Mấy cảm nhận về Hiệp định Giơ-ne-vơ và hội nghị quân sự trung giã năm 1954

Ngày 25/4/2024, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Một mốc son lịch sử của ngoại giao Việt Nam

Ngày 25/4/2024, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024). Thời gian đã lùi xa, nhưng kết quả và ý nghĩa của Hiệp định còn được lưu giữ mãi. Những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia đàm phán và kí kết Hiệp định ngày ấy còn lại rất ít. Bộ Ngoại giao đã mời được một số người thân của các thành viên Đoàn đàm phán dự lễ kỉ niệm, như con các bác Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu,… Thông qua lễ kỉ niệm và các tài liệu liên quan, có thể thấy Hiệp định Giơ-ne-vơ là thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau thắng lợi quân sự của Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hiệp định nhằm chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp cùng chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Nhìn lại quá trình từ Hiệp ước sơ bộ ngày 6/3/1946 đến Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954, và sau này ta đàm phán để có Hiệp định Pa-ri ngày 27/1/1973; Hiệp định Giơ-ne-vơ là một nấc thang quan trọng trong tiến trình đi tới độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn của đất nước, là sự thử thách bản lĩnh của nền ngoại giao non trẻ, một thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam.

Trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ thành công ngày 22/7/1954, Bác Hồ đánh giá: “Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kết thúc, Ngoại giao ta đã thắng lợi to… ta đã thu được thắng lợi to lớn: Chính phủ Pháp đã thừa nhận chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp sẽ rút khỏi nước ta…”.

Mấy cảm nhận về Hiệp định Giơ-ne-vơ và hội nghị quân sự trung giã năm 1954
Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ảnh tư liệu

Ngày 25/7/1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Lời kêu gọi có đoạn: “Đạt được Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi vĩ đại của Nhân dân và Quân đội ta,... cũng là thắng lợi của Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, của Nhân dân các nước bạn, của Nhân dân Pháp,… là thất bại của chủ nghĩa thực dân xâm lược,… thất bại của đế quốc Mỹ”.

Tuy sau này cũng có một số ý kiến cho rằng Hiệp định không phản ánh đầy đủ những thắng lợi của Việt Nam trên chiến trường, không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do Đoàn đại biểu Việt Nam đưa ra về các vấn đề như giới tuyến: Ta đề nghị lấy vĩ tuyến 13 làm giới tuyến nhưng kết cục là vĩ tuyến 17; vấn đề thời hạn tổng tuyển cử hai miền, ta đề nghị 6 tháng, nhưng Hiệp định quy định là 2 năm (sau bị Mỹ - ngụy phá hoại, không tổ chức được). Nhưng phải xem bối cảnh và điều kiện lúc đó để hiểu thêm.

Bối cảnh Hội nghị

Cuộc kháng chiến trường kì, toàn dân, toàn diện của Quân đội và Nhân dân Việt Nam đến cuối năm 1953 đã trải qua 8 năm gian khổ, oanh liệt, giành nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, bộ đội ta ngày càng lớn mạnh, chính quyền Nhân dân được xây dựng và củng cố ở nhiều nơi. Bên cạnh chiến thắng trên các chiến trường, Đảng ta và Hồ Chủ tịch chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 26/11/1953, khi trả lời một nhà báo Thụy Điển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học từ cuộc chiến mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình, thì Nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý kiến đó” và “Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp phải thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam”. Sang đầu năm 1954, ta tiếp tục mở những chiến dịch trọng điểm và giành thắng lợi to lớn.

Đầu năm 1954, quân Pháp bị căng ra khắp nơi và thất bại ở nhiều chiến trường miền Bắc, miền Trung, Bắc Tây Nguyên. Số lượng tù binh bị bộ đội và dân quân, du kích Việt Nam bắt giữ ngày càng tăng, nhiều lính Pháp và lính Âu - Phi chủ động bỏ ngũ đi theo Việt Minh. Thực tế, quân đội Pháp và quân đội quốc gia nhờ được Mỹ hỗ trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh, tài chính mà còn giữ được các tỉnh, thành phố miền Nam, nhiều nơi hình thành thế da báo đan xen. Trên đất Pháp và trong Quốc hội, Chính phủ Pháp bị phản đối nhiều vì theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa, hao người, tốn của ở Đông Dương nên họ cũng muốn dừng lại, nhưng muốn rút lui mà không mất thể diện của nước lớn.

