Nghệ nhân già miệt mài gìn giữ thú chơi diều sáo

Mùa Hè gần đến, những cánh diều ở ngoại thành Hà Nội lại “dắt díu” nhau bay lên bầu trời. Về làng Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, chúng tôi không những được nghe tiếng diều sáo du dương mà còn được xem Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền miệt mài truyền tình yêu với con diều cho lớp trẻ.

Cánh diều nuôi dưỡng tuổi thơ

Chúng tôi men theo đê sông Đáy về làng Đàn Viên. Trên triền đê lộng gió giờ không có trẻ thả diều, bởi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Nhưng trước kia, vào mùa hè, đê sông Đáy là nơi lý tưởng cho những đứa trẻ thả diều sáo trên lưng trâu.

Nghệ nhân già miệt mài gìn giữ thú chơi diều sáo

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền hướng dẫn trẻ lem àm diều sáo

Tìm gặp nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền, người có thâm niên gần 70 năm làm diều sáo ở Đàn Viên. Chúng tôi rất ngưỡng mộ về sức khỏe và tinh thần của cụ. Tuy đã bước qua tuổi bát tuần nhưng cụ bảo “vẫn có thể đi được xe máy khắp Hà Nội”, cụ còn nhớ như in những kỷ niệm tuổi thơ, những ngày đầu học làm diều, làm đèn kéo quân....

Khi tôi gọi là nghề làm diều, nghệ nhân Quyền gạt đi và nói rằng, đấy là thú chơi dân gian chứ không phải nghề. Bởi nghề phải đem lại thu nhập chính cho người thợ và lan rộng ra khắp làng. Trước kia, Đàn Viên cũng có nghề làm pháo như ở Bình Đà và làm đèn kéo quân, tuy nhiên, những nghề đó chỉ là nghề phụ, chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp.

Nghệ nhân Quyền hỏi tôi có biết những trò chơi dân gian như đánh cù, làm chong chóng tre, làm cá đất, đèn kéo quân, tiến sĩ giấy hay không. Rất may, tôi cũng đã từng được biết, cho dù không thật sự sâu sắc. Người nghệ nhân già nghe tôi nói vậy bỗng thấy vui hẳn lên.

Hỏi về diều sáo, nghệ nhân Quyền cho biết: Chơi diều là trò chơi dân gian từ xa xưa rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Ban đầu chỉ là diều cánh phản (diều gấp bằng một tờ giấy học sinh), rồi diều cánh lá đến diều thuyền, diều sáo... cho thấy sự tìm tòi trong thú chơi diều không ngừng dừng lại.

Từ hồi còn nhỏ, cụ Quyền đã được các cụ trong làng dạy cách làm diều, khoét sáo. Cụ nhớ nhất là cụ Lý Ngũ, râu tóc bạc phơ từng trực tiếp dạy cụ (cụ Lý Ngũ mất đã lâu). Lúc đầu, lũ trẻ chỉ biết làm những chiếc diều nhỏ không sáo, buộc dây chỉ, bay lên được đã thích thú vô cùng. Sau, tập vót cật, khoét lỗ, chỉnh âm và làm được những con diều to hơn, bay cao hơn....và niềm đam mê với cánh diều sáo cứ lớn lên từng ngày.

Nhớ lại tuổi thơ, đôi mắt người nghệ nhân già chất chứa bao hoài niệm. Cụ kể rằng, ngày ấy kiếm tờ giấy lành lặn làm diều cũng khó chứ nói gì có tiền mua sẵn. Diều quý như của cải của trẻ con. Để bảo quản tránh bị ướt, trẻ con thường giấu trứng gà, rồi lấy lòng trắng trứng phết lên bề mặt ngoài của diều, tạo thành một lớp bảo vệ. Còn làm sáo, phải dùng sơn ta để gắn. Cụ Quyền bị dị ứng sơn, nhiều lần ngứa ngáy khắp người vì làm sáo nhưng quá thích thú nên chẳng bỏ cuộc. Cụ đã dùng nhựa sung gắn sáo thay cho sơn ta. Diều sáo quý là vậy nhưng không mấy khi bán hay “quy ra tiền” mà chỉ có tặng nhau hoặc cùng nhau chơi.

