Một số huyền thoại về cọp ở Nam bộ xưa

Từ buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ, cư dân nơi đây không chỉ đối mặt với rừng rậm hoang vu mà còn đối mặt với thú dữ. Đánh cọp, đuổi sấu,... diễn ra thường xuyên nơi miền đất mới này, nó để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm thức của người dân nơi đây...

Sau hơn 300 năm được khẩn hoang, vùng đất Nam Bộ đã tồn lưu nhiều chuyện kì bí thời mở cõi, đặc biệt là những truyền lưu về huyền thoại cọp. Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tác giả xin kể lại một vài giai thoại về cọp ở Nam Bộ xưa.

Diệt cọp dữ trấn chiếm đất cù lao

Thuở tiền nhân mới “Vai mang chiếc nóp rách, Tay xách cỗ quai chèo” đến đây chọn bến cắm sào, người lưu dân không khỏi ngỡ ngàng: “Con chim kêu phải sợ, con cá quẫy phải kinh”.

Vùng đất Nam Bộ trong buổi đầu khẩn hoang là vùng đất âm u nhiều chướng khí. Thuở ấy đất rừng mênh mông chưa người khai phá nên cọp beo, rắn rết, chim muông, ong mật... đi lại “nghênh ngang”, dưới sông thì rùa, cá sấu nổi đầu lên như bè củi.

Nói về mãnh thú đặc trưng ở Nam Bộ xưa, cá sấu và cọp là hai loài khi nhắc đến không ai không lạnh mình, mọc óc bởi chuyện “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, “xuống sông hốt trứng cá sấu, lên bờ xỉa răng cọp”. Người dân chỉ cần một chút bất cẩn, nhất định sẽ không tránh khỏi cảnh bị “hùm tha, sấu bắt” là để ám chỉ sự nguy hiểm của hai loài này. Chỉ “chim trời cá nước” thôi mà đã như thế, thì cái chuyện “chèo ghe sợ sấu táp chân, xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma” ắt hãi hùng lắm!

Bức bình phong có hình Ông Hổ ở đình Xà Phiên (Long Mỹ- Hậu Giang).
Bức bình phong có hình Ông Hổ ở đình Xà Phiên (Long Mỹ- Hậu Giang).

Dân Nam Bộ gọi hổ là “hùm”, “ông hùm”, hay “ông ba mươi”. Thậm chí có nơi còn lập miếu, tôn “ông hùm” làm hương cả. Ngày trước, cọp nhiều và dữ đến độ ai nghe đến cũng run.

Lúc bấy giờ, các vùng dân cư còn thưa thớt, địa bàn rừng núi hầu hết đều do cọp chiếm giữ. Rừng nào cọp nấy, mỗi con cọp có một địa bàn hoạt động nhất định mà những con khác không được xâm phạm. Chính vì thế mà cọp là loài thú rất quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống của mình dù có phải chạm trán với con người.

Thư Ngọc Hầu tên tục là Nguyễn Văn Thư, con cụ Nguyễn Văn Núi và cụ Lê Thị Nhạc, từ mảnh đất Bình Định xa xôi lưu lạc vào định cư tại một cù lao trên đất cù lao Giêng (huyện Kiến Phong, Định Tường, nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Cũng như hầu hết các lưu dân khác, gia đình ông Thư Ngọc Hầu ngoài việc khai hoang khẩn đất, làm ruộng, trồng rẫy, bắt cá tôm, còn săn bắn để có thêm thức ăn. Đất cù lao này ngoài sấu, trâu rừng, mèo rừng, còn có cọp.

Trong một lần đi săn, người anh cả của Thư Ngọc Hầu đã bị cọp vồ. Cả nhà cùng lối xóm bủa ra lùng sục khắp các xó xỉnh rừng rậm mấy ngày liền vẫn không tìm thấy xác. Là những người mang nghiệp võ, nên cả gia đình Nguyễn Văn Thư bàn nhau đi săn cọp, trước trả mối thù cho anh trai, sau trừ hậu họa cho bà con chòm xóm.

Một hôm, anh em ông Thư rủ nhau kéo xuống Rạch Ngang (nay là Kinh Ngang) chận đăng chờ nước ròng bắt cá. Khi nước ròng sát đáy, cá bự kẹt trong đăng rất nhiều, họ chưa kịp xuống bắt, đã bị một con cọp phỗng tay trên. Càng thêm tức tối, anh em ông Thư chận đăng lần nữa, rình giết cọp. Đáng tiếc là đến tối, nước ròng, cá không dính đăng nên cọp chẳng thèm xuống bắt.

