Những người già trong thành phố

Bảo vệ, chăm sóc và tạo sự gắn kết cho NCT là trách nhiệm mà thế hệ con cháu phải luôn đặc biệt quan tâm. Qua đó, tạo nên những giá trị tinh thần bền vững, giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Thành phố là nơi có những ngôi nhà cao tầng, những trung tâm thương mại sầm uất, những con đường đông đúc người xe, những con người ngày ngày hối hả với nhịp sống bon chen. Thành phố cũng là nơi có những người trẻ sức dài vai rộng, hừng hực nhựa sống. Thành phố cũng có những người già - những con người không còn sức khỏe để chạy theo guồng quay sôi động của phố thị. Họ lạc lõng giữa nếp sống náo nhiệt; nấp mình trong những căn nhà khép kín; nhìn cuộc sống ngoài kia qua những khe hở; lặng lẽ trong những nỗi niềm mà ngay cả con cháu của mình cũng không thể thấu hiểu. Họ mong muốn được hòa nhập, kết nối với cuộc sống ngoài kia, được làm một điều gì đó có ích, để bản thân không còn cảm thấy lạc lõng, cô đơn khi đang sống cùng gia đình thân yêu của mình.

Tôi sống trong căn nhà trọ chật hẹp ở phường 1, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Trong dãy trọ chật hẹp này, mọi người ra vào đều chạm mặt nhau nhưng rất ít khi hỏi chuyện. Sống ba năm nhưng tôi chỉ gặp chủ trọ mỗi khi đến hạn tiền phòng. Tôi không biết gì nhiều về họ ngoài việc họ có hai đứa con, một trai và một gái. Cho đến một hôm, tôi từ nơi làm về vào buổi trưa, vô tình nhìn thấy một bà cụ da nhăn nheo, già yếu đang lấp ló sau cánh cửa nhìn ra đường phố. Ánh mắt bà chan chứa niềm vui khi nhìn phố phường nhộn nhịp người xe lúc tan tầm. Từ lúc đó, tôi mới biết bà cũng là một thành viên của gia đình.

Những ngày sau đó, tôi đều bắt gặp bà Phương chăm chú nhìn ra ngoài qua khoảng trống khiêm tốn giữa hai cánh cửa. Lần này, bà nhìn thấy tôi và mỉm cười: “Bà ở nhà một mình buồn, xem ti-vi mãi bà chán lắm, chỉ muốn có người trò chuyện cho vui. Nhưng con cháu luôn nói thành phố phức tạp hơn suy nghĩ của người già. Chúng nó bật ti-vi để bà xem cả ngày. Hết chương trình này đến chương trình khác. Chúng khép kín cửa nhà, dặn dò bà chỉ ở bên trong để yên tâm đi làm”

Tôi không biết có bao nhiêu người già trong thành phố này phải sống trong điều kiện như vậy. Đáng lẽ ra ở tuổi này, những người già như bà Phương phải được ra ngoài để hít thở không khí trong lành, được gặp gỡ trò chuyện cùng bạn già, được làm những điều mình thích. Vậy mà họ lại sống một cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán sau cánh cửa như những người bị xã hội cách ly.

Tôi nói với bà: Mỗi trưa con ra trò chuyện với bà nhé. Bà nghe vậy mắt sáng lấp lánh, không quên nhắc tôi: Con nhớ đó nghen! Vậy là bà chờ. Bà chờ lời hứa bâng quơ của một người dưng rồi ngóng trông. Buổi trưa hôm sau, khi tôi vượt qua được đám đông về tới cửa nhà đã thấy bà già mấp mé sau cửa, vẫy vẫy tôi với ánh mắt rạng ngời hẳn.

Sau lần ấy, tôi và bà trò chuyện với nhau nhiều hơn. Tôi kể cho bà nghe về những chuyện xảy ra ở nơi làm, về công việc của tôi mỗi ngày, niềm vui lẫn áp lực. Tôi kể bà nghe về những món ăn đang thịnh hành mà giới trẻ rất thích, trong đó có những món ăn của ngày xưa như khoai nướng, bắp luộc,v.v. Tôi kể bà nghe về một cái chợ nhỏ trong con phố này - nơi bán loại cà tím nướng trên than củi, một món ăn mà tôi rất thích; về một cái xơ mướp giá bốn mươi ngàn đồng tôi mua ở một siêu thị mới mở trên đường đi làm về; và về những con đường cũ kỹ ở phố, chuyện tai nạn, chuyện kẹt xe, lý do vì sao mấy năm nay thời tiết thay đổi, v.v. Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng lại khiến bà vui hẳn. Hẳn nó làm bà cảm thấy mình không quá tách biệt với cuộc sống náo nhiệt ngoài kia.

