Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8:

Hướng tới chính sách xã hội toàn dân, toàn diện, bao trùm và bền vững

Tiếp tục Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 4/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.
Hướng tới chính sách xã hội toàn dân, toàn diện, bao trùm và bền vững
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ truyền đạt chuyên đề: "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới". Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư phát triển

Truyền đạt nội dung chuyên đề, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đúc rút 5 bài học chủ yếu: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết (đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế); kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Trên cơ sở đó tập trung xây dựng 3 yếu tố nền tảng là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhấn mạnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về một số lĩnh vực trụ cột và 3 đột phá chiến lược được xác định tại Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Tất cả các yếu tố nền tảng đều liên quan đến con người, đến nhân dân. Nguyên tắc xuyên suốt, con người là trung tâm của chính sách xã hội - tất cả vì con người, vì nhân dân. Lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, Hội nghị Trung ương 8 đã thông qua 4 Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 42-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 42-NQ/TW).

Theo đó, chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; tạo điều kiện để nhân dân thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính sách xã hội có phạm vi rộng và ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến tất cả các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, được triển khai ở tất cả các cấp, ngành, địa phương.

Đánh giá khái quát những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 (Nghị quyết số 15-NQ/TW), Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khắp mọi miền đất nước được nâng lên rõ rệt; diện mạo xã hội thay đổi căn bản; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện và hài hòa hơn; đem lại niềm tin và sự hài lòng của người dân, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Phạm vi bao phủ và khả năng giải quyết rủi ro của các chính sách xã hội còn thấp; kết quả giảm nghèo có nơi, có lúc chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao; thị trường lao động phát triển chưa thực sự đồng bộ; các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân; năng lực, nguồn lực bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu còn hạn chế.

Nhấn mạnh sự cần thiết ban hành nghị quyết về đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau khi tham khảo một số mô hình điển hình trên thế giới, sẽ lấy ưu điểm của từng mô hình trên để đưa ra mô hình chính sách xã hội phù hợp với đặc điểm nước ta - một nước đang phát triển, giải quyết hài hòa giữa tôn trọng sự phát triển của thị trường với quản lý, điều tiết của Nhà nước.

“Mô hình chúng ta hướng tới là chính sách xã hội toàn dân, toàn diện, tiến bộ, công bằng, bao trùm và bền vững; dựa trên nền tảng xây dựng thị trường lao động linh hoạt, đa dạng, hiệu quả, bền vững và hội nhập; tiến tới bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế toàn dân; coi đầu tư thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư phát triển”, Thủ tướng Chính phủ khẳng định.

Hướng tới chính sách xã hội toàn dân, toàn diện, bao trùm và bền vững
Hội nghị nghe đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ truyền đạt chuyên đề: "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới". Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Bảo đảm tính toàn dân, toàn diện

Thông tin về những điểm mới, nổi bật của Nghị quyết số 42-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Nghị quyết chuyển đổi cách tiếp cận từ “bảo đảm và ổn định” sang “ổn định và phát triển”; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội; kết hợp hài hòa giữa tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội và các chính sách xã hội khác để đảm bảo ổn định xã hội. Đồng thời tập trung cho phát triển, tiến bộ xã hội thông qua phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, phát triển tầng lớp trung lưu gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững và làm động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đáng chú ý, Nghị quyết số 42-NQ/TW mở rộng phạm vi ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng trên nguyên tắc bảo đảm tính toàn dân, toàn diện, bao gồm các chính sách về ưu đãi người có công với cách mạng; lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo an sinh xã hội (trụ cột là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội, giảm nghèo); nâng cao phúc lợi xã hội và đảm bảo tiếp cận dịch vụ xã hội (về y tế, giáo dục, nhà ở, văn hóa, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin); nhóm yếu thế, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.

Về một số quan điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Nghị quyết số 42-NQ/TW đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững. Chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững. Giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, chăm lo con người và vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; động viên sự tham gia tích cực của nhân dân, doanh nghiệp; khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường, phát huy truyền thống, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Về mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Nghị quyết số 42-NQ/TW xác định rõ việc xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng; hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế. Nghị quyết đưa ra 37 chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030.