Cho rằng bị “lộ”, vì cọp đánh hơi người tại đây, nên anh em ông Thư bèn dời đăng xuống rạch Cái Dứa cách đó khá xa. Sau khi chận đăng, ông Thư bảo người em út xuống rạch núp trong một lùm cỏ dưới gió, chờ nước ròng, thấy cọp xuất hiện thì gây tiếng động như cá mắc cạn nhử nó lội xuống để ông và người em kế ra tay giết cọp. Quả nhiên cọp trúng kế, bị anh em ông Thư giết chết một cách khá dễ dàng.

Một hôm, sau khi theo dõi dấu chân cọp, chọn được địa điểm thuận lợi, cả nhà cùng nhau bày thế trận. Cụ Núi giỏi võ nên nhận phần xuống lung bắt cá, làm mồi nhử cọp; ba người con trai đứng ba phía thủ sẵn binh khí và cụ Nhạc do có tài bắn cung bách phát bách trúng nên nấp vào một bụi tre rừng gần đó để đảm nhận phần việc chuyên môn, tạo thành thế tứ trụ hỗ tương.

Trời chiều không gió, mấy ngọn cờ lau vươn cao nhưng cũng không lay động. Mắt mọi người đều đăm đăm phóng tầm nhìn từ những bụi rậm đằng xa. Bốn bề yên lặng như tờ.

Nhưng.... Kìa! Mấy ngọn lau đột nhiên từ từ ngã xuống. Tiếng gãy giòn của mấy cây lau khô càng lúc càng gần, rồi yên lặng - một thứ yên lặng dễ hiểu của những người thợ săn. Cọp đang quan sát và lấy thế để bất giác phóng tới, vồ lấy con mồi. Khi cọp vừa phóng mình lao tới con mồi thì bị ngay một mũi tên tẩm thuốc độc cắm thẳng vào họng. Cọp lồng lộn, giãy đạp làm rạp bằng cả đám nghể bờ lung.

Mọi người vẫn án thủ bất động. Giữa lung, trực tiếp chứng kiến con cọp đang giãy chết. Chờ một lát, không thấy có cọp khác tiếp cứu, cụ Núi ra hiệu cho mọi người rời khỏi vị trí, khiêng cọp về. Giết được cọp dữ, cả nhà như trút được gánh nặng. Nhưng cọp ở rừng nào chỉ một con! Từng đêm, vẫn nghe tiếng gầm rống của chúng, nên những cuộc săn bắn cọp lại được tiếp tục.

Năm 1782, Nguyễn Văn Thư cùng hai người em lên đường theo phò Chúa Nguyễn Ánh. Sách “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, phần Nhân vật tỉnh Định Tường ghi: “Nguyễn Văn Thư người huyện Kiến Phong, khẳng khái có khí tiết, bắt đầu chiêu mộ binh mã, theo Tôn Thất Hội đi đánh giặc, trải làm đến Hậu quân Phó tướng, Khâm sai Chưởng cơ, theo đi đánh Thị Nại, bị đại bác của giặc bắn chết, tặng Chưởng dinh, liệt thờ ở miếu Trung hưng công thần”.

Sách “Đại Nam liệt truyện” (trang 2, quyển 17) chép: “Nguyễn Văn Thư người huyện Kiến Phong, trấn Định Tường. Năm Đinh Mùi ra đầu quân, chiêu mộ nghĩa dũng, theo Tiền quân Tôn Thất Hội đi đánh giặc; năm Kỉ Dậu cho chức Tổng nhung Cai cơ giữ đạo Kiên đồn, rồi thăng Chánh trưởng chi Chi tiền hậu quân, đem quân đóng ở Sao Châu phòng giữ phủ Ba Thắc.

Năm Canh Tuất, thăng Phó tướng hậu quân, rồi chuyển làm Phó tướng tiền quân Khâm sai Tổng nhung cai cơ, coi thu thuế nhà nước ở hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc; bị tội phải giáng cai đội. Mùa hạ năm Giáp Dần đánh giặc ở cửa biển Thị Nại, bị đạn bắn chết, được thờ ở đền Tinh trung trấn Khánh Hòa, sau được truy phục Phó tướng, gia tăng Chưởng doanh, được thờ ở đền Hiển trung và miếu Trung hưng công thần”.

Sau khi lên ngôi, vua Gia Long truy tặng các tướng sĩ có công dựng nghiệp, Nguyễn Văn Thư được sắc truy tặng “Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khâm sai Chưởng doanh Thư Ngọc Hầu”.

Phủ thờ Nguyễn tộc tọa lạc trên diện tích 3.000m2, tại ấp Bình Quới, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, còn gọi “Dinh Ba quan Thượng đẳng”, thờ ba anh em Nguyễn Văn Thư, Nguyễn Văn Kinh và Nguyễn Văn Diện, đều chết trận ở Thị Nại vào năm 1801.