Tôi nhìn bà và tự hỏi: không biết những người già dành thời gian của mình để làm gì? Có khi nào họ ngồi và hồi tưởng lại mình của một thời tuổi trẻ được rong ruổi khắp nơi mà thấy lòng buồn quay quắt hay không? Tôi gọi họ là những người ngồi vá khâu quá khứ. Bởi quá khứ trong họ làm sao có thể mạch lạc, tường tận, phẳng phiu như một tấm áo mới được. Càng về già, trí nhớ càng nhòe mờ, niềm vui, nỗi buồn của ngày cũ dù cố chắt chiu cũng không thể nào trọn vẹn, rõ ràng. Họ chỉ có thể ngồi chắp nhặt, khâu vá từng thứ mà ôm ấp, nâng niu.

Nhiều lần bà Phương tâm sự với tôi: Cuộc sống của bà là những chuỗi ngày tẻ nhạt, lặp lại như một cái máy, suốt ngày chỉ sống quẩn quanh trong căn nhà. Bà muốn ngắm nhìn thế giới xinh đẹp ngoài kia mà không thể. Con cháu bận bịu đi làm cả ngày, cuối tuần, trẻ trung thì hẹn hò, người lớn thì ở nhà nghỉ ngơi. Chúng nó không có thì giờ dành cho bà. Bà biết vậy nên cũng không dám phiền đến chúng. Chắc chúng nó nghĩ bà già rồi, chỉ nên đi lại trong nhà, đến bữa cơm nước đầy đủ là được. Chẳng ai đoái hoài đến mong ước được ra ngoài hít thở, mong ước có người thủ thỉ tâm tình, bầu bạn chuyện trò của bà. Chúng nó đâu hiểu rằng điều khiến một người già vui chính là được ra ngoài, được đi đó đây, thăm cháu, thăm con, thăm bạn già.

Bà cũng kể với tôi về những người bạn lâu rồi bà không gặp, cũng chẳng biết giờ họ đang ở đâu, còn sống hay đã về với cát bụi. Nhưng dù không biết tin tức của họ, tôi biết những người đó vẫn nằm lòng trong trí nhớ bà. Bà vẫn luôn khắc khoải nhớ mong và hoài niệm về một thời đã qua.

Kì nghĩ Tết vừa rồi, tôi đã có dịp đến thăm gia đình của một người bạn ở TP Phan Thiết. Tại đây, tôi lại có dịp trò chuyện với bà cụ Long. Năm nay đã 89 tuổi nhưng còn khỏe lắm. Cụ chia sẻ: đã lâu lắm rồi, bà không đi đâu xa. Cuộc sống chỉ quanh quẩn trong căn nhà nhỏ này. Con cháu đi học, đi làm cả ngày, chỉ gặp chúng nó chút xíu vào bữa cơm tối. Bà ở ngoài Thanh Hóa, lưu lạc đã mấy chục năm nhưng chưa có dịp trở lại thăm quê. Nhiều lúc, cũng muốn được đi đây đó, gặp gỡ giao lưu, kết nối bạn bè nhưng điều kiện không cho phép. Không biết bao giờ bà mới được trở lại quê hương, được hàn huyên với những người bạn của thời chăn trâu cắt cỏ. Và cũng chẳng biết bây giờ, họ đang ở nơi đâu.

Thật thương cảm biết bao những người già phải sống lặng lẽ và an phận trong những căn nhà ở phố. Nhiều lúc chạnh lòng khi ngôi nhà bên cạnh kèn trống rộn ràng tiễn đưa một người già về với các bụi mà không khỏi ngỡ ngàng bởi phố xá giấu họ kỹ quá. Còn biết bao người già đang sống trong những ngôi nhà kín cổng cao tường kia, lặng lẽ đi qua tuổi già trong những tháng ngày buồn bã. Những suy nghĩ miên man ấy dẫn đưa tôi về với căn nhà nhỏ của mình - nơi có ông bà tôi đang đón đợi, mong ngóng.

Theo các nhà nghiên cứu, sự cô lập xã hội và sự cô đơn đã và đang làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm, suy giảm nhận thức, bệnh Alzheimer ở NCT. Ngoài ra, những người già cô đơn dễ có xu hướng sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích. Vì thế, việc duy trì các mối quan hệ cho NCT sẽ đem lại hạnh phúc và nhiều lợi ích cho tinh thần và sức khỏe.