Xác định tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân; nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới.

Nghị quyết số 42-NQ/TW đưa ra hệ thống 9 nhóm giải pháp đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về chính sách xã hội (nâng cao nhận thức, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hệ thống an sinh xã hội; nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân; cung cấp dịch vụ xã hội; hợp tác quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng). Trong khi đó, Nghị quyết số 15-NQ/TW tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu (về chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội và giải pháp thực hiện).

Những điểm đổi mới trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW là, Bộ Chính trị ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết và lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời. Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương nghiên cứu, quán triệt và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức hướng dẫn việc nghiên cứu, học tập và quán triệt tuyên truyền sâu rộng về Nghị quyết. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết.

Về một số điểm trọng tâm, cần lưu ý trong Nghị quyết số 42-NQ/TW, Thủ tướng nhấn mạnh việc tập trung xây dựng và phát triển thị trường lao động linh hoạt, đa dạng, hiệu quả, bền vững và hội nhập (bảo đảm việc làm bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực); bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường). Về xây dựng nhà ở xã hội, Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030; xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai… Đồng thời, xây dựng Khung quốc gia về thích ứng già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế; phấn đấu Việt Nam là quốc gia tiên phong trong Chương trình thúc đẩy toàn cầu về việc làm và an sinh xã hội hướng đến chuyển đổi công bằng theo sáng kiến của Liên hợp quốc và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần ...

Xây dựng Đề án về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tiêu cực đối với Bộ đội Biên phòng,  Cảnh sát biển Xây dựng Đề án về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tiêu cực đối với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển

Khảo sát phục vụ nghiên cứu Đề án của Ban chỉ đạo Quân ủy Trung ương về kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, ...

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì  Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ ...

Theo Báo Tin tức
https://baotintuc.vn/thoi-su/huong-toi-chinh-sach-xa-hoi-toan-dan-toan-dien-bao-trum-va-ben-vung-20231204133447079.htm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nam Định:  Công nhận Khu du lịch Thịnh Long là khu du lịch cấp tỉnh

Nam Định: Công nhận Khu du lịch Thịnh Long là khu du lịch cấp tỉnh

Khu du lịch biển Thịnh Long, cách TP Nam Định 45 km về phía Đông Nam, với bãi biển dài 7km, chia thành ba khu vực tắm biển tự nhiên, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi. Khu vực còn sở hữu bãi bồi độc đáo hình thành tự nhiên sau các công trình kè biển, thu hút đông đảo khách tham quan tắm biển.
Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025

Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025

Sáng 10/1, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị gặp mặt các cơ quan báo chí thông tin về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Đặng Xuân Phong giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Sáng 11/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
Tinh gọn bộ máy: Nhiều cán bộ công chức ở Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi

Tinh gọn bộ máy: Nhiều cán bộ công chức ở Đắk Lắk xin nghỉ hưu trước tuổi

Tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy, nhiều cán bộ, công chức đã viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Tin khác

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao và xây dựng pháp luật của Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao và xây dựng pháp luật của Quốc hội
Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc Phiên họp thứ 41 (phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025) dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Hoàn thiện thể chế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hoàn thiện thể chế, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sau 29,5 ngày làm việc khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức “khép lại”. Đây là Kì họp quyết định về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và nâng cao đời sống của người dân, tạo tiền đề về mọi mặt, trong đó có vấn đề hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Độc đáo nền văn hóa ẩm thực Hà Giang

Độc đáo nền văn hóa ẩm thực Hà Giang
Trong những ngày lạnh giá cuối năm 2024, chuyến đi của đoàn “A Bản và những người bạn” từ Hà Nội đến Hà Giang đã khép lại, để lại trong lòng mỗi thành viên những ký ức ấm áp và những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa vùng cao.

Chung sức đồng lòng đưa địa phương phát triển bền vững

Chung sức đồng lòng đưa địa phương phát triển bền vững
Sáng 29/12, CLB Lực lượng Vũ trang (LLVT) nghỉ hưu xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.