Chưa lúc nào “chán” thú chơi diều

Tuổi thơ chăn trâu, cắt cỏ, cụ Quyền và những người bạn có nhiều thời gian để chơi diều. Tuy nhiên, khi lớn lên, cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền khiến nhiều người không có thời gian chơi diều hoặc không còn giữ được thú chơi diều.

Nghệ nhân già miệt mài gìn giữ thú chơi diều sáo

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền cùng các bạn trẻ chuẩn bị cho diều sáo cất cánh

Tuy nhiên, với cụ Quyền thì ngược lại. Ban ngày, cụ vẫn làm cả trăm việc đồng áng nhưng cứ chiều đến, cho dù mệt đến mấy cụ cùng dành chút thời gian đi thả diều cùng lứa trẻ. Tiếng diều sáo lúc “ro ro”, lúc “đu đu” cứ vang lên đều đặn trên cánh đồng làng Đàn Viên mỗi chiều hè.

Và, để làm được một chiếc diều sáo không phải trong chốc lát mà có khi cần đến chục ngày. Theo nghệ nhân Quyền, đầu tiên phải làm được phần xương chắc chắn, cân đối. Mà làm được xương thì phải biết chọn tre. Tre phải là tre già, sơ tre phải đỏ, mấu tre phải đều, phơi tre không ngót, không nứt...cánh diều làm bằng giấy dó còn nay làm bằng vải may, trang trí hoa văn. Tỉ mỉ nhiều công đoạn ra được con diều sáo nhưng thả diều cũng cần trình độ, không phải ai thả cũng lên được.

Cụ Quyền kể, những lần thi thả diều, chúng tôi đều làm lễ cầu phong (cầu gió), có gió thì diều mới lên được. Muốn diều bay cao, phải có người chạy mồi. Khi diều “cất cánh”, người thả nới dây từ từ mà không được nới vội vàng, gió to quá là phải thu diều lại. Thả diều sáo đêm rất thú vị, nghe tiếng sáo du dương trong màn đêm tĩnh lặng như giúp người thả lạc trong chốn Bồng Lai tiên cảnh.

Tuy “mất ngày mất buổi” mà chẳng ra tiền nhưng trong gia đình cụ chẳng ai phàn nàn mà luôn ủng hộ ông chơi diều. Thấy chúng tôi trò chuyện về diều, vợ cụ mới thêm lời: “Ai cũng có sở thích của riêng mình, người thích cái này người thích cái kia. Bản thân tôi là phụ nữ nhưng cũng rất thích ngắm diều nghe sáo. Mỗi lần ông ấy làm diều, trẻ con trong xóm cứ tíu tít tụ tập, học ông làm diều, thêm vui cửa vui nhà”.

Thú chơi diều sáo làm cụ Quyền thêm yêu quê hương – đất nước tha thiết. Cụ lý giải rằng, khi diều gặp gió tung cánh lên trời sẽ tạo ra sự giao hòa giữa trời đất, con người với nhau. Khi ta tung cánh diều lên là ta cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, tiếng sáo làm cho con người ta cảm thấy cuộc sống thanh bình, êm ả. Dẫu, đi đâu chăng nữa sẽ luôn nhớ về hình ảnh quê hương gắn liền với cánh diều, tiếng sáo.

“Thổi gió” cho cánh diều sáo lên cao

Mấy chục năm chơi diều sáo, cụ Quyền từng chứng kiến thú chơi dân gian này đã từng bị mai một. Thậm chí, đến bản thân cụ, tuy rất yêu cánh diều nhưng trước kia, cụ cũng chỉ nghĩ diều sáo là trò chơi giải trí của trẻ con. Đến năm 2007, cụ bất ngờ được Bảo tàng Dân tộc học mới tham gia Chương trình bảo tồn di sản trò chơi dân gian.

