Việt Nam - Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Sự kiện 12/03/2025 16:26
Giới những nội dung cơ bản, ông Phạm Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BHVBQPPL) gồm 9 chương và 72 điều (giảm 8 chương, 101 điều so với Luật năm 2015, giảm tương ứng với 53% số chương và 58,4% số điều).
Việc xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) nhằm kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thông VBQPPL thống nhất, đông bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế, qua đó khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Toàn cảnh buổi họp báo sáng ngày 11/3/2025 |
Về những điểm mới có tính đột phá của Luật BHVBQPPL năm 2025, theo ông Hà, với việc giảm đáng kể số lượng chương, điều so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW về việc "sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL theo hướng chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, BHVBQPPL của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quôc hội", bảo đảm rút ngắn thời gian, nhưng vẫn nâng cao "năng suất", kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước trong kỷ nguyện mới, bảo đảm"chất lượng" VBQPPL, đồng thời bổ sung nội dung về tổ chức thi hành VBQPPL.
Đặc biệt, Luật năm 2025 đã bỏ thẩm quyền BHVBQPPL của chính quyền cấp xã;bổ sung 1 hình thức VBQPPL do Chính phủ ban hành là nghị quyết để giải quyết các vấn đề cấp bách, quan trọng phát sinh từ thực tiễn.
Đổi mới mạnh mẽ việc lập Chương trình lập pháp hằng năm với tính chất linh hoạt cao, quy trình chính sách được thực hiện độc lập với việc lập Chương trình lập pháp hằng năm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Chương trình lập pháp hàng năm trên cơ sở tờ trình đề xuất của chủ thể có thẩm quyền trình thay cho việc xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Điều này khắc phục tính hình thức trong xây dựng hồ sơ đề nghị; xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ quyêt định chính sách trong quy trình xây dựng luật, Quốc hội, Úy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua luật.
Bổ sung hình thức lấy ý kiến, tham vấn chính sách trong quá trìnhxây dựng chính sách dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Đây là một trong những hình thức mới để lấy ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay trong quy trình xây dựng pháp luật, nhất là trong quy trình lập, đề nghị thì việc xây dựng chính sách chưa được quan tâm đúng mức, chính sách được đề ra còn chung chung.
Theo Luật BHVBQPPL năm 2025, quy trình chính sách đóng vai trò quan trọng, chất lượng của chính sách sẽ quyết định đến chất lượng của dự thảo.
Thông qua hoạt động tham vấn chính sách, cơ quan đề xuất chính sách sẽ tìm kiếm sự đồng thuận, lựa chọn giải pháp tối ưu, hoàn thiện chính sách làm cơ sở soạn thảo VBQPPL, cũng như bảo đảm tính khả thi của chính sách trong cuộc sống.
Đối tượng tham vấn chính sách là Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến nội dung chính sách; nội dung tham vấn có trọng tâm, trọng điểm hơn, gắn kết giữa nội dung chính sách với chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực của các cơ quan được tham vấn; phương thức tham vấn là trực tiêp, tổ chức hội nghị tham vấn; có sự trao đổi, đối thoại, phản biện trực tiêp giữa cơ quan tham vấn và đối tượng được tham vấn.
Đặc biệt, luật quy định cơ quan trình chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, chịu trách nhiệm cho đến khi dự án được thông qua hoặc ký ban hành.
Với tinh thần mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm và thể chế chỉ đạo của cấp có thẩm quyền của Đảng, bảo đảm được tính liên tục trong suốt quá trình xây dựng dự án luật, từ đề xuất, soạn thảo, trình cho đến khâu chỉnh lý Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, bảo đảm tốt hơn việc thi hành luật sau khi được Quốc hội thông qua, Luật Ban hành năm 2025 quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, đồng thời cơ quan thẩm tra cũng có ý kiến phản biện theo thẩm quyền trong suốt quá trình cơ quan trình, trình dự án.
Để triển khai thi hành Luật kịp thời, hiệu quả, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật, xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, đảm bảo có hiệu lực đồng thời với Luật vào ngày 1/4/2025.
Theo lãnh đạo Bộ Tư pháp, các dự án luật, nghị quyết đã có hoặc được điều chỉnh vẫn thuộc trong Chương trình năm 2025 trước ngày Luật này được thông qua (ngày 19/02/2025) thì việc điều chỉnh thời gian trình, soạn thảo, trình, xem xét, cho ý kiến và thông qua được thực hiện theo quy định của Luật năm 2015.
Đối với việc BHVBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương, ngoài quy định chung, thẩm quyền ban hành VBQPPL và tổ chức thi hành VBQPPL đã được Luật quy định, về trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL của nhóm chủ thể này sẽ được quy định trong nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tham gia tích cực trong quá trình lấy ý kiến dự thảo nghị định để hoàn thiện các quy trình.