“Quyền lực mềm” của già làng Tây Nguyên

Chúng tôi biết các ngôi làng người Bana sinh sống nổi tiếng như Stơr ở hai xã Tơ Tung và Kông Lơng Khơng, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai - buôn Kông Hoa nguyên mẫu trong tiểu thuyết nổi tiếng “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, nơi nuôi dưỡng, luyện rèn con, cháu Anh hùng Núp năm xưa thành các vị già làng Đinh Yom, Đinh Dom và Đinh H’Mưnh hào sảng, đầy quyền lực hôm nay…
Kì 5: Kế nhiệm “Đất nước đứng lên”

Tháng 3 Tây Nguyên nắng oi ả. Chợt nhớ đến lời Giáo sư Tô Ngọc Thanh: “Bác đã từng sống khá lâu với núi rừng Kông Lơng Khơng nên đã hiểu rõ về các vị già làng người Bana hôm nay. Tuy không có thứ “bảo bối” cầm tay, nhưng họ có uy tín, có các “luật tục” và sự tinh thông… làm công cụ để khích lệ, quản lí, điều hành cả một cộng đồng người đông đúc…”. Vậy là chúng tôi vội vã lên xe gắn máy lầm lũi băng đèo, vượt dốc, xuyên rừng để đến với buôn Kông Hoa. Đây là cái tên của văn học nhưng đó đích danh là một ngôi làng hoàn toàn có thật trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc. Ngôi làng này cũng được xây dựng từ một hình tượng có thật: Anh hùng Đinh Núp - người làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai.

 Từ trái qua phải già làng Đinh H'Mưnh, Đinh Yom, Đinh Dom chơi đàn ca rong, chơi cồng chiêng trước sân nhà rông
Từ trái qua phải già làng Đinh H'Mưnh, Đinh Yom, Đinh Dom chơi đàn ca rong, chơi cồng chiêng trước sân nhà rông

Đến nơi, chúng tôi được Chủ tịch UBND xã Tơ Tung Trần Nam trong bộ đồ thổ cẩm mới toanh đón, rồi đưa đi thăm một vòng quanh làng, nơi chung sống của hơn trăm hộ đồng bào Bana, người Kinh, người Tày, Nùng từ mãi ngoài Cao Bằng, Lạng Sơn vào lập nghiệp. Chúng tôi hỏi ông Nam: “Nghe nói đồng bào phía Bắc di cư vào rất chịu khó làm ăn nên đời sống khá lắm phải không?’’; ông Nam cười: “Người Bana cũng chịu khó làm ăn rồi, không còn hộ nghèo đói nữa. Các hộ người Bắc vào cũng rất tốt, giúp đỡ người Bana nhiều đấy chứ. Thôi! Muốn tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu viết bài về bản sắc văn hóa, đời sống người Bana, truyền thống lịch sử cách mạng quê hương thì việc đầu tiên phải mời hai chú vào nhà văn hóa chào hỏi các già làng đã”.

Qua cái cung cách ông Trần Nam khi vào ngôi nhà rông khoanh tay lễ phép diện kiến già làng Đinh Jứt, chiến sĩ của cụ Núp thời chống Mỹ; già làng Đinh Yom và Đinh Dom, cháu gọi cụ Núp bằng bác cũng đủ biết “quyền lực” trong cộng đồng của ba vị cao niên này ở mức độ nào.

Hiểu rõ mong muốn của chúng tôi, ba già thay nhau gợi chuyện. Từ những câu chuyện xoay quanh không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới lâu rồi mà bây giờ đồng bào vẫn chưa nguôi vui cái bụng… Chuyện về Đại hội Chi bộ làng Stơr nhiệm kì 2022 - 2025 đã bầu được Bí thư tốt là Đinh Rới người Bana, đang chờ đến ngày giờ tốt tới đây sẽ được “thụ phong” là già làng … Mà lạ, cứ mỗi câu chuyện ba già làng tiêu biểu này thay nhau kể xong, chúng tôi lại được nhấp một ngụm rượu cần mát lạnh. Đến khi già Yom hỏi Chủ tịch xã Trần Nam bao giờ khu căn cứ làng kháng chiến Stơr trong rừng sâu được đầu tư xây dựng, phục hồi lại để mình biết còn “chỉ huy” dân làng vào “giải phóng mặt bằng”;...

ià làng Đinh Yom đánh trống làm lẽ cầu mùa 2023.
Già làng Đinh Yom đánh trống làm lẽ cầu mùa 2023.

Thấy chúng tôi cứ nấn ná về việc ông Bí thư chi bộ làng Stơr Đinh Rới sắp vinh dự được cộng thêm thứ “quyền lực mềm” trong tay nên cuộc diện kiến các vị già làng này lại dài, lại rộng chẳng khác nào ngôi nhà rông Bana. Già làng Đinh Yom nêu lí lẽ: “Thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Anh hùng Núp vừa là đảng viên, vừa là chỉ huy binh sĩ, vừa là “lãnh đạo tinh thần” đích thực của người Bana mình nên xây dựng cơ sở kháng chiến. Chính vì thế các già làng chúng mình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thử nghiệm “mô hình” ông Đinh Rới vừa là Bí thư chi bộ, vừa làm già làng”.