Nghệ nhân già miệt mài gìn giữ thú chơi diều sáo
Ngoài làm diều sáo, nghệ nhân Quyền còn làm đèn kéo quân rất đẹp

Tham gia chương trình, cụ được tiếp xúc với những nhà bảo tồn văn hóa dân gian. Cụ biết được rằng, đằng sau thú chơi là những câu chuyện văn hóa, bản sắc dân tộc, giá trị di sản và có ý nghĩa giáo dục. Từ đó, cụ rất mong muốn diều sáo nói riêng và các trò chơi dân gian nói chung được sống trở lại.

Các năm sau, cụ Quyền trở thành “người quen” trong các chương trình bảo tồn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Thanh Oai...

Năm 2013, cụ vận động những người yêu diều sáo trong xã Cao Viên thành lập Câu lạc bộ Diều sáo, rồi sau đó thành lập tiếp Câu lạc bộ Diều sáo huyện Thanh Oai, quy tụ được hơn 20 người yêu diều sáo trong địa bàn huyện. Cụ làm chủ nhiệm CLB Diều sáo huyện 3 năm, sau đó xin rút về làm cố vấn. CLB Diều sáo Cao Viên từng làm một con diều sáo dài tới 8 mét, thả bằng cáp tời và phải đóng 3 cọc tre cố định. Tuy nhiên, con diều quá lớn và chỉ được thả một lần.

Chúng tôi theo cụ Quyền ra cánh đồng Soi của làng Đàn Viên, hàng chục con diều sáo đủ màu sắc đang bay lượn trên bầu trời. Thích thú nhất là tiếng sáo trong trẻo, thanh khiết và có hàng trăm con mắt trẻ thơ đang dõi theo cánh diều phía dưới.

Một nhóm trẻ đang thả diều tíu tít chạy về phía cụ, hỏi về tiếng sao êm chưa, độ cao hợp lý hay không cụ?. Thấy cụ hướng dẫn các bạn trẻ và cách nói chuyện của cụ, tôi không hề thấy khoảng cách tuổi tác, thế hệ. Điểm chung giữa họ là thú đam mê chơi diều sáo đến vô tận.

Tính đến nay, cụ Quyền đã dạy cho khoảng trên 100 bạn trẻ trong và ngoài làng kỹ thuật làm diều, sáo. Ngoài làm diều, cụ Quyền còn làm đèn kéo quân. Đèn kéo quân của cụ có thể thắp một ngọn nến vẫn chạy. Cụ cũng là người khôi phục đèn lồng theo mô tả trong cuốn Kỹ nghệ người An Nam, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội 10 chiếc. Hàng năm, cứ đến Rằm Trung thu, cụ lại làm một chiếc đèn kéo quân và đèn ông sao cỡ lớn để tặng cho thiếu nhi trong làng.

Anh Nguyễn Văn Thắng, 28 tuổi là một trong những học trò của cụ Quyền cho biết: "Tôi đi làm từ sáng đến chiều muộn mới về nhưng luôn dành thời gian chơi diều sáo, bởi vì đó là đam mê của hầu hết lớp trẻ ở Đàn Viên. Cụ Quyền dạy tôi làm diều từ lúc còn bé tí, đến nay tôi có thể làm được nhiều chiếc diều kích cỡ khác nhau, tự khoét sáo, may cánh diều bằng vải....Chơi diều giúp tôi thư giãn mỗi ngày và cảm thấy yêu hơn các trò chơi dân gian không chỉ riêng diều sáo".

Anh Nguyễn Đình Long, Chủ nhiệm CLB Diều sáo Thanh Oai cho biết: "Phong trào chơi diều sáo ở huyện Thanh Oai được khuấy động trở lại và hoạt động có tổ chức từ khi Câu lạc bộ được thành lập. Chúng tôi duy trì sinh hoạt 1 tháng/lần. Ngoài giao lưu về kỹ thuật làm, thả diều, tổ chức - tham gia hội thi, chúng tôi còn thường mở các lớp dạy miễn phí cho thanh thiếu niên có đam mê diều sáo. Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền chính là “cánh diều” đầu đàn đã kéo phong trào chơi diều sáo của Thanh Oai càng ngày càng bay cao, bay xa".

