Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi

(Tiếp theo)

Bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội NCT tỉnh Đắk Nông

Bà Nguyễn Thị Hoa
Bà Nguyễn Thị Hoa

“Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có 8/8 Hội NCT cấp huyện và 71/71 Hội cơ sở. Kinh phí hoạt động hàng năm còn nhiều hạn chế, đối với cấp huyện, thành phố cấp theo biên chế; đối với cấp xã đa số là không có nếu có chỉ được hỗ trợ nhưng không đáng kể, chỉ đủ chi phí nước uống cho mỗi lần tổ chức hội nghị, sơ kết… Ví dụ như Hội NCT cấp xã, thị trấn ở huyện Đắk Mil thì tiền hoạt động phí một năm của Hội NCT xã, thị trấn chỉ được cấp có 2 triệu đồng nhưng trừ tiết kiệm 10% chỉ còn 1,8 triệu đồng; trong khi công việc thì cũng phải làm như các đoàn thể khác (họp Ban Chấp hành sơ kết, tổng kết, xây dựng các phong trào thi đua, v.v) như vậy là quá ít trong khi đó các đoàn thể khác được cấp đến 15 triệu đồng/ năm).

Kinh phí hỗ trợ hoạt động ban đầu của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) gần như không có. Hiện toàn tỉnh có 33 CLB LTHTGN nhưng chỉ mới có 2 CLB được hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng để hoạt động. Hầu hết các thành viên trong CLB là hộ nghèo, hộ cận nghèo và NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên hiệu quả của hoạt động không cao. Do vậy, ảnh hưởng đến chất lượng CLB, đã có một số thành viên xin ra khỏi CLB vì lí do già yếu và một số thành viên chưa được vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Chúng tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ phụ cấp và tăng mức phụ cấp cho cán bộ Hội NCT ở cấp xã, thị trấn và cán bộ Chi hội NCT thôn, bon; hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cho Hội NCT cấp xã, phường, thị trấn như các đoàn thể cùng cấp. Hỗ trợ nguồn vốn ban đầu 50 triệu đồng cho CLB LTHTGN theo Quyết định số 224/QĐ-UBND tỉnh ngày 13/2/2017 của UBND tỉnh. Kiến nghị sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xét quyết công nhận Hội NCT cơ sở xã, phường, thị trấn là tổ chức Hội đặc thù hoặc UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thành phố xét công nhận Hội NCT xã, phường, thị trấn là tổ chức xã Hội đặc thù”.

Ông Tòng Toán, Phó Trưởng ban Đại diện Hội NCT huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Ông Tòng Toán
Ông Tòng Toán

“Huyện vùng cao biên giới Sông Mã có 18 xã, 1 thị trấn, 410 bản, tổ dân phố, trong đó 296 bản đặc biệt khó khăn; 43,5km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trải dài ở 4 xã và 17 bản; 6 dân tộc Thái, Mông, Kinh, Sinh Mun, Khơ Mú và một số sân tộc khác, tỉ lệ hộ nghèo cao chiếm 0,6%. Toàn huyện có 19 Hội NCT cơ sở, 410 chi hội bản, tổ dân phố, với 11.720 hội viên.

Kinh tế của huyện phát triển chưa vững chắc, cơ sở hạ tầng còn thiếu; trình độ dân trí chưa đồng đều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao; địa bàn vùng cao biên giới đi lại khó khăn, các bản cách xa trung tâm xã từ 15 đến trên 20 km. Chức danh Phó Chủ tịch Hội NCT xã không được hỗ trợ thù lao; các tổ chức Hội NCT cơ sở không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, tập huấn, mua tài liệu, các hoạt động của Hội NCT cơ sở đều do Chủ tịch Hội gánh vác… Những khó khăn đó đã tác động ảnh hưởng hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội các cấp.

Để phát huy kinh nghiệm, trí tuệ của NCT, các cấp chính quyền, cần tạo điều kiện về vật chất, tinh thần, hỗ trợ hoạt động hiệu quả. Triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Trung ương Hội NCT Việt Nam; phong trào NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, kịp thời. Chăm lo củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội các cấp tâm huyết, trách nhiệm, có sức khỏe và uy tín. Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức, kĩ năng cho đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là nhiệm vụ chăm sóc và phát huy vai trò NCT, kịp thời động viên NCT sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.

Cử tri cao tuổi chúng tôi mong muốn và kiến nghị: 1. Quốc hội cần phải điều chỉnh, bổ sung Luật NCT phù hợp yêu cầu chăm sóc, phát huy vai trò NCT trong thời kì già hóa dân số hiện nay; cho phép Hội NCT Việt Nam được chuyển đổi mô hình Hội NCT đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước. 2. Quốc hội, HĐND các cấp cần có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt (Chủ tịch và Phó chủ tịch) nên biên chế chính thức và được trả thù lao như một số Hội khác. 3. HĐND và UBND các cấp bố trí kinh phí cho các Hội NCT cơ sở hoạt động, tập huấn và mua tài liệu. 4. Trung ương Hội và các cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai công tác NCT bằng việc ra nghị quyết chuyên đề về Hội NCT vùng cao biên giới”.