Làng kháng chiến Stơr hôm nay với tên tuổi của Anh hùng Núp đã trở thành biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất. Hơn ai hết, già làng Đinh H’Mưnh hiểu rõ cuộc đời cách mạng của Anh hùng Núp đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử.

Khi chúng tôi hỏi ông có biết Giáo sư Tô Ngọc Thanh ở ngoài Hà Nội không? Già làng Đinh H’Mưnh cười khà khà: “Giáo sư Thanh ở ngoài Thủ đô mà giỏi lắm! Trên đời này chỉ có ông ấy là người duy nhất chỉnh huấn mình thôi. Chuyện là trước kia mình cúng lễ của dân tộc mình mà còn bị ông ấy bắt bẻ. Chỉ cho mình phải sửa chỗ này, chỗ kia; lúc đánh chiêng hay chỉnh chiêng, ông ấy cũng tinh tường dạy tư thế, biểu cảm đánh lại cho đúng, cho có hồn. Giáo sư Thanh chẳng khác gì người Ba Na cả. Làng người Bana của chúng mình vui lắm khi được lấy làm nguyên mẫu để tái hiện Không gian cồng chiêng Tây Nguyên trình và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Dẫn chúng tôi ra chiếc cầu nhỏ nối làng kháng chiến Stơr với làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, già Đinh H’Mưnh chỉ vào ngôi nhà bên đường có dựng chiếc biển “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm làng Mơ Hra”, già kể, từ năm 2018 đến nay, làng Mơ Hra được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lựa chọn là một trong 3 địa phương trên cả nước triển khai Dự án “Di sản kết nối”. Trong đó mục tiêu chung là xây dựng làng trở thành một điểm du lịch cộng đồng được tổ chức và hoạt động bài bản. Để làm du lịch cộng đồng, lãnh đạo làng Mơ Hra đã nhờ cậy mình vận động gần 100 người dân tham gia. Ban Quản lí du lịch cộng đồng của làng Mơ Hra được thành lập, với 5 nhóm nghề được lựa chọn để truyền dạy. Trong đó mình làm Trưởng nhóm cồng chiêng.

Với các già làng người Ba Na nói riêng, già làng các dân tộc Tây Nguyên nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng được hình thành từ lâu đời; những hoạt động đan lát và dệt thổ cẩm duy trì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân làng; nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn goong, ting ning, đàn t’rưng đã và đang từng ngày trở lại với mỗi nếp nhà người Ba na...

Thế nhưng, làm thế nào để đưa những tiềm năng đó trở thành sinh kế cho cả cộng đồng? Trả lời câu hỏi này, già làng Đinh H’Mưnh phấn khích: “Ngày nay mình phải chế tác thêm nhiều loại nhạc cụ vừa là để bảo tồn, vừa để cho dân làng có cái vốn liếng ấy mà tham gia vào các hoạt động của Dự án “Di sản kết nối”, đón khách du lịch gần xa thì mới nhanh khấm khá được. Đồng thời, mình tự nguyện hiến gần 4 sào đất sản xuất của gia đình để mở rộng khu vực nhà rông, trưng bày các hiện vật như: Nông cụ, súng kíp, cung tên, nhạc cụ, tượng gỗ truyền thống,… khiến khách thăm lí thú thì quê hương chẳng có lí gì mà không an vui, ấm no được”.

Vâng! Có các vị già làng Đinh Yom, Đinh Dom và Đinh H’Mưnh “cầm cân nảy mực”, cùng với đội ngũ cán bộ, cấp ủy, chính quyền địa phương, sức vươn của đồng bào các dân tộc nơi đây đã và đang biến mọi vạt rừng, thung lũng, đồi núi hoang hóa thành những ngôi nhà rông rộng dài, đồng lúa trĩu bông; rẫy bắp, nương mì, vườn mía tốt tươi, xanh thẳm; các loại nhạc cụ cổ truyền đậm chất Tây Nguyên hùng vĩ và lãng mạn. Đúng là quê hương của Anh hùng Đinh Núp huyền thoại nay đã khoác lên mình tấm áo mới, với gam màu no ấm, đủ đầy.

Phóng sự của Tô Văn Binh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Ngày 23/5, tại ấp 4, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Vùng 2 Hải quân tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Sơn Tùng, Tiểu đội trưởng Ra đa, Tàu 273, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Ngày 23/5, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đảng ủy Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân.
Gương mẫu giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa phong trào sống xanh

Gương mẫu giảm thiểu rác thải nhựa, lan tỏa phong trào sống xanh

Những thay đổi từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, li uống nước bằng giấy, thay các sản phẩm nhựa dùng một lần, hội viên Hội NCT TP Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi nilon ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.
Làng dệt thổ cẩm Za Ra

Làng dệt thổ cẩm Za Ra

Làng dệt thổ cẩm Za Ra hiện ra như một nét chấm phá đặc sắc giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, một bảo tàng sống của văn hóa Cơ Tu, được gìn giữ vẹn nguyên qua từng đường kim, sợi chỉ...
Tươi sáng ở A Rem

Tươi sáng ở A Rem

Không còn bóng tối, bão bùng phủ lấy cuộc sống, những người A Rem giờ đây đã có cuộc sống ổn định và ngày một tươi sáng dần...

