Kết hợp đông y và tây y để hỗ trợ người sau mắc COVID-19

Việc kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc khám, chữa các bệnh lý thông thường. Khi cần cấp cứu, xử trí gấp, người bệnh cần tìm tây y, sau khi cấp cứu ổn định sẽ sử dụng đông y để hỗ trợ điều trị.
Kết hợp đông y và tây y để hỗ trợ người sau mắc COVID-19
Bệnh nhân tới khám sau khi hết F0 tại Phòng khám hậu COVID-19- BVĐK Y học cổ truyền Hà Nội. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Chia sẻ với phóng viên, TS. Trần Quốc Hùng, Bí thư đảng ủy, Giám đốc BVĐK Y học cổ truyền Hà Nội (bệnh viện duy nhất toàn quốc kết hợp cả đông y và tây y trong y học cổ truyền) cho biết: Việc kết hợp giữa y học hiện đại và cổ truyền sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc khám, chữa các bệnh lý thông thường và với dịch bệnh COVID-19 cũng vậy. Khi bệnh nhân cần cấp cứu, xử trí gấp sẽ sử dụng đến tây y, sau khi cấp cứu ổn định sẽ sử dụng đông y để hỗ trợ điều trị.

Từ tháng 12/2021, BVĐK Y học cổ truyền Hà Nội là một trong những bệnh viện của thành phố được giao nhận điều trị bệnh nhân F0 tầng 2, với tổng số giường là 250. Tính đến ngày 22/2, số bệnh nhân nằm trong viện điều trị gần 100 người, không tính những bệnh nhân đã khỏi và ra viện.

Vói đặc thù của ngành chuyên khoa y học cổ truyền, trong điều trị COVID-19, ngoài phác đồ điều trị chung của Bộ Y tế, bệnh viện đã kết hợp thêm các bài thuốc và những chế phẩm do bệnh viện sản xuất để phối hợp điều trị bệnh nhân F0, trong đó có nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền về tiểu đường, huyết áp, tim mạch, các bệnh nội tiết, gan… Bên cạnh đó, bệnh viện dùng thêm phương pháp xông thuốc cho bệnh nhân. Từ khi tiếp nhận nhiệm vụ mới, bệnh viện hoạt động hết công suất và luôn túc trực cấp cứu 24/24h để kịp thời đáp ứng, xử trí những trường hợp cấp cứu nặng do chưa tiêm đủ liều vaccine hoặc do bệnh lý nền nhưng mắc COVID-19.

"Trong quá trình điều trị kết hợp giữa hai nền y học, bệnh viện nhận thấy việc điều trị liên quan đến vấn đề tiêm chủng của bệnh nhân. Nếu đã tiêm đủ 2 mũi trở lên thì thời gian điều trị rút ngắn chỉ còn 7 ngày, bệnh nhân sẽ trở lại trạng thái âm tính hoàn toàn và đủ tiêu chuẩn ra viện. Nếu chưa tiêm đủ hai mũi, triệu chứng đều tăng nặng hơn, thời gian điều trị sẽ kéo dài từ 10-14 ngày, cá biệt có những bệnh nhân phải đến 20 ngày mới ổn định. Đối với những bệnh nhân chưa tiêm mũi nào, có bệnh nền thì điều trị rất vất vả. Những bệnh nhân đó sang ngày thứ 7 hoặc thứ 10 dễ chuyển sang tăng nặng, cần hội chẩn để chuyển tầng 3. Sau khi hạ tầng trở lại tầng 2, bệnh viện sẽ nhận lại để điều trị tiếp. Khi ra khỏi khu vực F0, tùy từng bệnh nền khác nhau, bệnh nhân được phân về các khoa phòng phù hợp, đồng thời thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc phòng, chống dịch"- bác sĩ Hùng cho biết.

Trên thực tế, những bệnh nhân được điều trị kết hợp cả y học cổ truyền và y học hiện đại, sau đó hết F0 thì được bệnh viện tiếp tục đón nhận chữa bệnh nền. Di chứng của hậu COVID-19 của bệnh nhân ít xảy ra hơn so với không kết hợp giữa đông y và tây y. Việc kết hợp chữa trị này giúp cho bệnh nhân tránh được các bệnh hậu COVID-19 như rối loạn đường thở, rối loạn thần kinh, bồn chồn lo âu. Khi đã điều trị rất nhiều triệu chứng cùng lúc như vậy thì khi quay lại các buồng bệnh, bệnh nhân tiếp tục được điều trị bệnh nền bình thường. Sau 7 hoặc 10 ngày điều trị, những di chứng của hậu COVID-19 ít giảm đi và được chữa khỏi.