Cụ Nguyễn Văn Quyền được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2019 lĩnh vực Tri thức dân gian. Cụ đã tổ chức trên 10 lần triển lãm Diều sáo, Đèn kéo quân ở Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam... 3 lần tham gia giao lưu diều sáo đồng bằng Bắc Bộ. Đoạt giải Diều sáo vượt Câu liêm tại Công viên Yên Sở năm 2015...

Trường Sang- Tiến Công

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, chung sức xây dựng quê hương

Người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, chung sức xây dựng quê hương

Thời gian qua, Hội NCT tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo đời sống vật chất, tinh thần NCT. Qua đó, tạo điều kiện để NCT được sống vui, sống khỏe, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Bài học lớn từ túi quà nhỏ

Bài học lớn từ túi quà nhỏ

Sau buổi làm việc về nhà, vừa tới trước cửa nhà, Dũng nhìn thấy bố đang ngồi đợi ngoài cửa. “Bố từ quê lên, sao không gọi điện cho con ra đón”. Ông Kiên tay dụi mẩu thuốc lá rồi đứng dậy hỏi: “Cơ quan con phát quà Tết sớm vậy hả con?”.
Cựu chiến binh TP Huế tích cực tham gia bảo vệ môi trường

Cựu chiến binh TP Huế tích cực tham gia bảo vệ môi trường

Từ phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu” do Trung ương Hội phát động, hội viên Hội CCB TP Huế luôn tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Chủ tịch Hội NCT tích cực xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch Hội NCT tích cực xây dựng nông thôn mới

Ông Bùi Văn Phụng, Chủ tịch Hội NCT xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long luôn năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ những đóng góp hiệu quả, ông được UBND, MTTQ tỉnh tặng Bằng khen; UBND huyện, xã nhiều lần khen thưởng. Tới đây, ông vinh dự được tham dự Hội nghị biểu dương NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 2019 - 2024 và được Trung ương Hội NCT Việt Nam khen thưởng.
Chủ tịch Hội NCT xã tâm huyết, hết lòng với công việc

Chủ tịch Hội NCT xã tâm huyết, hết lòng với công việc

Trên cương vị là Chủ tịch Hội NCT xã Mỹ Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, ông Nguyễn Văn Bé luôn là tấm gương sáng về lòng nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh. Nhiều năm liền Hội NCT luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tin khác

Người cao tuổi khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội

Người cao tuổi khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
Những năm qua, cán bộ, hội viên, NCT trên địa bàn TP Hải Phòng không ngừng phát huy bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm sống, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Người cao tuổi góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh

Người cao tuổi góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh
Hội NCT TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm Ngày Thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025) và Tổng kết phong trào thi “Tuổi cao - Gương sáng”, giai đoạn 2020 - 2025.

Người cao tuổi nêu gương sáng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh

Người cao tuổi nêu gương sáng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh
Phát huy uy tín, kinh nghiệm, trí tuệ của lớp người “cây cao bóng cả”, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền là một nội dung quan trọng trong phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” do Hội NCT phát động. Thời gian qua, Hội NCT các xã, thị trấn trong huyện Đan Phượng đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, hội viên không ngừng học tập, nâng cao nhận thức và gương mẫu thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản dự thảo luật, văn kiện Đại hội Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Quan tâm chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi

Quan tâm chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi
Xã Sơn Bình có 2.254 hộ dân, với 11.713 khẩu; Hội NCT xã có 1201 hội viên, 7 chi hội và 60 tổ hội. Trong quá trình hoạt động, phong trào NCT được phát triển vững mạnh, thể hiện tinh thần thi đua “Tuổi cao – Gương sáng” có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh, bảo vệ môi trường tại địa phương, và luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm

Người cao tuổi tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường

Người cao tuổi tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường
Thời gian qua, Hội NCT phường Hiệp Thành đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, vận động gần 2.000 hội viên tích cực tham gia, nêu gương sáng trong công tác bảo vệ môi trường.

