh trực thuộc Công ty Điện lực 1. Từ đó, Công ty Điện lực 1 chuyển sang một giai đoạn mới, thực hiện chức năng kinh doanh điện năng, quản lý vận hành sửa chữa lưới điện và phát triển lưới điện đến cấp điện áp 110kV ở miền Bắc.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Công nhân điện lực miền Bắc kiểm tra trạm điện tại Hòa Bình

Như vậy, có thể khẳng định, Công ty Điện lực 1 đã hoàn thành vai trò sứ mệnh lịch sử của mình. Đó là gìn giữ và phát triển cơ sở vật chất, đảm bảo cung cấp điện phục vụ an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ cơ sở hạ tầng điện còn manh mún, khó khăn ban đầu, Công ty Điện lực 1 đã ghi dấu ấn quá trình xây dựng và phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ với hệ thống điện phủ kín khắp các vùng miền khu vực miền Bắc.

Chuyển đổi mô hình, ấn tượng đi đầu nhiều điểm sáng

Năm 2010, đã đánh dấu một mốc son mới trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành điện, với sự ra đời của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Việc chuyển đổi mô hình là ghi nhận và đánh dấu bước chuyển biến lớn trong lịch sử phát triển của EVNNPC cả về lượng và chất, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như tình hình phát triển của thế giới.

Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức mới, EVNNPC đã nhanh chóng sắp xếp cơ cấu tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên theo tinh thần tinh giản, gọn nhẹ, chuyên nghiệp và lấy hiệu quả công việc làm thước đo, lấy khách hàng là đối tượng phục vụ với tiêu chí “Tổng công ty Điện lực miền Bắc vì sự phát triển của cộng đồng”.

Giai đoạn 2010-2014, EVNNPC triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu lớn mà Đảng và Chính phủ giao cho ngành Điện, đó là thực hiện tiếp nhận toàn bộ lưới điện hạ áp nông thôn, trực tiếp bán điện đến các hộ dân, đảm bảo người dân được hưởng giá bán điện theo đúng quy định của Chính phủ; đó là tiếp tục thực hiện chương trình đưa điện đến các thôn bản, miền núi và hải đảo những nơi chưa có điện lưới quốc gia nhằm phục vụ đời sống nhân dân và góp phần tích cực công công tác xóa đói giảm nghèo.

Đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, luôn bám sát thực tiễn là phương châm hành động của tập thể Ban lãnh đạo, Lãnh đạo các đơn vị thành viên cùng sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên và người lao động trong toàn EVNNPC đã góp phần quan trọng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch EVN giao với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 11%-12%; đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.

Giai đoạn 2014 - 2018, EVNNPC thực hiện “Tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn” và “Năng suất và hiệu quả”, “Đẩy mạnh Khoa học công nghệ”, chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng tầm thương hiệu.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Công nhân điện lực khắc phục sự cố lưới điện cho bà con nhân dân sau mưa lũ

Một điểm sáng nữa, EVNNPC là đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác điện nông thôn. Tính đến 31/12/2018, có 247/247 huyện có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100%; 5.032/5.032 xã có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100% và 98,3% hộ dân nông thôn có điện lưới quốc gia

EVNNPC luôn là đơn vị có tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm và doanh thu cao nhất trong EVN với mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm của các Công ty Điện lực tăng từ 12% đến hơn 14%. Sản lượng điện thương phẩm năm 2018 đạt 64,27 tỷ kWh với tốc độ tăng trưởng 12,1%, vượt 370 triệu kWh so với kế hoạch giao.

Thủ tục cấp điện cho khách hàng đấu nối lưới trung áp của ngành điện năm 2014 gồm 5 bước, thời gian giải quyết 36,89 ngày. Đến năm 2018, EVNNPC rút ngắn còn 2 bước với thời gian giải quyết dưới 6 ngày, góp phần đưa chỉ số tiếp cận điện năng của EVN tăng 129 bậc, từ vị trí 156 lên vị trí 27 và là chỉ số có sự cải thiện tốt nhất năm 2018 trong các chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và xã hội, đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia ASEAN- 4, đạt mục tiêu đặt ra của Chính phủ đến 2020.