Cũng thời gian này, một Hội nghị ở Berlin, gồm đại diện 4 nước lớn là Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ, họp từ ngày 25/1/1954, nhằm giải quyết những vấn đề của nước Đức và châu Âu, nhưng đến ngày 18/2/1954 kết thúc mà không đạt kết quả. Tuy nhiên, các nước cũng thống nhất mở cuộc đàm phán khác tại Giơ-ne-vơ vào ngày 26/4/1954, để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Liên Xô đề xuất mời thêm Trung Quốc. Khi đó Trung Quốc chưa có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà Liên Xô đang phải đơn phương đối đầu với phương Tây nên cũng cần Trung Quốc tham gia Hội nghị để tăng thế cân bằng. Trung Quốc có ưu thế là mới tham chiến và coi là chiến thắng ở Triều Tiên cũng đang muốn tham gia hàng ngũ các cường quốc và có ghế trong Hội đồng Bảo an, lại có chung biên giới với Triều Tiên và Đông Dương nên sẵn sàng tham gia hội nghị.

Theo đề nghị của Pháp, ngày 10/3/1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ và đã cử Đoàn đàm phán do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Ngày ấy, Đoàn phải đi qua Trung Quốc, Liên Xô, nhận hỗ trợ nhiều mặt và sự tham vấn của hai nước, Đoàn sang đến Thụy Sỹ ngày 4/5/1954. Tin chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đến Hội nghị làm cho Đoàn ta tham gia với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Ngay từ phiên khai mạc ngày 8/5/1954, bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, phái đoàn ta đã đưa ra lập trường 8 điểm về một giải pháp toàn diện cả về quân sự, chính trị cho Đông Dương.

Vai trò của các nước lớn

Hội nghị Giơ-ne-vơ với sự tham dự của Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Đại diện Pathet Lào và Khơme Itsarak có mặt ở Giơ-ne-vơ nhưng không được tham dự Hội nghị.

Hiệp định Giơ-ne-vơ với các nội dung liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, đó là: Các nước kí Hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; ngừng bắn trên toàn bộ chiến trường Đông Dương; Quân đội liên hiệp Pháp rút khỏi Đông Dương; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân đội; sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956, để thống nhất nước Việt Nam. Dự Hội nghị, nhưng Mỹ không kí Hiệp định, đây là mưu đồ sâu xa mà họ đã tính trước để ngay sau đó thế chân Pháp nhảy vào xâm lược nước ta, lập nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Hội nghị Giơ-ne-vơ do các nước lớn chủ động mở ra, họ là những nước có nhiều kinh nghiệm ngoại giao đa phương và song phương trên thế giới, là những con cáo già giỏi toan tính chiến lược toàn cầu đường dài. Trong quá trình Hội nghị, họ thỏa thuận phần lớn các điều khoản của Hiệp định với lợi ích theo tính toán riêng của mỗi nước mà không cần xem xét đến phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao cách mạng non trẻ của ta tiến hành đàm phán đa phương với các cường quốc có nền ngoại giao chuyên nghiệp mà ta không được tham gia vào tất cả các phiên họp, nên không có cơ hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận kí Hiệp định Giơ-ne-vơ để sớm lập lại hòa bình, tập trung kiến thiết miền Bắc và cũng muốn tránh một cuộc đối đầu không cân sức về quân sự, kinh tế với đế quốc Mỹ khi dã tâm can thiệp của chúng vào Đông Dương ngày càng bộc lộ rõ.

Có thể nói, bối cảnh lịch sử lúc đó chưa cho phép ta giành thắng lợi cuối cùng, cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc vẫn còn tiếp diễn. Những gì chúng ta chưa đạt được trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 cũng là những bài học vô cùng quý giá cho chặng đường đàm phán ở Hội nghị Pa-ri mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến lên làm chủ bàn cờ thế sự từ thành phần, nội dung, thời gian đến hình thức đàm phán. Suốt quá trình tiến hành đàm phán trực diện với Mỹ, vai trò độc lập, tự chủ của ta thể hiện rõ mà cả thế giới phải thán phục, ngưỡng mộ. Ta kí Hiệp định Pa-ri với Mỹ và Việt Nam cộng hòa ngày 27/1/1973 ở thế thượng phong.

Về ngày kí Hiệp định

Sau 75 ngày đàm phán căng thẳng với 8 phiên họp rộng, 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, Hiệp định được kí vào lúc hơn 3 giờ sáng 21/7/1954. Nhiều tài liệu nói Hiệp định Giơ-ne-vơ kí ngày 20/7/1954 cũng không sai (hay gọi là chấp nhận được). Lí do là: Ngày 21/6/1954, trong lễ nhậm chức, Thủ tướng mới Pierre Mendes France tuyên bố với Quốc hội Pháp: Lấy ngày 20/7/1954 là ngày cuối cùng để kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nếu tới ngày đó không kí được thì ông ta sẽ từ chức, mặc cho các bên đánh nhau. Thực tế mọi yếu tố cơ bản đã xong, hai bên định kí vào tối 20/7/1954, nhưng giờ chót, đại tá Hà Văn Lâu là chuyên viên quân sự đặc biệt, trợ lí của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, người phụ trách bản tiếng Việt phát hiện trong bản tiếng Việt có sót một vài câu cần phải bổ sung, nên đến 3 giờ 45 phút sáng 21/7/1954 mới kí được. Vì thế mà phía Pháp công bố và nhiều tài liệu lấy ngày kí Hiệp định Giơ-ne-vơ là ngày 20/7/1954.