Bà Hoàng Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng

Bà Hoàng Thị Vân Anh
Bà Hoàng Thị Vân Anh

“BĐD Hội NCT huyện Quảng Hòa hiện có 10 thành viên, được cơ cấu 1 Trưởng ban, do Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện kiêm nhiệm; 1 Phó Trưởng ban, do Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện kiêm nhiệm; 8 thành viên kiêm nhiệm công tác ở một số ngành và tổ chức Hội cấp xã. Toàn huyện có 183 chi hội, thu hút 5.561 hội viên trong đó có 5.341 hội viên từ 60 tuổi trở lên.

Nhìn lại quá trình thực hiện công tác Hội NCT cho thấy, việc hình thành tổ chức Hội ở 4 cấp từ Trung ương cho đến cấp cơ sở là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời mong muốn được công nhận là tổ chức Hội đặc thù. Theo quy định của Luật NCT khi mỗi một người đủ tuổi 60 được coi là NCT. Hiện nay lực lượng NCT chiếm khá nhiều so với dân số và là lực lượng rất đặc thù. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BĐD Hội NCT ở cấp tỉnh, cấp huyện sang Ban Chấp hành là điều kiện rất quan trọng để Hội hoạt động được đồng bộ, hiệu quả, rộng khắp và công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội NCT được tập trung thống nhất, kịp thời hơn.

Hiện nay tổ chức Hội NCT cấp huyện của Quảng Hòa được thành lập theo mô hình BĐD Hội NCT, tất cả các thành viên trong BĐD vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa kiêm thêm công tác Hội NCT, nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội. Chẳng hạn như không đủ thời gian để nghiên cứu công việc của Hội, vì nhiệm vụ chuyên môn cũng cần nhiều thời gian để thực hiện, trong khi đó công việc của Hội đòi hỏi rất nhiều thời gian để triển khai các phong trào, thu hút tập hợp hội viên, nghiên cứu đề xuất, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp chính đáng của NCT, tham gia các cuộc họp các cấp, các ngành liên quan mời… Đối tượng được giao nhiệm vụ kiêm Hội NCT đang công tác không phù hợp với độ tuổi của NCT nên cũng hạn chế trong việc động viên, chia sẻ, đồng cảm, hướng dẫn, kiểm tra, điều hành, chủ trì, kết luận các cuộc họp của NCT. Các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội không có, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách của cơ quan Ủy ban MTTQ huyện cùng cấp hỗ trợ. Vì hoạt động của BĐD cấp huyện hoạt động kiêm nhiệm không được coi là tổ chức Hội đặc thù, ngân sách địa phương có hạn nên hằng năm chưa có kinh phí hoạt động. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tổ chức Hội NCT nên chưa tạo được sự vào cuộc rộng rãi của cộng đồng chung tay chăm sóc, phát huy vai trò NCT và triển khai các mô hình gây quỹ, câu lạc bộ...

Với những khó khăn như vậy, đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp và Hội NCT Trung ương xem xét cho phép Hội NCT chuyển đổi mô hình tổ chức Hội thống nhất trong cả nước, có giao chỉ tiêu biên chế chuyên trách, có cấp kinh phí để hoạt động và được công nhận là tổ chức Hội đặc thù để góp phần cùng hệ thống chính trị ở địa phương hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chung đề ra”.

Ông Nguyễn Quang Mỹ, Chủ tịch Hội NCT xã Ea Tóh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

Ông Nguyễn Quang Mỹ
Ông Nguyễn Quang Mỹ

“Có thể nói mô hình BĐD Hội NCT cấp tỉnh, cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay là chưa xứng tầm với vai trò, vị thế và uy tín của lớp NCT. Trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, tổ chức Hội ngày càng phát triển, NCT ngày càng nhiều, hội viên ngày càng đông. Hơn lúc nào hết, Đảng, chính quyền các cấp càng phải quan tâm hơn đến NCT. Đây không chỉ là đối tượng cần được chăm sóc mà còn là nguồn lực quý cần được quan tâm phát huy, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Chúng ta đã thấy rất rõ những minh chứng sinh động, khi các cụ đã 70, 80 tuổi vẫn tham gia lao động sản xuất làm ra của cải vật chất, tăng thu nhập cho bản thân và hỗ trợ con cháu; hướng dẫn con cháu và những người dân xung quanh cách làm ăn hiệu quả, hỗ trợ nhau cùng vươn lên thoát nghèo. Nhiều NCT còn sức khỏe, minh mẫn, có uy tín vẫn sẵn sàng đảm nhiệm các công việc xã hội ở khu dân cư, tổ dân phố, thôn làng bản khi được dân bầu hoặc cấp ủy phân công.

