Nữ du kích và kỉ niệm về cuộc diễu binh, diễu hành Tết Độc lập năm 1955

Ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dịp kỉ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và 10 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày 2/9/1955, Nhà nước ta đã tổ chức lễ duyệt binh diễu binh, diễu hành và bắn pháo hoa chào mừng.
Với những người được trực tiếp tham gia sự kiện trọng đại này sẽ là một kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Cụ Dương Thị Minh, 88 tuổi, ở xóm Soi 1, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình một trong số ít phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên được trực tiếp tham gia buổi lễ diễu binh, diễu hành ấy.

Đã 88 tuổi nhưng cụ Dương Thị Minh vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn. Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, cụ vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa kể cho chúng tôi nghe về lần vinh dự được chọn tham gia buổi lễ diễu binh, diễu hành tại Thủ đô Hà Nội.

Cụ Dương Thị Minh kể chuyện tham gia lễ diễu binh diễu hành ngày 2/9/1955.
Cụ Dương Thị Minh kể chuyện tham gia lễ diễu binh diễu hành ngày 2/9/1955.

Sinh năm 1935, tại xóm Trại, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, năm 20 tuổi, cụ Minh tích cực tham gia các hoạt động đoàn thanh niên ở địa phương, năng nổ thi đua lao động sản xuất. Tháng 3/1955, cụ nhận được giấy gọi tham gia tập luyện cho buổi duyệt, diễu binh tại Hà Nội. Với tinh thần hăng hái, sôi nổi, cụ xin phép gia đình rồi cùng những người bạn ở địa phương được gọi đi bộ sang huyện Phổ Yên, rồi cùng cả đoàn tiếp tục đi bộ lên tập trung tại TP Thái Nguyên. Hồi ấy, toàn huyện Phú Bình có 10 người được tuyển chọn. Cuộc sống lúc bấy giờ còn muôn vàn khó khăn, phương tiện đi lại không có, đường xá khó đi, cả đoàn người đi bộ hơn 2 ngày mới tới được huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Chân ai cũng đau nhức, người mỏi mệt nhưng đều động viên nhau cố gắng thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho. Cả đoàn ngồi đợi một lúc thì có chiếc xe ô tô đón đến thao trường Bạch Mai để tập luyện.

Tại đây, cụ Minh được chọn vào tập luyện ở khối nữ du kích. Trong suốt 5 tháng ròng rã, cụ cùng mọi người được huấn luyện đội hình đội ngũ, tập đi đều, bước hàng ngang hàng dọc, hàng chéo, bồng súng và các nhiệm vụ khác do Ban huấn luyện hướng dẫn. Ai cũng háo hức cố gắng tập, rèn luyện thật tốt chờ mong đến ngày diễu hành chính thức. Suốt quá trình tập luyện, không ai được tiếp xúc với Nhân dân ngoài phố. Hằng ngày, theo lịch tập luyện, mọi người tham gia huấn luyện từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 30 phút, buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ. Chủ nhật mọi người được nghỉ. Thời điểm huấn luyện giữa mùa Hè nên việc tập luyện dưới thời tiết nắng gắt, khiến nhiều người bị say nắng, sút cân, gầy yếu, mệt mỏi.

Những ngày đầu, cụ cảm thấy nhớ nhà, chỉ muốn xin về nhà một vài hôm nhưng không được vì phải tập luyện liên tục. Trong thời gian tập luyện, cụ cũng như những người phụ nữ khác được sắp xếp ăn nghỉ đầy đủ, bảo đảm sức khỏe để tham gia huấn luyện. Đồng thời, mỗi người được phát quân tư trang như súng trường khoác vai, hai bộ quần áo màu gụ, một chiếc khăn đen… Đặc biệt, trong quá trình tập luyện, cụ cũng đã từng được gặp Bác Hồ cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Chu Văn Tấn,… đến thăm động viên, chỉ đạo tập luyện.

Têm vội miếng trầu, mắt nhìn xa xăm, cụ Minh nói: “Buổi sáng ngày 2/9/1955, mọi người trong khối ai cũng dậy từ sớm. 4 giờ sáng đã tập trung đông đủ xếp hàng ngay ngắn tại Quảng trường Ba Đình. Mọi người từ các nơi đổ về rất đông. Cờ hoa rợp trời tạo nên không khí rất trang nghiêm và xúc động. Đây là kỉ niệm khó quên nhất trong cuộc đời tôi. Bao nhiêu cảm xúc, háo hức để được tận mặt nhìn thấy vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc cứ thôi thúc trong tôi suốt nhiều ngày, tôi đã khóc vì vui mừng trong ngày đó”. Giọng cụ Minh rưng rưng vì xúc động.