Người già muốn sống vui, sống khỏe, sống có ích thì phải luôn tích cực mở rộng và gắn kết các mối quan hệ xã hội tham gia câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, các hoạt động tình nguyện; cùng bạn bè tham quan du lịch; tham gia vào các câu lạc bộ dưỡng sinh, khiêu vũ, câu cá, chơi nhạc, làm gốm, v.v. Đối với những người già không thể đi ra ngoài, con cháu nên trực tiếp thăm hỏi, đông viên, giúp đỡ, hoặc dùng các công cụ trực tuyến để thăm hỏi. Đây là cách hữu hiệu để các cụ kết nối, duy trì với gia đình và bè bạn. Qua đó, tạo nên những giá trị tinh thần bền vững, giúp các cụ sống vui, sống khỏe, sống ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Những người già trong thành phố

Cụ Phương tạm dừng đọc sách, chia sẻ về cuộc sống hiện tại. Ảnh: Vy Thảo

Những người già trong thành phố

Cụ Long đang kể về cuộc sống hiện tại. Ảnh: Vy Thảo

Vi Thảo - Thái Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiếp tục xây dựng hình ảnh đẹp về “Tuổi cao - Gương sáng”

Hội NCT TP Hải Phòng vừa triển khai Kế hoạch số 03 ngày 12/6/2024 về Tháng hành động vì NCT Việt Nam trên địa bàn thành phố. Đây là hoạt động sớm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội và cấp ủy, chính quyền, cụ thể hóa các Văn bản số 01 ngày 6/5/2024 của Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam; Kế hoạch số 153 ngày 8/5/2024 của Ban Thường vụ Hội NCT Việt Nam; Kế hoạch số 34 ngày 11/6/2024 của UBND TP Hải Phòng về việc thực hiện Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024.
Ấm lòng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Ấm lòng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng các hoạt động chăm sóc NCT nhân Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024, các cấp Hội NCT trong tỉnh Bình Thuận đã trích Quỹ hội và phối hợp với Mặt trận, các Hội, đoàn thể ở địa phương tích cực vận động các tổ chức từ thiện, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ tiền, hàng hóa, để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho NCT hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khóa khăn

Quan tâm chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khóa khăn

Hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7/1947 – 27/7/2024. Sáng 14/7, UBND xã Lĩnh Toại và UBND xã Hà Hải phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Hà Trung tổ chức thăm, khám tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội là người cao tuổi trên địa bàn 2 xã
Hội người cao tuổi tỉnh Sóc Trăng nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc người cao tuổi

Hội người cao tuổi tỉnh Sóc Trăng nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc người cao tuổi

6 tháng đầu năm 2024, các cấp Hội NCT trong tỉnh, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Trung ương Hội NCT Việt Nam, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc NCT, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, thích ứng với già hóa dân số

Theo Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số (8,16 triệu người cao tuổi). Dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Tin khác

Hội NCT TP Hồ Chí Minh là thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số thành phố

Hội NCT TP Hồ Chí Minh là thành viên Ban chỉ đạo công tác dân số thành phố
Sáng 11/7, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động chiến dịch tại UBND quận Bình Thạnh. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó Trưởng BĐD Hội NCT TP Hồ Chí Minh tham dự và ký kết liên tịch phối hợp triển khai thực hiện công tác dân số, nâng cao chăm sóc sức khoẻ NCT năm 2024 trên địa bàn Thành phố.

Huyện Buôn Đôn nỗ lực chăm lo cho người cao tuổi

Huyện Buôn Đôn nỗ lực chăm lo cho người cao tuổi
Buôn Đôn là huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích tự nhiên trên 141.000ha, hơn 45,5km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Huyện có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 1 xã biên giới; 87 thôn, buôn với 50 thôn, buôn đặc biệt khó khăn, 22 buôn đồng bào, 29 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí thế nào?

Người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí thế nào?
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được Quốc hội thông qua, gồm 11 chương, 141 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, với nhiều điểm mới. Trong đó, có quy định công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách.

“Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” và tấm lòng thiện nguyện

“Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” và tấm lòng thiện nguyện
Nhân dịp kỉ niệm 83 năm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6), tôi được tham gia đoàn của “Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” do bà Nguyễn Ngọc Mai làm Trưởng đoàn đi thăm, tặng 1.000 suất quà cho NCT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. “Trong nhiều năm làm công tác Hội, đây là lần đầu tiên NCT huyện được tặng quà với số lượng lớn như thế”, bà Nguyễn Thị Tiện, Trưởng BĐD Hội NCT huyện xúc động chia sẻ.