Vì vậy, rất cần một tổ chức Hội đủ mạnh để tập hợp NCT. Trong quá trình hoạt động, mô hình BĐD đã thể hiện những bất cập như hạn chế năng lực chỉ đạo, điều hành của các hoạt động, các phong trào của Hội. Chuyển đổi mô hình tổ chức Hội NCT thống nhất trong cả nước là rất cần thiết và cấp thiết, là tâm tư nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của cán bộ, hội viên NCT. Trong bài phát biểu tại buổi gặp mặt thân mật đại biểu tham dự Đại hội VI Hội NCT Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo, giao Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Hội NCT và các cơ quan chức năng nghiên cứu tổng kết, cho chuyển đổi mô hình Hội NCT thống nhất trên phạm vi cả nước. Hội viên ở cơ sở đang mong chờ “ngôi nhà chung” của chúng ta sớm hoàn thiện”.

Thanh Hà (Thực hiện)

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Định: 50 năm miệt mài đi minh oan cho cha

Tỉnh Bình Định: 50 năm miệt mài đi minh oan cho cha

Sau 50 miệt mài đi tìm công lý cho cha, ngày 8/9/2024, gia đình ông Dương Minh Trị (69 tuổi), ở thôn An Giang, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ vinh dự được đón nhận truy tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì cho cụ Dương Ngọc Chánh, sinh năm 1929 trong niềm vui khôn xiết đầy tự hào.
TP. Hồ Chí Minh:  Tập huấn chuyên đề già hóa dân số năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn chuyên đề già hóa dân số năm 2024

Ngày 11/6, Ban Đại diện Hội NCT TP. Hồ Chí Minh phối hợp BĐD Hội NCT Quận 8 tổ chức chương trình tập huấn, cung cấp kiến thức về chuyên đề già hóa dân số, Tham dự buổi tập huấn có TS Huỳnh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng ban Đại diện Hội NCT TP. Hồ Chí Minh, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó trưởng ban Đại diện; ông Lê Kiến Hiệp, Trưởng ban Đại diện Hôi NCT Quận 8; bà Đoàn Thị Cẩm Hồng, Phó Phòng Dân số, Chi cục DS-KHHGĐ TP. Hồ Chí Minh.
Hiệu quả từ hoạt động trợ giúp pháp lý cho NCT tại Thanh Hóa

Hiệu quả từ hoạt động trợ giúp pháp lý cho NCT tại Thanh Hóa

Với sự hỗ trợ từ Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Thanh Hóa, NCT được tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng khi có vụ việc xảy ra.
Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số...
Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến trợ giúp pháp lý cho NCT, người khuyết tật sẽ nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho NCT, người khuyết tật.

Tin khác

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?
Bạn đọc hỏi: Năm 2024, người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào? Việc nhận trợ cấp xã hội cần liên hệ với ai?

Khoảng trống không có lương hưu, trợ cấp đối với người cao tuổi từ 60-79 tuổi

Khoảng trống không có lương hưu, trợ cấp đối với người cao tuổi từ 60-79 tuổi
Theo đại diện Hội NCT Việt Nam, cả nước có trên 16 triệu người cao tuổi, trong số này có khoảng 11 triệu người không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, nhất là từ 60 tuổi đến 79 tuổi, đang tạo ra khoảng trống an sinh.

Đề xuất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi

Đề xuất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi
Ngày 28/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng NCT

Trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng NCT
Mọi ý kiến xin gửi về: Phòng Thời sự - Công tác Hội Tạp chí Người cao tuổi, số 12 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 0243 733 4423. Email: nguyenthanhhabnct@gmail.com

Bảo hiểm xã hội cho NCT - Vấn đề cần quan tâm

Bảo hiểm xã hội cho NCT - Vấn đề cần quan tâm
Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tiến hành lấy ý kiến Nhân dân góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), dự kiến dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến lần đầu tại kì họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kì họp tháng 5/2024. TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV dành cho phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề BHXH cho NCT…

“Bệ đỡ” khi hết tuổi lao động

“Bệ đỡ” khi hết tuổi lao động
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, vào năm 2050, số người cao tuổi trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 10% so hiện nay. Để bảo đảm cuộc sống cho người cao tuổi và gia đình họ, tổ chức này cho rằng các hình thức bảo trợ xã hội, trong đó lương hưu là hình thức phổ biến nhất...

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi
Đó là nguyện vọng, mong muốn của đông đảo cử tri cao tuổi cả nước gửi tới Kì họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kì 2020-2025. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã ghi lại một số ý kiến của cử tri cao tuổi xung quanh nội dung này…

Vận dụng nhiều cách để 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT

Vận dụng nhiều cách để 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT
“Hiện nay vẫn còn 5% người cao tuổi tương đương với hơn 500.000 người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vì vậy, phải vận dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo 100% người cao tuổi có BHYT”.

Cán bộ hưu có được chuyển hưởng BHYT người cao tuổi?

Cán bộ hưu có được chuyển hưởng BHYT người cao tuổi?
Mẹ của bà Mai Thanh Bình (Hà Nội) là cán bộ hưu trí, có thẻ BHYT mã HT3. Nay mẹ của bà trên 80 tuổi, vậy mẹ của bà có được chuyển quyền lợi BHYT từ 95% lên mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh hay không?

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi
Bình đẳng giới trong gia đình

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện trong lĩnh vực bình đẳng giới
Xem thêm
Phiên bản di động