Tôi đưa cho cụ Minh xem bức ảnh tìm được trên mạng chụp Khối nữ du kích tham gia diễu binh diễu hành ngày 2/9/1955. Cụ vội vàng chỉ tay vào bức ảnh: “Đây, tôi đứng thứ 2 hàng thứ nhất đấy. Cả khối có 144 người đến từ các tỉnh khác nhau xếp thành hình vuông, mỗi hàng 12 người”. Đã gần 70 năm trôi qua nên nhìn bức ảnh, cụ Minh thật khó có thể nhìn thấy rõ khuôn mặt mình. Bà chỉ nhớ chắc chắn mình đã được đứng ở trong hàng ngũ ấy. Mỗi lần nghĩ tới thời khắc cùng mọi người bước đều trong nắng Thu vàng của Quảng trường Ba Đình lịch sử, lòng cụ lại xốn xang, chộn rộn niềm vui khó tả.

Buổi lễ diễu binh diễu hành chỉ diễn ra trong một buổi sáng nhưng ấn tượng của nó vẫn theo cụ đến suốt đời. Cụ Minh chậm rãi kể: “Buổi lễ diễu binh, diễu hành thành công chúng tôi mới được phép đi dạo quanh Hà Nội. Đi qua những con đường mà tôi cứ ngỡ như mơ. Bao năm chân lấm tay bùn nay mới được biết Thủ đô mình rộng dài và đẹp đến thế. Sau khi dạo vài vòng quanh Hà Nội bà và mọi người được đưa lên một chiếc xe tải trở về Thái Nguyên. Từ TP Thái Nguyên, các nhóm lại tự đi bộ về nhà”.

Sau đợt được huấn luyện dài ngày chuẩn bị cho lễ duyệt binh, diễu hành 2/9/1955, khi về địa phương, cụ Minh được chọn huấn luyện đội nữ du kích ở địa phương. Năm 1957, cụ xây dựng gia đình với cụ Dương Văn Đức (sinh năm 1937), ở xóm Soi, xã Nhã Lộng. Năm 1959, cũng như bao phụ nữ ở địa phương, cụ động viên chồng lên đường nhập ngũ. Trong thời gian chồng tham gia các chiến trường, cụ ở nhà nuôi dạy con, chăm sóc bố mẹ chồng. Hai tin dữ dồn dập báo về khiến bố mẹ chồng của cụ như ngã khuỵu. Sự tàn khốc của chiến tranh đã cướp đi hai người con của các cụ là Dương Anh Hậu và Dương Văn Thìn (là anh trai của chồng cụ Minh). Những lúc ấy, cụ Minh là người luôn gần gũi chăm sóc bố mẹ chồng, xoa dịu nỗi đau buồn mà bố mẹ chồng của cụ đang phải chịu đựng.

Kháng chiến thành công, cụ vui mừng khi chồng trở về may mắn còn lành lặn. Hai vợ chồng cùng chung tay nuôi dạy con tốt, năng động, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. 4 người con của cụ đều học hết chương trình phổ thông và tham gia những công việc khác nhau trong các cơ quan Nhà nước. Năm 2015, mẹ chồng là cụ Lê Thị Xuân đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Đã 88 tuổi nhưng cụ Minh vẫn vui khỏe bên con cháu. Vào mỗi dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh 2/9, bà lại rưng rưng nhớ về lần được trực tiếp tham gia vào lễ diễu binh, diễu hành được tổ chức trang trọng ngày 2/9/1955. Cụ vẫn thường kể cho đàn cháu nhỏ về những ngày tháng hào hùng ấy. Còn bọn trẻ thì tíu tít vui mừng và tự hào về truyền thống của gia đình. Mỗi lời kể của cụ sẽ là tư liệu quý về những năm tháng không thể nào quên để nhắc nhớ thế hệ sau này.

Dương Văn Mưu

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc với Bộ Xây dựng Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc với Bộ Xây dựng Việt Nam

Chiều 25/7, tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã tiếp kiến đồng chí Esteban Lazo Hernandez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.

Tin khác

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững
Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta
Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân. Đồng chí còn là người kế tục và thực hành xuất sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhà lý luận uyên bác, tài ba của Đảng, người tiên phong trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nâng tầm nền lý luận chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT ở TP. Hồ Chí Minh quyết tâm biến đau thương thành hành động, việc làm thiết thực, có ích cho nước, cho dân. Tạp chí NCT trích đăng những cảm nghĩ, bày tỏ, thể hiện của một số NCT …

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024), ngày 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT
Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ
Ngày 24/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82; Lễ truy điệu, Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ
Chiều 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì hội nghị; tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam – Cuba: Tăng cường hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng

Việt Nam – Cuba: Tăng cường hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng
Ngày 23/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi Hội đàm với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba Rene Mesa Villafana và Đoàn công tác.

Những tình cảm “đặc biệt” của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện 108 dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những tình cảm “đặc biệt” của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện 108 dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời - Đó là những tâm sự, chia sẽ của của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện 108.

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin
Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều bày tỏ lòng thương tiếc…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam
Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam".

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Xem thêm
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nư
Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.
Phiên bản di động