Trong xu thế phát triển hiện nay, việc nâng cao chất lượng các dịch vụ là chủ trương chung mà các doanh nghiệp cùng hướng tới. Theo đó, EVNNPC xác định việc cải cách hành chính trong công tác phục vụ các dịch vụ khách hàng là một trong những vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng phục vụ các dịch vụ của ngành điện với phương châm “dễ tiếp cận - dễ tham gia - dễ giám sát”.

Đến tháng 12/2018, toàn bộ 15 tỉnh/thành phố có trung tâm hành chính công trên địa bàn EVNNPC quản lý đã thực hiện việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ điện trực tiếp và 12 tỉnh chưa có Trung tâm hành chính công, các Công ty Điện lực đã triển khai việc tiếp nhận, cung cấp dịch vụ điện trên cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến, hoàn thành 100% chỉ tiêu EVN giao.

EVNNPC đồng thời triển khai cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp điện cho khách hàng đấu nối lưới trung áp theo Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ; thực hiện 14 chỉ tiêu dịch vụ khách hàng năm sau tốt hơn năm trước, thời gian trung bình giải quyết yêu cầu đều đạt so với quy định; các Công ty Điện lực triển khai áp dụng có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin, như: Sử dụng máy tính bảng để phát triển khách hàng, ghi chỉ số và chấm xóa nợ, ký kết với các đối tác thu hộ tiền điện để nâng cao hiệu thanh toán tiền điện của khách hàng qua cổng thanh toán điện tử, ứng dụng hiệu quả chương trình nhắn tin chăm sóc khách hàng...

Từ cuối năm 2015, EVNNPC đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm chăm sóc khách hàng với Tổng đài 19006769 hoạt động 24/7 để cung cấp thông tin và giải đáp, hướng dẫn khách hàng sử dụng điện trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc. Việc thành lập Trung tâm chăm sóc khách hàng đảm bảo cho EVNNPC tiếp nhận các ý kiến, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng điện, tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng khi tiếp xúc với ngành điện cũng là một trong những thành công trong quá trình nỗ lực nâng cao chất lượng các dịch vụ điện lực.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Chung tay cùng bà con nhân dân khắc phục sớm nhất các thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra

Năm 2015, EVNNPC thực hiện phát hành hóa đơn điện tử. Đến năm 2017, đưa các dịch vụ điện trực tuyến vào hoạt động. Chỉ một năm sau, đưa các dịch vụ thanh toán tương cấp độ 4.

Bản lĩnh vượt qua đại dịch

Năm 2021 và 2022 là hai năm dịch COVID - 19 diễn ra phức tạp nhất, mặc dù vậy, sản lượng điện thương phẩm năm 2021 của EVNNPC vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt và cao nhất trong 5 Tổng công ty phân phối thuộc EVN là 81,831 tỷ kWh, tăng trưởng 9,31% so với năm 2020; các chỉ tiêu kinh doanh dịch vụ khách hàng đã hoàn thành và đạt so với quy định của của Tập đoàn, cụ thể: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử đạt 97,52%, cao hơn 2,52% so với kế hoạch giao và tăng 14,6% so với năm 2020; cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 toàn Tổng công ty đạt 93,14%, vượt 13,14% so với kế hoạch năm được giao; hỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt 71,31% vượt 7,77% so với chỉ tiêu EVN giao; 100% hóa đơn điện tử cung cấp qua ứng dụng (App) chăm sóc khách hàng, Web chăm sóc khách hàng; hoàn thiện công tác số hóa hợp đồng hồ sơ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, khách hàng có thể tra cứu được trên Web, App chăm sóc khách hàng.

EVNNPC đã triển khai Tháng tri ân khách hàng với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID - 19” tạo sự gắn kết, thiết thực, hướng trực tiếp vào việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp, khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch bằng nhiều hoạt động cụ thể và thiết thực: Sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống điện sinh hoạt cho các hộ nghèo, bệnh viện, cơ sở y tế tại các vùng địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh; miễn phí lắp đặt công tơ, vệ sinh trạm biến áp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID - 19 … cùng nhiều hoạt động an sinh xã hội đã tổ chức thực hiện như hỗ trợ thăm hỏi các hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như, trẻ em bị mồ côi do cha, mẹ mất vì nhiễm COVID - 19 ở các địa phương, hỗ trợ người già neo đơn không có người nương tựa; tặng sách vở, thiết bị học tập, áo ấm, máy tính bảng cho các học sinh nghèo phục vụ học tập trực tuyến, hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động; tặng quà, tri ân các Mẹ Việt Nam Anh hùng...