Tin khác

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi
Ngày 21/5, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật và ý nghĩa với Đoàn công tác của Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng tỉnh Nghệ An, nhân dịp đoàn vào thăm chiến trường xưa tại các tỉnh phía Nam.

Bộ Công an bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo ở Bạc Liêu
Ngày 22/5, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 700 căn nhà tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô
Công ty TBC Media vừa chính thức giới thiệu đến công chúng sản phẩm âm nhạc mới mang tên “Ninh Bình ơi”, một MV đậm chất tự sự, kết hợp giữa âm nhạc trữ tình sâu lắng và hình ảnh tuyệt mỹ của vùng đất cố đô.

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Hà Nội: 100% bệnh viện hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025
Ngày 20/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 144/KH-UBND triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố và giao Sở Y tế là đơn vị chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn thành phố.

Đổi tên, đổi tầm nhìn: Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới

Đổi tên, đổi tầm nhìn: Bước ngoặt chiến lược của Petrovietnam trong kỷ nguyên năng lượng mới
“Việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam là bước ngoặt mang tính chiến lược, phản ánh khát vọng mới, nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn trong chuyển đổi mô hình phát triển”. Đó là nhận định của ông Lê Thọ Bình, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam.

Để người cao tuổi được an tâm

Để người cao tuổi được an tâm
Tháng 5 - Tháng vận động triển khai Bảo hiểm xã hội (BHXH) toàn dân đang diễn ra sôi nổi trên cả nước với chủ đề: “BHXH - An tâm cho mọi gia đình”.

Lợi dụng... cái đẹp!

Lợi dụng... cái đẹp!
Mấy ngày nay, câu chuyện cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án "Sản xuất hàng giả" và "Lừa dối khách hàng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, làm dậy sóng dư luận.

Khơi dậy niềm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khơi dậy niềm tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân, Công ty CP Galaxy Education tổ chức Đoàn đại biểu Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố xem phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”..

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê
Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.

Từ ngày 1/7 thêm nhiều NCT được nhận trợ cấp, cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng

Từ ngày 1/7 thêm nhiều NCT được nhận trợ cấp, cao nhất 1,5 triệu đồng/tháng
Từ ngày 1/7 tới, chính sách trợ giúp xã hội dành cho NCT sẽ có nhiều thay đổi tích cực, với mức hỗ trợ tối đa lên tới 1,5 triệu đồng/tháng cho những trường hợp đặc biệt khó khăn.

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu

Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp (Hải Phòng): Bàn tay bị đứt rời được nối liền một cách kỳ diệu
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa phẫu thuật nối thành công cho một ca bệnh bị đứt rời bàn tay do tai nạn lao động.

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT

Lồng ghép chẩn đoán và điều trị dự phòng bằng vắc-xin, giảm gánh nặng y tế cho nhóm NCT
Tại Hội thảo Khoa học “Chủng ngừa vắc-xin cho người lớn trong kỷ nguyên dân số già”, nhiều chuyên gia cho rằng: việc đẩy mạnh kế hoạch tiêm chủng cho NCT, đặc biệt là nhóm người có bệnh lý nền cũng có ý nghĩa rất quan trọng.

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025
Thực hiện Quyết định số 1169/QĐ-BVHTTDL ngày 25/4 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch tổ chức “Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần IX năm 2025”.

Hơn 1.000 người làm báo tham gia giải đi bộ, chạy bộ “Trăm năm một lần”

Hơn 1.000 người làm báo tham gia giải đi bộ, chạy bộ “Trăm năm một lần”
Giải đi bộ – chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025 được tổ chức vào ngày 15/6, tại Thành phố mang tên Bác. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại

Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại
Sáng 19/5, Hội NCT 10 phường trong quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh tham gia Lễ phát động “Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Xem thêm
Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Vùng 2 Hải quân khánh thành, bàn giao Nhà đồng đội

Ngày 23/5, tại ấp 4, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Vùng 2 Hải quân tổ chức khánh thành và bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Sơn Tùng, Tiểu đội trưởng Ra đa, Tàu 273, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Ngày 23/5, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đảng ủy Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân.
Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Gặp mặt tri ân các thương, bệnh binh, người cao tuổi

Ngày 21/5, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh đã tổ chức buổi gặp gỡ thân mật và ý nghĩa với Đoàn công tác của Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng tỉnh Nghệ An, nhân dịp đoàn vào thăm chiến trường xưa tại các tỉnh phía Nam.
Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.
Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!

Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Phiên bản di động