“Bệ đỡ” khi hết tuổi lao động

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, vào năm 2050, số người cao tuổi trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 10% so hiện nay. Để bảo đảm cuộc sống cho người cao tuổi và gia đình họ, tổ chức này cho rằng các hình thức bảo trợ xã hội, trong đó lương hưu là hình thức phổ biến nhất...

Trên thế giới hiện mới chỉ có 77,5% số người trên tuổi về hưu nhận được một hình thức hưu trí tuổi già và tỷ lệ này có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa phụ nữ và nam giới. Chính vì vậy, xu hướng già hóa dân số được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống an sinh xã hội thế giới.

“Bệ đỡ” khi hết tuổi lao động
Nước ta hiện có hơn 3,3 triệu người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội. Ảnh: IT

Nước ta hiện có hơn 3,3 triệu người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội; gần 900.000 người cao tuổi hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, tương ứng gần 40% tổng số người cao tuổi có khoản tiền lương hằng tháng. Số đông người cao tuổi còn lại cũng chỉ có một số đối tượng (người không có người phụng dưỡng, người từ 80 tuổi trở lên…) với gần 1,9 triệu người đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Chính vì thế, việc tham gia bảo hiểm xã hội từ khi còn độ tuổi lao động là giải pháp tốt nhất để mỗi người đều có lương hưu khi về già cùng các chế độ an sinh khác.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ ra, cả nước có khoảng 25 triệu lao động làm công hưởng lương (khối kinh tế chính thức), nhưng mới có khoảng 16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Ở khối phi chính thức (không có hợp đồng) hiện có khoảng 21,4 triệu người tham gia lao động, nhưng mới chỉ có 0,2% trong số này tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tính chung, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội mới đạt hơn 32% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Với vai trò xây dựng chính sách, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội. Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị bổ sung nhóm chính sách thúc đẩy tạo việc làm bền vững đối với người lao động làm việc ở cả khối kinh tế chính thức và phi chính thức, giúp người lao động có nguồn thu nhập để tham gia bảo hiểm xã hội lâu dài. Các quy định nhằm tạo điều kiện để những người đã hết tuổi lao động nhưng còn khả năng lao động và có nhu cầu làm việc cũng được nghiên cứu xây dựng. Còn dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung nhiều nhóm chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội.

Dưới góc độ thực hiện chính sách, ngành Bảo hiểm xã hội đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Cùng với đó, ngành tham mưu, kiến nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương có chính sách, giải pháp hỗ trợ, thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện… Tất cả cùng hướng tới mục tiêu góp phần bảo đảm an sinh cho người dân, người lao động, giúp người cao tuổi có lương hưu.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chính sách trợ cấp xã hội... Mặc dù vậy, cả nước mới có khoảng 39% số người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội. Còn tới 61% số người cao tuổi vẫn phải tự lo cho cuộc sống khi đã hết tuổi lao động.

“Bệ đỡ” khi hết tuổi lao động
Phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn khi chưa có nhiều người được bảo đảm cuộc sống từ lương hưu. Ảnh: IT

Về bảo hiểm y tế, mặc dù lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân đã được triển khai hiệu quả nhưng vẫn còn khoảng 5% số người cao tuổi (hơn 500.000 người) chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Đây hầu hết là những người trong độ tuổi từ 60 đến 79 tuổi, không thuộc nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc không thuộc đối tượng chính sách ưu đãi xã hội khác.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ của người dân Việt Nam liên tục tăng nhanh, từ 68,6 tuổi vào năm 1999 lên 73,2 tuổi vào năm 2014 và dự báo là 78 tuổi vào năm 2030.

Dân số Việt Nam từ 65 tuổi sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, kéo dài trong khoảng 28 năm (2026-2054), tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Sau đó là thời kỳ cơ cấu dân số rất già (2055-2069), tương ứng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi chiếm từ 20% đến dưới 29,9%, với khoảng hơn 30 triệu người cao tuổi.

Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, những diễn biến dân số của Việt Nam hiện nay và trong tương lai cũng đặt ra những vấn đề cần sớm được quan tâm, nhất là khi phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, sống cùng con cháu, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn khi chưa có nhiều người được bảo đảm cuộc sống từ lương hưu.

Bên cạnh đó, người cao tuổi ở nước ta cũng phải đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” - trung bình một người mắc ba bệnh, có chi phí điều trị lớn.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội với các trụ cột chính là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có độ bao phủ cao phải được xem là hướng đi tất yếu. Cần sớm được cụ thể hóa ngay trong quá trình xây dựng sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, nhằm nhanh chóng mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, để ngày càng nhiều người có được “bệ đỡ” khi hết tuổi lao động.