Hoạt động đầu tư xây dựng của EVNNPC cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách của đại dịch do một số tỉnh/thành phố phía Bắc thực hiện giãn cách xã hội. Công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều khu vực gặp khó khăn ảnh hưởng lớn tới tiến độ thực hiện đầu tư các dự án. Tuy nhiên, EVNNPC cũng đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu về đầu tư xây dựng với việc khởi công được 88/78 dự án 110kV, đạt 112,8% kế hoạch EVN giao; đóng điện được 86/81 dự án 110kV, đạt 106,2% kế hoạch EVN giao.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Một ngày làm việc chăm chỉ của công nhân điện lực

Trong tình hình đại dịch, công tác chuyển đổi số càng được EVNNPC đẩy nhanh tiến độ với các nhiệm vụ chính như: Số hóa toàn bộ hồ sơ sổ sách, lý lịch thiết bị, công trình xây dựng, hồ sơ khách hàng, dữ liệu thanh toán, quản trị nhân sự, công tác kế hoạch…; bổ sung các ứng dụng phục vụ số hóa, khai thác dữ liệu và triển khai tới tất cả đơn vị như: ứng dụng tính toán tổn thất, phần mềm quản lý máy biến áp… số hóa quy trình nghiệp vụ lĩnh vực tài chính kế toán, kinh doanh dịch vụ khách hàng và kỹ thuật – an toàn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chương trình tự động hoá lưới điện trung áp, trạm biến áp kỹ thuật số, chăm sóc khách hàng tự động, đẩy mạnh lắp đặt công tơ điện tử, nâng cao tỷ lệ thu thập dữ liệu đo xa, ứng dụng công nghệ thông tin trong sửa chữa, khai thác thiết bị…

Năm 2022, EVNNPC đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên chủ đề năm của EVN “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”, kết quả, tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 86,3 tỷ kWh - là đơn vị có điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng công ty phân phối của EVN; tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện 4,30%, giảm 0,24% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn 0,1% so với kế hoạch EVN giao; các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện đạt: MAIFI 2,11 lần; SAIDI 405,12 phút; SAIFI 4,35 lần; hoàn thành toàn bộ chương trình xây dựng Trung tâm điều khiển và cải tạo chuyển đổi toàn bộ 278 Trạm biến áp 110kV đang vận hành sang chế độ trực từ xa/không người trực…..

Định hướng tương lai

Chiến lược phát triển của EVN đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 01/4/2021, EVN sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi. Trong đó, tiếp tục nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, phấn đấu từ năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến năm 2045; nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4; đến năm 2025, EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ phát triển lưới điện thông minh, phục vụ quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu điều khiển xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm biến áp 110kV trong giai đoạn 2021 - 2025 và 100% các trạm biến áp 220kV giai đoạn 2025 - 2030.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
Cán bộ nhân viên điện lực đi khắc phục sự cố điện sau bão lũ

Để thực hiện Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tháng 11/2022 EVNNPC đã quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Theo đó xác định mục tiêu:

- Giai đoạn 2021-2025: (i) Phát triển EVNNPC thành Tổng công ty kinh doanh điện năng đứng đầu trong EVN với hệ thống quản trị tiên tiến, hiệu quả dựa trên nền tảng văn hóa chuẩn mực và nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số có văn hóa mạnh; (ii) Đảm bảo đáp ứng cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực cho lĩnh vực quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện; (iii) Bảo toàn, phát triển vốn chủ sở hữu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; (iv) Đột phá trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và mở rộng kinh doanh dịch vụ trên cơ sở sử dụng tối ưu các thành quả của cuộc CMCN 4.0.

- Giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045: Tiếp tục phát triển EVNNPC thành Tổng công ty kinh doanh điện năng đứng hàng đầu trong các nước ASEAN, tiệm cận với các Công ty kinh doanh điện năng hàng đầu khu vực ASIA về các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, trình độ quản trị tiên tiến, có phong cách quản lý chuyên nghiệp, vận hành lưới điện theo hướng tự động hóa và có nguồn lực tài chính vững mạnh.

