Tạo việc làm cho người khuyết tật, con đường bền vừng giúp họ hòa nhập vào đời sống
Thông tin doanh nghiệp 16/04/2024 13:00
Ông Trịnh Xuân Dũng nhận định: “Tạo việc làm cho người khuyết tật chính là con đường bền vững giúp người khuyết tật thực sự hòa nhập vào đời sống. Có việc làm, người khuyết tật không chỉ có cơ hội tiếp xúc với xã hội mà còn có thu nhập, tạo dựng cuộc sống tự lập”.
Tại phiên GDVL ngày hôm nay, có 32 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với 1.117 chỉ tiêu tuyển dụng và tuyển sinh.
Trong đó có một số doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn với các chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng như Kinh doanh – marketing, Công nhân may, thợ thủ công mỹ nghệ, Nhân viên kỹ thuật, công nhân điện tử, … sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chưa có việc làm, cũng như người lao động khuyết tật tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.
Đặc biệt, tại phiên GDVL nồng ghép có sự tham gia của 11 Doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh lao động là người khuyết tật với các cơ sở sản xuất, đào tạo có uy tín thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, với các chỉ tiêu phù hợp và mức lương thỏa đáng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho người lao động khuyết tật tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng, thu nhập ổn định và có thể gắn bó lâu dài.
Thông tin về lao động là NKT trên địa bàn TP Hà Nội, ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội cho biết: TP Hà Nội có 112.171 người khuyết tật, trong đó có 7.704 người khuyết tật có khả năng lao động.
“Đặc biệt nhiều người khuyết tật vươn lên làm chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, người khuyết tật có bản tính cần cù, khéo léo, nghị lực vượt khó và khát khao được làm việc để khẳng định bản thân; luôn mong muốn có được việc làm phù hợp, có thu nhập để tự chăm lo cho chính mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Vì vậy, việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đồng thời còn ghi nhận vai trò của người khuyết tật trong đời sống xã hội”, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội khẳng định.
Cũng theo ông Nam, “Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng doanh nghiệp, xã hội”.
Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội, đại diện công ty TNHH Đa Sĩ cũng bày tỏ: “Mặc dù là doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp các thiết bị vật tư ngành điện, xong chúng tôi luôn dành những vị trí việc làm phù hợp cho NKT như nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng…”
Theo vị này, doanh nghiệp cần nhận định tạo việc làm cho NKT không chỉ là vấn đề trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng được làm việc và được ghi nhận của họ về khả năng làm việc cũng như tạo cơ hội để người khuyết tật được có việc làm.