Hà Lê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Định: 50 năm miệt mài đi minh oan cho cha

Tỉnh Bình Định: 50 năm miệt mài đi minh oan cho cha

Sau 50 miệt mài đi tìm công lý cho cha, ngày 8/9/2024, gia đình ông Dương Minh Trị (69 tuổi), ở thôn An Giang, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ vinh dự được đón nhận truy tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì cho cụ Dương Ngọc Chánh, sinh năm 1929 trong niềm vui khôn xiết đầy tự hào.
TP. Hồ Chí Minh:  Tập huấn chuyên đề già hóa dân số năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn chuyên đề già hóa dân số năm 2024

Ngày 11/6, Ban Đại diện Hội NCT TP. Hồ Chí Minh phối hợp BĐD Hội NCT Quận 8 tổ chức chương trình tập huấn, cung cấp kiến thức về chuyên đề già hóa dân số, Tham dự buổi tập huấn có TS Huỳnh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng ban Đại diện Hội NCT TP. Hồ Chí Minh, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó trưởng ban Đại diện; ông Lê Kiến Hiệp, Trưởng ban Đại diện Hôi NCT Quận 8; bà Đoàn Thị Cẩm Hồng, Phó Phòng Dân số, Chi cục DS-KHHGĐ TP. Hồ Chí Minh.
Hiệu quả từ hoạt động trợ giúp pháp lý cho NCT tại Thanh Hóa

Hiệu quả từ hoạt động trợ giúp pháp lý cho NCT tại Thanh Hóa

Với sự hỗ trợ từ Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Thanh Hóa, NCT được tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng khi có vụ việc xảy ra.
Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội cho người cao tuổi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số...
Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn về Luật trợ giúp pháp lý cho NCT và khuyết tật ở Thanh Hóa

Hội nghị tập huấn Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến trợ giúp pháp lý cho NCT, người khuyết tật sẽ nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho NCT, người khuyết tật.

Tin khác

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào?
Bạn đọc hỏi: Năm 2024, người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội như thế nào? Việc nhận trợ cấp xã hội cần liên hệ với ai?

Khoảng trống không có lương hưu, trợ cấp đối với người cao tuổi từ 60-79 tuổi

Khoảng trống không có lương hưu, trợ cấp đối với người cao tuổi từ 60-79 tuổi
Theo đại diện Hội NCT Việt Nam, cả nước có trên 16 triệu người cao tuổi, trong số này có khoảng 11 triệu người không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, nhất là từ 60 tuổi đến 79 tuổi, đang tạo ra khoảng trống an sinh.

Đề xuất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi

Đề xuất giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi
Ngày 28/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 114/NQ-CP phiên họp Chính phủ tháng 7 năm 2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng NCT

Trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng NCT
Mọi ý kiến xin gửi về: Phòng Thời sự - Công tác Hội Tạp chí Người cao tuổi, số 12 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 0243 733 4423. Email: nguyenthanhhabnct@gmail.com

Bảo hiểm xã hội cho NCT - Vấn đề cần quan tâm

Bảo hiểm xã hội cho NCT - Vấn đề cần quan tâm
Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã tiến hành lấy ý kiến Nhân dân góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), dự kiến dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến lần đầu tại kì họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kì họp tháng 5/2024. TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV dành cho phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề BHXH cho NCT…

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi
(Tiếp theo)

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách, pháp luật về người cao tuổi
Đó là nguyện vọng, mong muốn của đông đảo cử tri cao tuổi cả nước gửi tới Kì họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kì 2020-2025. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi đã ghi lại một số ý kiến của cử tri cao tuổi xung quanh nội dung này…

Vận dụng nhiều cách để 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT

Vận dụng nhiều cách để 100% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT
“Hiện nay vẫn còn 5% người cao tuổi tương đương với hơn 500.000 người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Vì vậy, phải vận dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo 100% người cao tuổi có BHYT”.

Cán bộ hưu có được chuyển hưởng BHYT người cao tuổi?

Cán bộ hưu có được chuyển hưởng BHYT người cao tuổi?
Mẹ của bà Mai Thanh Bình (Hà Nội) là cán bộ hưu trí, có thẻ BHYT mã HT3. Nay mẹ của bà trên 80 tuổi, vậy mẹ của bà có được chuyển quyền lợi BHYT từ 95% lên mức hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh hay không?

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi
Bình đẳng giới trong gia đình

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi

Tư vấn pháp lí về Bình đẳng giới và Quyền của Người cao tuổi
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện trong lĩnh vực bình đẳng giới
Xem thêm
Phiên bản di động