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2045, EVNNPC xây dựng các chỉ tiêu: Sản lượng điện thương phẩm đạt 305,5 tỷ kWh; Tổn thất điện năng đạt 3,5%; SAIDI < 100 phút/KH; 100% các TBA 110kV kỹ thuật số; 100% lưới điện 110kV đạt tiêu chí N-1 và 25% lưới điện 110kV đạt tiêu chí N-2; 100% xuất tuyến trung áp vận hành tự động (DAS/DMS); 45% lưới điện trung áp được ngầm hóa khu vực thành phố/thị xã và 30% lưới điện hạ áp được ngầm hóa khu vực thành phố/thị xã; Phát triển phòng thí nghiệm tiên tiến; Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; … và đưa ra kế hoạch xây dựng 89 nhiệm vụ thuộc 11 nhóm giải pháp theo định hướng của EVN. Chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư phát triển lưới điện, hạ tầng thông tin, hạ tầng số,... đồng bộ, thông qua ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và các chương trình hợp tác quốc tế để đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận công nghệ quản trị tiên tiến, từng bước làm chủ KHCN trong công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo vệ môi trường và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhằm hướng tới xây dựng và phát triển EVNNPC đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, kinh tế tri thức và bền vững của Chính phủ với hình ảnh một doanh nghiệp tận tâm, có tinh thần trách nhiệm cao, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của xã hội, xây dựng giá trị cốt lõi văn hóa doanh nghiệp và thực thi khát vọng “Thắp sáng niềm tin”.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: Để dòng điện luôn đi trước và rực sáng trên các địa bàn
55 năm hành trình miệt mài, chăm chỉ của cán bộ, công nhân viên thuộc EVNNPC

Năm mươi lăm năm lịch sử xây dựng và phát triển của EVNNPC cũng chính là 55 năm trường kỳ công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và góp phần tái thiết đất nước sau giải phóng miền Nam. Các thế hệ EVNNPC đã nỗ lực “giữ dòng điện như dòng máu của mình”, đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương, tạo thành sức mạnh tổng hợp, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên những trang lịch sử hào hùng nước Việt. Sức mạnh ấy vẫn tiếp tục được phát huy trong công cuộc phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trường Sang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh

BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh

Ngày 19/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (DDC) ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024-2029, đồng thời ký kết Hợp đồng tín dụng xanh tài trợ dự án Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn (Thanh Hóa).
Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Khám phá Sa Pa mùa mây với chi phí “hạt dẻ” cùng hơn 130 ưu đãi dịp kích cầu

Sa Pa bùng nổ hàng loạt lễ hội và trải nghiệm chào đón du khách trong mùa săn mây. Hơn 130 doanh nghiệp đồng loạt tung ưu đãi lên đến 50%, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024. Chất lượng với giá cả hấp dẫn, Sa Pa hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc dịp thu đông này.
BIDV khẳng định vị thế  doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

Ngày 19/11/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024”, với vị trí top đầu trong bảng xếp hạng. Giải thưởng đã khẳng định vị thế của định chế tài chính lớn nhất,một doanh nghiệp có môi trường làm việc hàng đầutại Việt Nam.
BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024-2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Tin khác

Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A
5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.

BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành tài chính”

BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành tài chính”
Ngày 16/11/2024 tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được trao giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – nhóm ngành tài chính”. Đây là năm thứ 2 liên tiếp BIDV được vinh danh.

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngày 15/11/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên. BKS của SeABank cũng đã tiến hành bầu lại chức danh Trưởng BKS của Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của BKS và đáp ứng các thông lệ chuẩn mực quốc tế tốt về quản trị công ty.

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX

Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đãký kếtThỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước

SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Trong 3 tuần triển khai (từ 15/10 - 8/11/2024), “Tuần lễ công dân 2024” của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại 25 bệnh viện/trường học/trung tâm bảo trợ, dọn dẹp vệ sinh môi trường tại 2 bãi biển, trồng mới hơn 2.000 cây xanh tại 28 tỉnh thành phố trên cả nước. Đây là hoạt động xã hội được SeABank thường niên triển khai từ năm 2010 thông qua các hoạt động tập trung thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

Công trường đại đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam sôi động ngày đêm

Công trường đại đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group tại Hà Nam sôi động ngày đêm
Tòa cao tầng đầu tiên đã thi công dầm sàn tầng 4, đường nội khu lộ diện, móng tầng hầm khu thấp tầng gia cố xong,... Gần 2.000 công nhân hối hả làm việc đêm ngày trên công trường Dự án đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam để kịp tiến độ bàn giao căn hộ cao tầng vào tháng 6/2025.