Về Hội nghị Quân sự Trung Giã

Cùng thời gian Hội nghị Giơ-ne-vơ đang diễn ra giai đoạn cuối thì ở trong nước, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội ta dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch cũng tiến hành một Hội nghị Quân sự rất quan trọng giữa đại diện Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng Tư lệnh quân đội Pháp ở Việt Nam để bàn về vấn đề bố trí lực lượng quân sự theo thỏa thuận đình chiến, bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội hai bên ở Việt Nam. Trước khi lên đường, Đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ta đàm phán với Pháp lần này trong tư thế người chiến thắng; phải vững vàng về nguyên tắc, nhưng linh hoạt về sách lược".

Đoàn đại biểu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm Trưởng đoàn. Hội nghị diễn ra trên một khu đồi thuộc thôn Xuân Sơn, xã Trung Giã, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Quân đội Pháp xây dựng một hội trường cho Hội nghị bằng khung thép mái lợp tôn, Đoàn của họ ở nhà bạt. Đoàn ta dựng nhà ở bằng tre, nứa, mái lợp lá gồi khá thoáng mát. Ngày nay ở đồi Xuân Sơn, xã Trung Giã còn lưu giữ dấu ấn khu vực tổ chức Hội nghị gồm cổng ra vào có bảng ghi thông tin về Hội nghị, tường xây bao quanh; hội trường họp và nhà ở của hai đoàn có cải tạo không còn nguyên bản, cụ thể là nhà hội trường xây gạch, nhà ở của hai đoàn đều làm bằng khung thép, mái lợp tôn xanh.

Hội nghị bắt đầu ngày 4/7/1954 và kết thúc ngày 27/7/1954 đã thỏa thuận các thủ tục và biện pháp về ngừng bắn trên toàn chiến trường, trao trả tù binh, chuyển quân tập kết,... đồng thời thống nhất việc tổ chức Ủy ban liên hiệp ở Trung ương và các địa phương. Ngày 29/7/1954, Ủy ban liên hiệp Trung ương bắt đầu làm việc. Ngày 3/8/1954, Việt Nam và Pháp kí Hiệp nghị về tổ chức Ủy ban liên hiệp Trung ương, trong đó xác định: “Ủy ban liên hiệp Trung ương là cơ quan chính để bảo đảm thi hành Hiệp định đình chiến, nó hành động song song với Ủy ban Quốc tế nhưng không phụ thuộc vào Ủy ban Quốc tế”.

Hội nghị quân sự Trung Giã diễn ra trong 24 ngày cách đây 70 năm có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Trong khi Hội nghị Giơ-ne-vơ đưa ra giải pháp toàn bộ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ðông Dương, thì Hội nghị Quân sự Trung Giã bàn cách thực hiện ngừng bắn và chính sách đối với tù binh, kiến nghị những vấn đề liên quan gửi đến Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt đã chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết để thực hiện ngừng bắn đúng ngày giờ như quy định và tạo cơ sở thuận lợi cho Ủy ban Liên hợp Trung ương hoạt động.

Cùng với cuộc đấu tranh gay go phức tạp ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về những nguyên tắc lớn cơ bản chấm dứt chiến tranh, cuộc đấu tranh giữa phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam với phái đoàn Quân đội Pháp ở Hội nghị Quân sự Trung Giã cũng diễn ra căng thẳng với những vấn đề cụ thể. Ðoàn đàm phán của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hội nghị Quân sự Trung Giã dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã hoàn thành nhiệm vụ do Hồ Chủ tịch giao, góp một trang đẹp vào lịch sử đối ngoại quân sự nói riêng và pho sử vàng vẻ vang của nền ngoại giao Việt Nam nói chung.

Nguyễn Nhân Tỏ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện để nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng,  chống tội phạm tham nhũng, kinh tế

Hoàn thiện để nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống tội phạm tham nhũng, kinh tế

Sáng ngày 30/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lí vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự...
Tiếp tục chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ Tổ quốc

Tiếp tục chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ Tổ quốc

Chiều ngày 30/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Sửa đổi nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lí,  sử dụng vốn đầu tư công

Sửa đổi nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lí, sử dụng vốn đầu tư công

Ngày 29/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo thẩm tra về dự án Luật này...
Kì họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV: Hai Bộ Trưởng giải trình và làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội

Kì họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV: Hai Bộ Trưởng giải trình và làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội

Chiều 28/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giải trình, làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”
Phát huy thành tựu đối ngoại, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước

Phát huy thành tựu đối ngoại, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước

Sáng 28/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương (1/11/1949 - 1/11/2024).