Khám hậu COVID-19 sớm để điều trị kịp thời

Ths.BS Hoàng Vũ Long, Phòng Đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến, phụ trách chuyên môn Phòng khám hậu COVID-19 của bệnh viện cho biết: Phòng khám hậu COVID-19 tại bệnh viện đã mở được hai tuần nay. Qua thực tế thăm khám cho thấy, di chứng chủ yếu là về hô hấp, tuần hoàn, mất vị giác, khứu giác, đau tức ngực, đãng trí…

Theo y học cổ truyền, COVID-19 là bệnh được quy vào phạm vi "Dịch bệnh", "Ôn bệnh" hoặc "Nhiệt dịch độc". Bệnh ban đầu chủ yếu gây tổn thương hai tạng phế và tỳ. Vì vậy sau khi kết thúc điều trị hoặc do người bệnh thấy đỡ triệu chứng không tiếp tục điều trị và không chú trọng bảo vệ tạng phủ, hoặc do điều trị không đúng dẫn đến 2 tạng chưa thể hồi phục hoàn toàn, từ đó gây ra các di chứng về sau. Nếu không tích cực điều trị sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan ngũ tạng khác, có thể để lại di chứng khó điều trị hoặc di chứng vĩnh viễn.

Một số di chứng do tổn thương tạng phế chưa phục hồi hoàn toàn như: Ho lâu dài, hụt hơi đoản hơi, mất khứu giác, tê bì ngoài da, phát ban, mệt mỏi, đau tức ngực mất ngủ do ho nhiều đoản hơi. Bên cạnh đó là di chứng do tổn thương tạng tỳ chưa phục hồi hoàn toàn: Chán ăn, mất vị giác, đau mỏi cơ, tiêu chảy, buồn nôn, trào ngươc, lâu ngày ảnh hưởng huyết phận gây rụng tóc, huyết ứ.

Để điều trị các bệnh nhân hậu COVID-19, trong y học cổ truyền thường quan tâm đến phần khí huyết, khi khí huyết bị tổn thương nhiều thì tùy từng thể trạng mỗi người sẽ có các bài thuốc khác nhau để bồi bổ những bộ phận, cơ quan bị hư tổn. Di chứng lâu dài do ảnh hưởng khí huyết gồm: Mệt mỏi, khó thở, thở gấp, đau tức ngực, đau lâu ngày không đỡ, đau nhói, khô miệng không muốn uống nước, trống ngực, mất ngủ hay mơ, phiền táo, hay tức giận. Vì vậy, cần kết hợp các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng bổ khí dưỡng huyết hoạt huyết hóa ứ, giúp phục hồi chức năng ngũ tạng, cân bằng âm dương.

Cùng với đó cần bồi bổ và phục hồi chức năng tạng phế tỳ ngay sau khi kết thúc điều trị hoặc ngay từ ban đầu trong giai đoạn bị bệnh. Tùy vào thể trạng, người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Nhiều trường hợp chỉ cần áp dụng phương pháp không dùng thuốc như: Dưỡng sinh (một số phương pháp thiền), khí công (tập thở), thực dưỡng(bồi bổ điều trị qua thức ăn), xoa bóp bấm huyệt (ấn huyệt trị bệnh), nhĩ châm, cứu ngải, châm cứu giác hơi bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu không dùng thuốc thì y học cổ truyền cũng có nhiều cách để giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh như tập luyện dưỡng sinh, hướng dẫn bệnh nhân tập các bài thở theo âm- dưỡng (tùy từng thể trạng bệnh có những bài tập phù hợp); hay phương pháp châm cứu nếu bệnh nhân ho nhiều, tức ngực thì có thể dung phương này hoặc nhĩ châm; giác hơi, cấy chỉ.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày Phòng khám tiếp nhận khoảng 10-20 bệnh nhân ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó, bác sĩ Long lưu ý, đối với trẻ em, sau khi bị COVID-19, phụ huynh cần quan sát xem nhiệt độ và tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu sốt kèm tiêu chảy, ho, nôn nhiều phải đưa ngay đến khám hậu COVID-19 để loại trừ triệu chứng viêm đa cơ quan. Trong y học cổ truyền sẽ dùng các bài thuốc và phương pháp để nâng cao thể trạng, đặc biệt là thể trạng phế và tạng. Trong đó có phương pháp xoa bóp, bấm huyệt tùy theo thể trạng vừa không phải dùng thuốc mà vẫn có thể điều trị bệnh, phòng ngừa di chứng về sau như ho, khó thở, hụt hơi. Đặc biệt, khi trong giai đoạn F0 cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Thời gian qua, bệnh viện chủ yếu tiếp nhận các trẻ bị di chứng hậu COVID-19 với biểu hiện ho, tức ngực, hụt hơi là chủ yếu, tình trạng kèm sốt vẫn chưa gặp nhiều. Tuy nhiên, trẻ cần được khám sau khi hết F0 càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, ảnh hưởng nặng đến đa tạng có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng, có nhiều trường hợp đã cho thấy khi bệnh nhi vào một số viện sau khi khỏi COVID-19 có kèm theo tình trạng sốt, tiêu chảy, phát ban toàn thân, khi kiểm tra đã bị suy đa tạng.