Techcombank hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu

Techcombank hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu
Trong giai đoạn cuối năm với nhiều biến động của thị trường Quốc tế, đặc biệt kết quả bầu cử tổng thống Mỹ tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bất động sản Thủ đô: Cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ phía Tây sang phía Đông Bắc

Bất động sản Thủ đô: Cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ phía Tây sang phía Đông Bắc
Suốt hơn một thập kỉ qua, phía Tây với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới của Thủ đô luôn giữ ngôi vị quán quân về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những nằm gần đây, cán cân quyền lực thị trường không còn là sự chiếm lĩnh áp đảo của phía Tây mà có sự san sẻ của phía Đông thành phố.

Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giành Giải thưởng ESGBusiness

Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giành Giải thưởng ESGBusiness
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam giành giải thưởng ESGBusiness.

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

S&P Global Ratings duy trì triển vọng của Techcombank với đánh giá tích cực

S&P Global Ratings duy trì triển vọng của Techcombank với đánh giá tích cực
Ngày 6 tháng 11, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (“Techcombank” hay TCB) đã được S&P Global Ratings (“S&P”) công bố báo cáo kết quả đánh giá xếp hạng thường niên năm 2024, trong đó khẳng định lại xếp hạng nhà phát hành “BB-”của Ngân hàng và Triển vọng “Ổn định”, cao hơn điểm neo “b+” của ngành ngân hàng tại Việt Nam. Báo cáo ghi nhận những chuyển biến tích cực từ Techcombank với sự tăng trưởng lợi nhuận, vốn hóa và chất lượng tài sản ổn định, cơ sở tiền gửi đa dạng và quản trị chi phí thấp nhờ những đổi mới công nghệ và sản phẩm.

PC Thái Bình: Đẩy mạnh công nghệ sửa chữa điện hotline để bắt kịp xu hướng và yêu cầu sản xuất kinh doanh

PC Thái Bình: Đẩy mạnh công nghệ sửa chữa điện hotline để bắt kịp xu hướng và yêu cầu sản xuất kinh doanh
Thời gian qua Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã tích cực ứng dụng nhiều công nghệ mới vào SXKD hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Một trong những công nghệ đó là công nghệ sửa chữa điện hotline: vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao, thi công không cần cắt điện, bắt kịp xu thế của thời đại, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng.
Xem thêm
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Tăng trưởng kép của Alana City khi hưởng lợi từ giao thông và khu công nghiệp

Tăng trưởng kép của Alana City khi hưởng lợi từ giao thông và khu công nghiệp

Hệ thống giao thông hiện đại, hoàn thiện tại Phú Giáo đã trở thành điểm thu hút đầu tư quan trọng tại tỉnh Bình Dương.
Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024

Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024

Chương trình Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024 được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác kinh tế với Thái Lan.
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

Gelex: Tài chính lành mạnh, VIS Raiting đánh giá tín nhiệm mức A

5 năm trở lại đây, GELEX chưa có năm nào báo lỗ. Quy mô của GELEX cũng được gia tăng mạnh mẽ, trở thành 1 trong 30 công ty có doanh thu lớn nhất trên sàn chứng khoán.
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phụ
PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

PV GAS SE - Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ (PV GAS SE) - Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – vừa được công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh” năm 2024. Lễ công bố và trao công nhận được tổ chức vào ngày 10/11/2024 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững

PVFCCo và PV GAS tăng cường hợp tác lâu dài, toàn diện, hướng tới phát triển bền vững

Chiều 11/11/2024, tại trụ sở PVFCCo, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã có cuộc gặp và làm việc với Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo), trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024; định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025. Nhân dịp này, hai bên đã ký kết Thỏa thuận hợp tác lâu dài với các nội dung định hướng mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.
Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group mạnh tay đầu tư triệu đô vào tổ hợp cà phê Dream Park

Phương Trường An Group khởi công tổ hợp cà phê Dream Park, nằm liền kề khu liên hợp thể thao & hồ bơi Water Park vào sáng ngày 20/11 tại dự án Alana City.
Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam gây sốt nhờ tiện ích đẳng cấp và chính sách bán hàng hấp dẫn

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Tháo gỡ “điểm nghẽn”  thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Tháo gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản (BĐS) phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, cuối tuần qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Xây dựng, lãnh đạo TP Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, BĐS…
Phiên bản di động