Ông Hổ trong tín ngưỡng dân gian

Vùng đất Nam Bộ xưa nổi tiếng là miệt “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”. Từ những bước chân đầu tiên trên vùng đất mới, người ta đã sớm nhận ra đây là vùng đất của những loài thú dữ.

Trong cuộc chiến đấu để sinh tồn, lưu dân phải “phá sơn lâm, đâm hà bá” mới có được cuộc sống yên bình. Dù phải luôn đấu tranh chống lại loài cọp nhưng lưu dân vẫn tôn sùng “ông Ba Mươi”. Khắp cả vùng Nam Bộ, đâu đâu cũng nghe những huyền thoại về loài cọp. Vì thế, trong các ngôi đình thần luôn có một vị trí trang trọng dành cho “ông hổ”.

“Ông Hổ” trong tín ngưỡng của người dân là loài vật có linh tính, tình cảm, hiểu được lẽ phải, bảo vệ người ngay, trừng trị kẻ gian. Ngoài ra, “Ông Hổ” cũng là một vị thần giúp người dân chống lại những thế lực tiêu cực từ cuộc sống. “Bất kì ngôi đình nào cũng có nơi thờ cúng “Ông Hổ”. Vì cọp được xem là chúa sơn lâm, chúa của muôn loài nơi núi rừng nên được người dân phong thần. Người dân Nam Bộ xưa đặt miếu “Ông Hổ” trong khuôn viên đình để cầu mong cho làng xóm bình yên, mùa màng tươi tốt.

An Giang với miền Thất Sơn hùng vĩ vốn được xem là giang sơn một thời của loài cọp. Vì thế, những câu chuyện về cọp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cái vẻ huyền bí, linh thiêng của vùng đất này. Điển hình là huyền thoại về ông Tăng Chủ, đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, nhiều lần đánh cọp, giúp dân. Có lần ông đã giúp một con cọp trắng bị hóc xương khỏi bệnh. Cọp nhớ ơn nên đã mang heo rừng về dâng để tỏ lòng kính trọng. Ông đã khuyên bạch hổ theo đường tu hành. Về sau cọp chết, người dân lập miếu thờ gần chùa Trại Ruộng (xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên).

Tương truyền, vùng Bảy Núi từng là nơi định cư của loài cọp trắng, nên núi gọi là Bạch Hổ, một tên gọi khác của núi Cấm. Theo huyền thoại dân gian, cọp trắng trên núi Cấm là cọp tu, không làm hại dân lành. Ngược lại, cọp trên núi Bà Đội Om là cọp vằn rất hung tợn, thường hay nhiễu hại dân sinh.

Ngày nay, trên núi Cấm vẫn còn dấu vết hang Ông Hổ ở khu vực vồ Thiên Tuế. Nơi đây, có nhiều người đến cúng bái quanh năm.

Không chỉ là “chúa rừng xanh”, cọp còn được xem là loài vật có nghĩa, có tình khi sống chan hòa với con người. Dân gian truyền tụng, xưa kia ở cù lao Ông Hổ có hai vợ chồng làm nghề chài lưới trên sông Hậu. Một hôm thấy một chú cọp con sắp chết đuối, họ mang về nuôi, chăm sóc như con. Sau khi hai vợ chồng chết, cọp bỏ vào rừng sinh sống. Mỗi năm ngày giỗ, cọp lại mang về một con heo rừng tế lễ cha mẹ nuôi.

Ngày nay, ở Nam Bộ, cọp chỉ còn tồn tại trong những câu chuyện kể nhưng chúng vẫn in đậm trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian. Huyền thoại về loài cọp phản ánh phần nào thời kì gian lao vất vả của tiền nhân trong mấy trăm năm định làng lập ấp.

Hiện mỗi đình làng ở Nam Bộ đều có tấm bình phong. Theo quan niệm phong thủy là để che chắn những gì không hay, tạo sự kín đáo cho công trình phía trong. Ở đây, tấm bình phong được gọi là bia Ông Hổ. Khi những người dân đầu tiên tới vùng đất Nam Bộ khai phá lập làng, ngoài việc khai phá những cánh đồng hoang, đầm lầy, rừng rậm bạt ngàn; họ còn phải chống lại thú dữ, mà cọp là mối đe dọa thường xuyên. Chính thực tế lịch sử ấy đã tạo ra trong họ tâm lí vừa sợ hổ, vừa chinh phục hổ, đó là nguyên cớ của việc thờ cúng Ông Hổ trong đình làng. Vì thế trên bình phong hướng từ cổng vào có vẽ hay đắp nổi hình hổ để canh giữ bảo vệ đình miếu. Hoặc cảnh rồng cọp vờn nhau tượng trưng cho âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa... Dọc hai bên bình phong thường có câu đối: Hổ cứ sơn lâm phù xã tắc/Long du nguyệt điện tráng sơn hà (Cọp chiếm núi rừng giữ đất nước/ Rồng dạo cung trăng giúp non sông). Cũng có đình đắp hình cá vượt vũ môn hay hình long mã chở cuốn thư nhằm đề cao sự học.

Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức kèm theo bát nước chè xanh như bày tỏ lòng thành hiếu khách, tạo thành một nét truyền thống từ bao đời nay.
Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024

Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024

Sáng 24/4, BĐD Hội NCT TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024. Tham dự Hội nghị có các Trưởng và Phó BĐD Hội NCT quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Hà Nội rà soát xe khách trước khi xuất bến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội rà soát xe khách trước khi xuất bến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại cho người dân dịp nghỉ lễ, Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tăng cường tối đa lực lượng kiểm tra tại các bến xe và các điểm nóng giao thông Thủ đô.
Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can

Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can

Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái khiến 10 người thương vong, cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (SN 1980; trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động".
Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước.

Tin khác

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài
Ngày 23/4, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) giải cứu thành công bé gái 13 tuổi bị lừa bán ra nước ngoài.

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu
Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.

Long An tiếp tục nỗ lực xúc tiến đầu tư từ Hàn Quốc

Long An tiếp tục nỗ lực xúc tiến đầu tư từ Hàn Quốc
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Long An tiếp tục nỗ lực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hiện thực hóa quan hệ hợp tác với các đối tác Hàn Quốc sau khi hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa
Sáng 23/4, TAND TP.Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Thời gian còn lại

Thời gian còn lại
Có ai đó từng nói: “Tuổi tác chỉ là một con số”, câu nói này không hẳn là sai, bởi ở một góc độ nào đó ta có thể trì hoãn được tác động của thời gian nhưng cuối cùng ai rồi cũng già đi, vậy nên hãy yêu bản thân nhiều hơn, sống thoải mái hơn.

Thả gà ra đuổi!

Thả gà ra đuổi!
Theo Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động (NLĐ).

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo
Ngày 22/4, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.

Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái
Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, vào lúc 13h30 ngày 22/4, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.

​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn
Sáng 22/4, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử trực tuyến đối với bị cáo Phạm Xuân Trường (35 tuổi, trú xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) về tội giết người theo điều 123 Bộ luật Hình sự.

Bị hàng xóm xây tường bịt kín lối vào nhà, vợ chồng U80 kêu cứu

Bị hàng xóm xây tường bịt kín lối vào nhà, vợ chồng U80 kêu cứu
Những ngày qua, vợ chồng ông Nguyễn Sỹ Quế (80 tuổi), ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh hóa mất ăn mất ngủ, khủng hoảng tinh thần, do bị hàng xóm xây tường bịt kín lối ra vào nhà.

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định, lệnh khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà.

Lòng tin vào pháp đình

Lòng tin vào pháp đình
Khi cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí ngày càng mạnh mẽ, mang lại nhiều kết quả thì cũng là lúc “cỗ máy” pháp đình cần tăng cao tần suất và hiệu quả hoạt động.

Giải pháp cho dòng Tô trở lại xanh trong

Giải pháp cho dòng Tô trở lại xanh trong
Từ gần 30 năm nay, sông Tô Lịch của TP Hà Nội đã thực sự trở thành dòng kênh vận chuyển nước thải với đặc trưng màu đen và mùi xú uế gây ô nhiễm môi trường sống của cư dân hai bên sông.

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp
Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai; thông tin về thị trường lao động và các chương trình du học nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến Đặc công Gia Định 4: Họp mặt nhân kỷ niệm 49 năm ngày Thống nhất đất nước

Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến Đặc công Gia Định 4: Họp mặt nhân kỷ niệm 49 năm ngày Thống nhất đất nước
Trong không khí cả nước chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 49 năm ngày Thống nhất đất nước, ngày 21/4/2024, tại chiến khu Đ, Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến (TTKC) Đặc công Gia Định 4, tổ chức gặp gỡ, giao lưu với đồng đội.
Xem thêm
Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024

Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024

Sáng 24/4, BĐD Hội NCT TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024. Tham dự Hội nghị có các Trưởng và Phó BĐD Hội NCT quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can

Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can

Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái khiến 10 người thương vong, cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (SN 1980) về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động".
Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước.
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Phiên bản di động