Dùng y học cổ truyền điều trị các hội chứng hậu Covid-19 Dùng y học cổ truyền điều trị các hội chứng hậu Covid-19

Đại dịch Covid-19 gây nhiều triệu chứng nặng nề đối với hệ hô hấp. Tuy nhiên, sau khi âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn ...

Những đối tượng nào không nên sử dụng thuốc Molnupiravir? Những đối tượng nào không nên sử dụng thuốc Molnupiravir?

Chiều 23/2, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã chính thức công bố giá bán lẻ thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir. Theo đó, giá ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Sáng 15/11, Bệnh viện Mắt Bình Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng. Dự lễ có đại diện lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo Hội NCT tỉnh, đại diện các sở ngành liên quan,các trường học và Hội NCT các xã, phường trong TP Phan Thiết.
Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975. Với khả năng quét lên đến 1975 lát cắt/vòng, cung cấp độ phân giải cao chưa từng có, “siêu phẩm công nghệ chẩn đoán hình ảnh” giúp bác sĩ Vinmec phát hiện chính xác cả những tổn thương nhỏ nhất, kể cả ở các vùng khó quan sát nhất.
Hà Nội: Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Hà Nội: Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Hiện nay, tình hình bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn TP Hà Nội. Trước tình hình đó, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.

Tin khác

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao
Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).

Sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế: Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh

Sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế: Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh
Tại phiên họp sáng 24/10, Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều điểm mới.

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng
Theo các chuyên gia, năm nay bệnh ho gà có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể do một số trẻ không được tiêm chủng vaccine đầy đủ và đúng lịch khiến khả năng phòng bệnh trong cộng đồng bị giảm.

Việt Nam cần thực hiện nghiêm Công ước khung về kiểm soát thuốc lá

Việt Nam cần thực hiện nghiêm Công ước khung về kiểm soát thuốc lá
Ngày 3/10, tại Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực thực triển khai thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam (FCTC) và Điều 5.3 FCTC tại Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức vào.

Tiền Giang: Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền

Tiền Giang: Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền
Sáng 26/9, tại Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Hội Đông y tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Trường Trung cấp Tây Sài Gòn tổ chức Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền cho Hội viên với chủ đề “Bệnh nguyên học quyết định việc lựa chọn phép chữa bệnh và dược liệu điều trị đau cổ vai gáy và thống phong”.

Thực hiện thành công 1000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS

Thực hiện thành công 1000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS
Với việc thực hiện thành công 1.000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight, Viện Mắt Đông Đô đứng đầu Châu Á về phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi 500 triệu đồng

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi 500 triệu đồng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa trao số tiền 500 triệu đồng để ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng.

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm
Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", thời gian qua chi bộ Khoa Sản đẻ thuộc Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân vận khéo.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của TP Hà Nội trong lĩnh vực Sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Với đặc thù của Bệnh viện chiếm số đông là phụ nữ và trẻ em nên Ban Giám đốc luôn xác định được mối nguy hại từ thuốc lá tới sức khỏe của bệnh nhân. Ngay từ các phòng, ban, khu vực chờ khám, khu điều trị và đặc biệt là tại khu phẫu thuật, đỡ đẻ của bệnh viện đã xây dựng mô hình “Bệnh viện không khói thuốc lá”.

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"
Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ
Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão
Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động