Thoát nghèo bằng nghề rang xay cà phê,
Đời sống 12/09/2019 07:38
Trăn trở cho sức khỏe người sử dụng
Trăm nghe không bằng một thấy, gặp chúng tôi tại Công ty TNHH Cà phê An Túc Gia Lai, ông Huỳnh Văn Lực còn được mọi người gọi với cái tên Huỳnh Lực với dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt tinh anh ở tuổi ngoài 50 vui vẻ trò chuyện với chúng tôi. Năm 2013, vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó cộng thêm cảnh "gà trống" nuôi 2 người con thơ, ông Lực đã rời quê hương đến TP Bảo Lộc, tỉnhLâm Đồng để làm thuê, làm mướn. Cũng tại nơi này, ông được một vị thiền sư truyền nghề rang xay cà phê nguyên chất.
Ông Lực chia sẻ về công thức cũng như sự trăn trở mà vị thiền sư đã từng nói với ông rằng: “ Vào năm 2013, cà phê Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới sau Brazil, nhưng người Việt Nam lại uống đậu bắp và hóa chất chứ không phải uống cà phê nguyên chất. Muốn giữ được hương vị đậm đà của cà phê và ngăn ngừa được ung thư, chống lão hóa thì cần cho thêm một chút nấm Linh Chi để thải ra những chất độc trong cơ thể và cảm nhận được bản chất thật của cà phê nguyên chất”. Với mong muốn của vị thiền sư truyền cho người kế thừa, và gặp ông Lực là cái duyên nên vị thiền sư đã truyền cho ông. Bằng sự đam mê về cà phê không ngừng nghỉ cộng thêm sự nhạy bén trong trong ý tưởng phát triển cà phê. Sau khi học xong, ông Lực quay trở về quê hương mở Công ty TNHH Cà Phê An Túc Gia Lai.
Ông chủ cà phê say mê công tác xã hội
Cách đây 4 năm trước, bằng nguồn vay vốn hộ nghèo của Nhà nước, ông Lực từ một hộ gia đình rất nghèo khó cộng thêm phải một mình chăm 2 người con thơ đã vươn lên để trở thành người có ích trong xã hội. Ông thường hăng hái tham gia vào công tác xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn trong cuộc sống. Tâm nguyện của ông chủ cà phê là muốn đất nước phát triển thì trước hết mình phải tích cực sau đó đất nước mới phát triển được. Nếu làm một mình thì làm không được nên kêu gọi cả cộng đồng chung tay. Nếu chờ đến lúc mình có nhà lầu, có xe hơi thì lúc đó mình mới chia sẻ với những hoàn cảnh kém may may mắn hơn mình thì mình chẳng bao giờ làm được. Chỉ cần mình làm hay không thôi, muốn làm thì phải làm ngay cũng như câu nói: “Không bây giờ thì bao giờ?”. Do đó, ông quyết tâm hành động những việc có ích cho xã hội. Ông chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện rất đời nhưng cũng mang đậm chất hiền hòa, thân thiện. Vì vậy, ông Lực quyết tâm góp sức một phần nhỏ bé cho đời cũng như câu châm ngôn mà ông sáng tác để thể hiện cho thương hiệu cà phê An Túc cho riêng mình: “Lắng đọng tâm hồn theo giọt đắng/Hoài thương một xiu góc hương xưa”.
Cán bộ, nhân viên Công ty An Túc
Hy vọng với sứ mệnh dành cho cà phê An Túc, chúc ông Huỳnh Văn Lực sẽ hoàn thành được tâm nguyện của mình tại núi rừng Tây Nguyên này