Con người dưới cách nhìn của y học cổ truyền (Kì 23)

Trong kì trước chúng ta đã tìm hiểu về chức năng của tạng Thận trong Y học cổ truyền và các chức năng của Thận trong Y học hiện đại. Trong kì này sẽ cùng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại về chức năng của “Thận”…
E. Công năng tạng Thận với sức khỏe con người

3. So sánh sự giống và khác nhau giữa tạng Thận trong Y học cổ truyền và Thận trong Y học hiện đại

Điểm giống nhau giữa tạng Thận trong Y học cổ truyền và Thận trong Y học hiện đại đó là đều có chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu. Chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu của tạng Thận trong Y học cổ truyền đã được nêu rõ ở công năng chủ về khí hóa nước. Thận khí có chức năng khí hóa nước, tức là đem “nước” do đồ ăn uống đưa tới cho các tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.

“Nước” thu được từ đồ ăn uống chính là nước và các chất dinh dưỡng đã được hấp thu đưa vào trong máu (trong các tĩnh mạch). Máu từ các tĩnh mạch sau đó được đưa lên phế để trao đổi lấy oxy trước khi được phân bố đi toàn thân. Trong mỗi chu kì tuần hoàn, một phần máu sẽ được đưa qua thận để lọc bỏ các chất thải tạo thành nước tiểu rồi đưa xuống bàng quang. Phần máu sau khi được lọc sẽ theo tĩnh mạch về Phế và tiếp tục được phân bố đi đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Con người dưới cách nhìn của y học cổ truyền (Kì 23)

Thận trong Y học hiện đại có chức năng “điều hòa thể tích máu” thông qua việc sản xuất nước tiểu. Vai trò này cũng nằm trong chức năng chủ về khí hóa nước của Thận trong Y học cổ truyền, bởi từ “nước” ở đây chỉ tất cả dịch trong cơ thể con người.

Ngoài những chức năng chính kể trên, theo Y học hiện đại thận còn tham gia và quá trình chuyển hóa vitamin D thành dạng có hoạt tính cần thiết cho việc cơ thể hấp thu canxi từ thức ăn, sự tăng trưởng của xương và răng. Vai trò này tương ứng với chức năng thận chủ cốt tủy trong Y học cổ truyền. Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương, nuôi dưỡng xương, vì vậy nói thận chủ cốt tủy.

Theo Y học hiện đại, thận sản xuất ra erythropoietin có tác dụng làm tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương khi lượng oxy ở mô giảm. Còn trong Y học cổ truyền, huyết do tinh sinh ra, mà tinh lại được tàng trữ ở thận. Mà hồng cầu chính là một phần quan trọng trong máu (huyết). Vì vậy chúng ta có thể thấy có sự tương đồng trong quan điểm của hai nền y học trong chức năng này của thận.

Ngoài những điểm giống nhau kể trên, thì chức năng của thận theo quan điểm Y học hiện đại và Y học cổ truyền vẫn có những điểm khác nhau. Thận trong Y học hiện đại còn có chức năng tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp trong cơ thể. Chúng ta có thể thấy “Huyết áp” là nội dung được sử dụng trong Y học hiện đại, nó chưa được nhắc đến trong Y học cổ truyền.

Ngược lại, Thận trong Y học cổ truyền còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể, các chức năng này làm nằm ngoài vai trò của thận trong Y học hiện đại. Các chức năng đó bao gồm:

Thận chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể: Thận tinh và thận khí có vai trò quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành và cho tới lúc già yếu.

Thận sinh tủy, thông với não, vinh nhuận ra tóc: Thận sinh tủy, tủy ở trong xương nuôi dưỡng xương, tủy ở trong cột sống lên não, nên nói thận thông với não. Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh huyết, mà theo Y học cổ truyền thì tóc là phần “thừa ra của huyết”, được huyết nuôi dưỡng, chính vì vậy nói thận là nguồn gốc sinh ra tóc.

Thận nạp khí: Theo Y học cổ truyền, không khí là do phế hít vào (điều này tương đồng với chức năng của Phổi trong Y học hiện đại), nhưng khí sẽ được giữ lại ở thận nên nói thận nạp khí. Điều này được thể hiện rõ qua việc sử dụng phương pháp bổ thận nạp khí để điều trị các chứng hen suyễn, ho do thận hư không nạp được khí, khiến cho phế khí nghịch lên gây bệnh.