Người cao tuổi tích cực xây dựng bản làng đổi mới

Người cao tuổi tích cực xây dựng bản làng đổi mới
Về thăm các xã, bản làng vùng cao của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hôm nay, những con đường bê tông, trải nhựa phẳng phiu, sạch đẹp, những ngôi nhà cao tầng nối tiếp nhau dọc hai bên đường liên xã, liên huyện đã và đang hình thành một khu thị đô thị tương lai, những công trình phúc lợi khang trang, đủ tiện nghi đang mọc lên... Qua đó, tạo thuận lợi cho bà con nhân dân giao thương hàng hóa, góp phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội ở nơi vùng quê giàu truyền thống cách mạng này.

Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp làm mọi việc đều vì dân

Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp làm mọi việc đều vì dân
Năng động, tâm huyết, trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ, gương mẫu đi đầu trong công việc và bền bỉ vận động quần chúng nhân dân là “bí quyết” giúp ông Lê Hữu Thinh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp 3, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đưa ấp, xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Ông Chủ tịch Hội NCT học tập và làm theo gương Bác

Ông Chủ tịch Hội NCT học tập và làm theo gương Bác
Ông Hoàng Văn Dụng, Chủ tịch Hội NCT xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác Hội. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của xã, đặc biệt là thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh ở địa phương, được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và nhân dân tin tưởng, làm theo.

Phát huy vai trò NCT tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở

Phát huy vai trò NCT tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ở cơ sở
Thời gian qua, Hội NCT huyện Lạc Sơn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động dân chủ ở cơ sở, đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc. Những kết quả trong phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của NCT trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Kiên cường và chung thủy với người đã khuất

Kiên cường và chung thủy với người đã khuất
Cụ Bùi Thị Toàn, sinh năm 1942, sống ở một làng quê ven sông Đà thơ mộng, thuộc xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Thuở nhỏ, cụ được học văn hóa, rồi được cử đi học sư phạm sơ cấp, về làng dạy học lớp mầm non. Do có nhiều thành tích trong công tác, cụ được kết nạp Đảng năm 24 tuổi.

Với công tác người cao tuổi, không được xuề xòa, cẩu thả!

Với công tác người cao tuổi, không được xuề xòa, cẩu thả!
Tiền nhân đã khuyên: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, quả đâu có sai! Là thành phần trong nhóm “tam trụ” (1 chi hội trưởng, 2 chi hội phó) của Chi hội NCT khu dân cư có địa bàn rộng, với hơn 100 hội viên; trước khi bàn công việc mới, ông Chi hội trưởng vẫn thường “quán triệt” với các thành viên “tam trụ” như vậy!

Mẹ liệt sĩ 86 tuổi đời, 33 năm liên tục làm Bí thư Chi bộ?

Mẹ liệt sĩ 86 tuổi đời, 33 năm liên tục làm Bí thư Chi bộ?
Khi nhắc đến tên bà, hầu hết cán bộ và Nhân dân trong phường đều dành những lời nói tốt đẹp. Đó là bà Nguyễn Kim Mai, mẹ liệt sĩ, 33 năm liên tục làm Bí thư Chi bộ khu dân cư 5B, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Nữ Bí thư cao tuổi tận tâm, gương mẫu

Nữ Bí thư cao tuổi tận tâm, gương mẫu
Bà Hà Thị Ngái, sinh năm 1955) không chỉ hoàn thành xuất sắc trọng trách của một Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố số 1, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái mà còn luôn gương mẫu, trách nhiệm với công việc của tổ dân phố, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được cán bộ, nhân dân địa phương yêu mến, tin tưởng.

Chủ tịch Hội NCT, Bí thư Chi bộ chung sức xây dựng nông thôn mới

Chủ tịch Hội NCT, Bí thư Chi bộ chung sức xây dựng nông thôn mới
Ông Nguyễn Minh Quan (sinh năm 1960), Bí thư Chi bộ ấp Bình Quới, Chủ tịch Hội NCT xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang luôn là tấm gương sáng tâm huyết, trách nhiệm, tận tụy với hoạt động Hội. Từ đó, góp phần xây dựng Hội NCT xã ngày càng vững mạnh về mọi mặt, được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao.

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc
Trên cương vị Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ông Vàng Văn Sủ được lãnh đạo, nhân dân địa phương và hội viên đánh giá là cán bộ Hội tâm huyết, hết mình vì việc chung.
Xem thêm
Phiên bản di động