Từ 1/7/2025: Từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Từ 1/7/2025: Từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa được Quốc hội thông qua, tuổi hưởng trợ cấp hưu trí hạ xuống còn 75. Luật BHXH sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025

Tỉnh Đồng Nai: Làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi

Tỉnh Đồng Nai: Làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi
Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai luôn tích cực triển khai các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe, tinh thần NCT trên địa bàn.

“Hương tình người” đến với người mù ở Lương Tài

“Hương tình người” đến với người mù ở Lương Tài
Cuộc sinh hoạt thiện nguyện tư vấn chăm sóc sức khỏe người mù ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, do Hội Người mù huyện Lương Tài tổ chức gần đây đã để lại những ấn tượng nhân văn đáng nhớ...

Thanh Hóa: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc NCT cho đội ngũ cộng tác viên dân số

Thanh Hóa: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc NCT cho đội ngũ cộng tác viên dân số
Vừa qua, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về công tác chăm sóc NCT cho đội ngũ công tác viên (CTV) dân số của 18 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương tổ chức chúc thọ, mừng thọ NCT

Các địa phương tổ chức chúc thọ, mừng thọ NCT
Tỉnh Đắk Lắk: Nhân kỉ niệm 83 năm ngày Truyền thống NCT Việt Nam (6/6/1941- 6/6/2024), tỉnh đã tổ chức chúc mừng thọ và tặng quà 1.123 cụ, trong đó 160 cụ tròn 100 tuổi được Chủ tịch nước và 953 cụ tròn 90 tuổi được Chủ tịch UBND tỉnh gửi thiệp chúc thọ và tặng quà.

Diễn đàn tuổi bạc số 8 “Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho NCT”

Diễn đàn tuổi bạc số 8 “Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho NCT”
Sáng 5/6, Trung tâm Chăm sóc NCT Nhân Ái (Trung tâm Nhân Ái) tổ chức Diễn đàn tuổi bạc số 8 với chủ đề chủ đề “Bảo tồn răng chuẩn Nhật Bản 8020”. Tham dự chương trình có Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thị Minh Hảo, Thành viên Hiệp hội Nha khoa trong suốt Nhật Bản, Nghiên cứu viên Bộ môn Nắn chỉnh răng, khoa Răng – Hàm – Mặt, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Sawada Naoki, Giám đốc đại diện Công ty AISHI Việt Nam, Kĩ thuật viên phục hình răng cấp Quốc gia tại Nhật Bản; NCT đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc NCT Bách niên Thiên Đức, Trung tâm Nhân Ái và Trung tâm Chăm sóc NCT ban ngày (Nhân Ái Daycare); cùng hơn 100 NCT đến từ các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và khu vực lân cận.

Bắc Giang: Huy động các nguồn lực để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Bắc Giang: Huy động các nguồn lực để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT
Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024 có chủ đề “Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT”, diễn ra từ ngày 1/7/2024 đến hết 31/10/2024.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT đạt hiệu quả cao

Công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT đạt hiệu quả cao
Phường Hà Khánh nằm ở phía Đông Bắc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập năm 1981 (tách từ thị trấn Hà Lầm).

Long An đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Long An đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Là một trong những địa phương sớm thực hiện Tổng kết công tác Chăm sóc sức khỏe (CSSK) NCT giai đoạn 2018-2022; đồng thời qua thực tế triển khai các chương trình, mô hình hoạt động CSSK NCT đã và đang cho thấy, các cấp Hội NCT tỉnh Long An luôn chú trọng đến công tác này.

Mong muốn kiến tạo không gian sống trọn vẹn cho NCT

Mong muốn kiến tạo không gian sống trọn vẹn cho NCT
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), từ năm 2011, Việt Nam bắt đầu quá trình già hóa dân số. Dự kiến, vào năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên trên 14%; đến năm 2049, Việt Nam trở thành xã hội siêu già với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 25% hoặc tỷ lệ người từ 65 trở lên chiếm trên 20% tổng dân số.

Đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc NCT ở xã Nghĩa An

Đa dạng hóa các hoạt động chăm sóc NCT ở xã Nghĩa An
Hội NCT xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định có gần 2.000 hội viên, sinh hoạt ở 23 chi hội. Để công tác Hội đạt hiệu quả cao, Thường trực Hội NCT xã chia thành 7 cụm, mỗi cụm giao 1 vị trong Ban Thường vụ phụ trách. Các Ủy viên Thường vụ thường xuyên liên lạc với chi hội trưởng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phản ánh kịp thời với thường trực.
Xem thêm
Phiên bản di động