Thận khai khiếu ra tai: Theo quan điểm của Y học cổ truyền, tai được thận tinh nuôi dưỡng, thận tinh bất túc sẽ gây chứng ù tai, điếc tai. Hiện tượng này thấy rõ nhất ở người già, khi đó thận tinh đã suy yếu nên khả năng nghe cũng bị suy giảm theo.

Thận chủ tiền âm, hậu âm: Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu (bộ phận sinh dục nam, nữ), theo Y học cổ truyền, thận không chỉ có chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu mà sự khí hóa của thận còn quản lí sự đóng mở của tiền âm, quản lí vấn đề đi tiểu của cơ thể.

Hậu âm là nơi chúng ta đại tiện ra phân (hậu môn) do tạng Tì quản lí, nhưng tì dương lại cần có sự khí hóa của thận để bài tiết phân ra ngoài. Do đó mới nói thận chủ hậu âm. Tiền âm quản lí tiểu tiện, hậu âm quản lí việc đại tiện, mà thận làm chủ hai nơi này do đó có thể nói thận chủ nhị tiện (tiểu tiện và đại tiện).(Còn nữa)

BS Đỗ Nam Khánh & BS YHCT Nguyễn Mạnh Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những lợi ích của bấm huyệt

Những lợi ích của bấm huyệt

Bấm huyệt là một kĩ thuật trị liệu bổ sung bao gồm việc tạo áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể, được gọi là kinh tuyến, là những điểm giống nhau mà châm cứu được thực hiện và được chỉ định để hỗ trợ điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như đau đầu, đau bụng kinh, buồn nôn hoặc thậm chí làm giảm bớt cơn đau chuyển dạ...
9 lầm tưởng về chế độ ăn kiêng cho bệnh đái tháo đường

9 lầm tưởng về chế độ ăn kiêng cho bệnh đái tháo đường

Quản lí bệnh đái tháo đường và giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định không khó khi chú ý đến chế độ ăn. Bệnh nhân đái tháo đường thường không tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống vì nhiều lí do…
TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, thường đi kèm với tăng số lần tiểu ngày và/hoặc tiểu đêm, có tiểu són hoặc không có tiểu són...

Tin khác

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.

Các mức độ men gan tăng cao cần biết

Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột qụy

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột qụy
Nghiên cứu cho rằng, khoảng thời gian trong vòng 6 tháng sau đột qụy là thời điểm mà quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất. Vì vậy, áp dụng những bài tập thể dục tại nhà là một trong những cách tốt nhất để người bệnh sau đột qụy phục hồi về thể chất và tinh thần...

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp
Mới đây, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Quá nhiều niacin có thể gây hại cho tim

Quá nhiều niacin có thể gây hại cho tim
Hàm lượng niacin (hay vitamin B3) cao, có thể gây viêm và làm hỏng mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim…

Điều gì đã khiến Thọ Xuân Đường giữ được truyền thống cứu người 370 năm

Điều gì đã khiến Thọ Xuân Đường giữ được truyền thống cứu người 370 năm
Trong dòng chảy của truyền thống “giữ lửa nghề y” phải nói đến Nhà thuốc Thọ Xuân Đường ở Hà Nội với 17 đời liên tục làm nghề chữa bệnh cứu người, đến nay đã gần 4 thế kỉ.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo
Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh vừa công khai danh sách các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế, đấu thầu từ ngày 1-15/3.

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Dược phẩm THL bị xử phạt

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc  và Dược phẩm THL bị xử phạt
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dược phẩm THL.

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư
Theo y học cổ truyền, hội chứng thận hư thuộc phạm vi của chứng thủy thũng. Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng này...

Cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua

Cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng, có thể sẽ khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Nhưng có đến 1/3 số người đã bị đột qụy trong vòng một năm sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua...

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam
Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệnh nhân để báo tin xấu. Từng thao tác, lời nói, ánh mắt… sẽ được phân tích, sửa từ “đầu” giúp mang lại kỹ năng, kiến thức và cả sự thấu cảm của người làm ngành y.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lí hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD...

Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến

Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt, nơi chúng có thể không gây hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khi một số loại ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và có thể cần điều trị tối thiểu hoặc thậm chí không cần điều trị, thì các loại khác lại phát triển mạnh và có thể lây lan nhanh chóng…
Xem thêm
TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động