Tin khác

Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc

Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc
Tối 27/10, tại TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
Bộ Chính trị quyết định phân công Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Ngày 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Bảo đảm quyền, lợi ích của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bảo đảm quyền, lợi ích của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 24/10, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo và thảo luận ở Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT)…

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kí Quyết định số 1243/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước do Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia,  bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả
Sáng 23/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Kì họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV: Quy định loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các phương tiện điện tử cụ thể được phép kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử

Kì họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV:  Quy định loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các phương tiện điện tử cụ thể được phép kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử
Ngày 22/10, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau về Luật Dược; Luật Phòng, chống mua bán người...

Các kiến nghị của cử tri gửi đến Kì họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV được trả lời và giải quyết

Các kiến nghị của cử tri gửi đến Kì họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV được trả lời và giải quyết
Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 sáng 21/10, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết: Đến nay, 2.238 kiến nghị được giải quyết, trả lời, đạt 97,8%, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như, lao động, thương binh và xã hội; y tế; giao thông vận tải; nông nghiệp; môi trường; giáo dục...

Quyết định nhiều vấn đề quan trọng, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống Nhân dân

Quyết định nhiều vấn đề quan trọng, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm đời sống Nhân dân
Sáng 21/10, Kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội…

Việt Nam đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển xanh và bền vững

Việt Nam đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển xanh và bền vững
Phát biểu tại Phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh vào sáng ngày 21/10, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững, đồng thời tham gia vào nỗ lực chung trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển
Sáng 21/10, phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tạp chí Ngày mới Online (Người cao tuổi) trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới bạn đọc, cử tri và NCT cả nước.

Ngày hội Văn hóa, thể thao NCT “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô” năm 2024

Ngày hội Văn hóa, thể thao NCT “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô” năm 2024
Sáng 19/10, tại khu vực phố đi bộ Trần Nhân Tông, TP Hà Nội đã diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao NCT "Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô" năm 2024.

Giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước

Giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước
“Với thế và lực tích luỹ được sau 40 năm đổi mới đất nước, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước là công việc hệ trọng, to lớn và có nhiều khó khăn, thách thức; nhiệm vụ này chỉ có thể thành công khi quy tụ được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.” - đó là lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kì 2024 – 2029, diễn ra sáng 17/10, tại Hà Nội.

Ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X

Ông Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X
Sáng 18/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đã diễn ra phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kì 2024 - 2029.

Hội thảo về “Xây dựng mô hình chăm sóc người cao tuổi”

Hội thảo về “Xây dựng mô hình chăm sóc người cao tuổi”
Ngày 18/10, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Trung ương Hội NCT Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình chăm sóc NCT”. Dự và chủ trì hội thảo có ông Nguyễn Xuân Lập, Trưởng ban Chăm sóc NCT, Hội NCT Việt Nam; lãnh đạo Ban Đại diện Hội NCT TP Hồ Chí Minh. Về phía địa phương có bà Nguyễn Thị Phúc, Chủ tịch Hội NCT Bình Thuận, đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành liên quan, gần 100 cán bộ chủ chốt Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở tại tỉnh Bình Thuận.
Xem thêm
Bảo đảm quyền lợi của người dân và phát triển bền vững đất nước

Bảo đảm quyền lợi của người dân và phát triển bền vững đất nước

Sáng 16/10, Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng Luật Dân số. Tham dự Hội thảo có đại diện Cục Dân số (Bộ Y tế); lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội... TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo.
Chăm sóc người cao tuổi thích ứng già hóa dân số

Chăm sóc người cao tuổi thích ứng già hóa dân số

Trong 2 ngày 4-5/10/2024, Hội Lão khoa Việt Nam và Bệnh viện Lão khoa Trung ương tổ chức Hội nghị Lão khoa Quốc gia lần thứ V. Một trong những nội dung được các chuyên gia tập trung thảo luận lần này là vấn đề phát triển nhân lực chuyên ngành lão khoa Việ
Chăm lo cho NCT để xây dựng một quốc gia cường thịnh, khỏe mạnh

Chăm lo cho NCT để xây dựng một quốc gia cường thịnh, khỏe mạnh

Thời gian qua, nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực hỗ trợ tiền, hiện vật, chung tay, đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, Hội NCT chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe cho NCT. Với chương trình thiết thực “1 triệu máy đo huyết áp cho NCT”, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Đông Dương (Công ty Đông Dương) - Nhãn hàng Kingsport không chỉ thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khỏe NCT mà còn gửi gắm thông điệp về sự tri ân sâu sắc đối với lớp người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và dựng xây đất nước hôm nay.
Phiên bản di động