Đổi mới và bảo tồn văn hóa Việt, khẳng định vị thế công nghệ Việt Nam trên trường quốc tế

Đổi mới và bảo tồn văn hóa Việt, khẳng định vị thế công nghệ Việt Nam trên trường quốc tế
Ngày 29/12, tại Hà Nội, Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Idea & Startup tổ chức ra mắt mạng xã hội Nhật kí cuộc sống (Vdiarybook) với chủ đề “Chia sẻ khoảnh khắc - Lưu giữ kỉ niệm đẹp”. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực công nghệ mà còn thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc phát triển các sản phẩm số mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Destino Centro lọt top 5 dự án triển vọng hấp dẫn thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2025

Destino Centro lọt top 5 dự án triển vọng hấp dẫn thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2025
Ngày 27/12/2024, Destino Centro được Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam phối hợp cùng VARs Connect vinh danh ở hạng mục “Top 5 dự án triển vọng hấp dẫn thị trường bất động sản Việt Nam 2025”.

Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Tối 27/12, tại Quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ VH-TT&DL, tỉnh Hưng Yên, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).

Cần có chiến lược truyền thông hiệu quả về tác hại của thuốc lá đến giới trẻ

Cần có chiến lược truyền thông hiệu quả về tác hại của thuốc lá đến giới trẻ
Thuốc lá gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, điều này có thể nhận thấy rõ ràng nhất những tổn hại này trong hai lĩnh vực chính: sức khỏe và kinh tế. Do đó, việc truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá mới cần chú trọng hơn.

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Thủ tướng: 'Sự sống nảy sinh từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng
Khẳng định 6 ý nghĩa to lớn của việc hoàn thành các dự án tái thiết 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong đưa 3 thôn này sớm trở thành “thôn kiểu mẫu” - “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.

Bế mạc “Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Ấn Độ” lần thứ 12

Bế mạc “Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Ấn Độ” lần thứ 12
Tối 20/12, tại TP Hồ Chí Minh, “Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam – Ấn Độ” lần thứ 12 năm 2024, khép lại trong không khí hữu nghị, đầm ấm và ấn tượng. Chương trình bế mạc do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP Hồ Chí Minh và Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn (AIPSO) phối hợp tổ chức .

Thái Nguyên: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo

Thái Nguyên: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo
Ngày 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tọa đàm Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới bàn về bình đẳng và hạnh phúc gia đình

Tọa đàm Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới bàn về bình đẳng và hạnh phúc gia đình
Không ít người đàn ông từng nghĩ rằng việc “phụ giúp” vợ trong gia đình là đủ để thể hiện trách nhiệm. Nhưng điều đó có thực sự tạo nên một tổ ấm bình đẳng và hạnh phúc? Tại buổi tọa đàm “Nam giới tiên phong hành động thúc đẩy bình đẳng giới” thuộc khuôn khổ chiến dịch Tô cam 2024, các diễn giả và tham dự viên đã cùng chia sẻ câu chuyện về việc sẻ chia trách nhiệm, lắng nghe và đồng hành để xây dựng một gia đình bình đẳng.

Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua
Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Xem thêm
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Bình Thuận: Giảm 5 sở, nhiều phòng, ban, đơn vị

Thực hiện nghiêm chủ trương, chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, cơ sở; đồng thời, từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Phương án tổng thể sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận.
Nỗ lực, đoàn kết và luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu

Nỗ lực, đoàn kết và luôn nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu

Trao đổi cùng phóng viên trước thềm năm mới 2025, nhiều cán bộ làm công tác Hội NCT các tỉnh, thành phố đánh giá cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn quyết liệt, cụ thể, hiệu quả của Trung ương Hội NCT Việt Nam, người đứng đầu các cấp Hội; sự quan tâm vào cuộc, ủng hộ tích cực của hệ thống chính trị và sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, hội viên NCT các cấp. Tạp chí Người cao tuổi trích đăng một số ý kiến xoay quanh nội dung trên…
Những kết quả nổi bật trong năm 2024

Những kết quả nổi bật trong năm 2024

Năm 2024, Trung ương Hội NCT đã phối hợp, tích cực tham mưu Đảng, Nhà nước và chỉ đạo các cấp Hội triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng mang dấu ấn lịch sử. Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung cao độ, phấn đấu thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội VI và nghị quyết Ban Chấp hành lần thứ ba về 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp và chương trình công tác năm.
Phiên bản di động