Bí quyết sống trường thọ ở "thung lũng tiên"

Được gọi là nóc nhà của xứ Mường, xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình được mệnh danh là "Thung lũng tiên", bởi mảnh đất "heo hút mây ngàn gió núi" này có tới hàng chục người già sống qua ba thế kỷ.
Bí quyết sống trường thọ ở
Lũng Vân lâu nay người ta vẫn gọi là "Thung lũng tiên".

Sống cùng trời đất

Người ta bảo lên Lũng vẫn khó tựa như lên trời. Những con dốc dài, quanh co cứ thế nối tiếp nhau lên đến tận đỉnh núi. Mây trắng quanh năm ôm ấp lấy những tảng đá vôi nhấp nhô, chốc chốc lại theo gió bay lướt vào người khiến chúng tôi cứ ngỡ đây là chốn “tiên cảnh”.

Sau một quãng đường dài, với những khúc cua tay áo Lũng Vân hiện ra trong văn vắt. Những ngôi nhà sàn của người mường nằm chon von, len lỏi giữa nắng vàng. Vì hiểm trở, đi lại khó khăn Lũng Vân vẫn được liệt vào xã nghèo nhất nhì huyện Tân Lạc. Nhiều gia đình vẫn chạy ăn từng bữa, thế nhưng con người nơi đây là có tuổi thọ “sánh cùng trời đất”.

Bí quyết sống trường thọ ở
Lao động chính là bí quyết sống thọ của người dân Lũng Vân.

Gió trên núi thổi xào xạc qua từng nương ngô, nương đậu, thốc mớ váy Mừờng của cụ Mỉ đang mải mắng trâu dưới thu lũng bay lơ phơ. Cụ rỉ rả với chúng tôi bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Bà chẳng biết được đâu, ở đây có khi phải hơn chục người sống cả trăm tuổi đấy”.

Dứt lời, cụ đưa bàn tay khô ráp, bấm ngón tay: “Nào cụ Mí này, cụ Ón này, cụ Xuẩn này…mà muốn biết chính xác thì các cháu lên gặp cán bộ đi”. Dù bước sang tuổi 90 nhưng cụ Mỉ ngày ngày vẫn bám đuôi trâu đi khắp thung lũng, vượt qua cả những tảng đá tai mèo sắc lẹm tỉa ngô…quả đúng chuyện phi thường!

Bí quyết sống trường thọ ở
Gần 100 tuổi nhưng những người già ở Lũng Vân vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh.

Lũng Vân hay Thung Mây còn có tên xa xưa là Mường Chậm. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng đứng quanh năm được mây bao phủ, là một trong 4 Mường lớn nhất của tỉnh Hòa Bình.

Biết chúng tôi đến tìm hiểu về những người sống trường thọ, ông Đinh Văn Dứng tự hào: "Chẳng nơi đâu mỗi độ tết đến, xuân về lại được chủ tịch nước tặng quà nhiều như ở Lũng Vân này cả". Lật dở cuốn sổ ghi năm sinh của các cụ trong xã ông Dứng tiếp: "Xã này có tới 70 người trên 80 tuổi, trong đó có gần 20 người trên 100 tuổi. Đây là số liệu cũ, bây giờ chắc chắn còn nhiều cụ hơn 90 tuổi nữa. Người thọ nhất là cụ Đinh Thị Huệ, sinh năm 1897. Nhưng cụ đã mất vào năm 2011 rồi, trước đây cũng có 2 cụ ở xóm Chiềng mất lúc 112 tuổi".

Chẳng khó khăn để tìm được đến nhà cụ Hà Thị Mí (Xóm Bục), giờ cụ đã bước qua tuổi 100. Ngôi nhà cụ nằm xum xúp bên sườn núi. Trong nhà tối như hũ nút. Ngay cả những người tinh mắt cũng phải cố căng ra mới định vị những đồ đạc trong nhà. Vậy mà cụ Mỉ vẫn ngồi khâu vá những tấm váy bị rách do gai rừng cào những ngày lên rẫy.

Người già ở Lũng Vân gần như không bao giờ phải dùng đến thuốc Tây.
Người già ở Lũng Vân gần như không bao giờ phải dùng đến thuốc Tây.

Người cháu đích tôn của cụ Mí năm nay đã hơn 40 tuổi vừa pha trà vừa nói: "Đây là chè của cụ tự lên rừng hái đó. Đã hơn 100 tuổi nhưng thỉnh thoảng cụ vẫn lên rừng hái chè rồi tự xao. Mà cây chè là những cây cổ thụ vài trăm năm, phải trèo lên mới hái được đấy".

Nhắc đến thời trẻ, cụ Mí rực sáng đôi mắt: "Tôi lấy chồng lúc 15 tuổi, rồi sinh một mạch 7 người con cho ông ấy. Sau này cũng làm cán bộ. Năm 1975 tôi làm chi hội trưởng hội phụ nữ xóm, được cả giấy khen kia kìa".

Hỏi cụ có bao nhiêu cháu chắt cụ Mỉ chỉ biết cười rồi lắc đầu: "Không nhớ được đâu, đông lắm. Chỉ biết là ngày tết tất cả chúng nó tụ tập, trong nhà đứng không hết còn phải đứng ra sân. Thịt mấy con lợn ăn có 2 bữa là hết cả rồi".

Sống chậm là bí quyết trường thọ

Anh Bùi Văn Thắng, cán bộ xã Lũng Vân trong vai người phiên dịch đưa chúng tôi đến gặp cụ Hà Thị Xuẩn, cũng hơn 100 tuổi. Tiếng than củi nổ lách tách, khói bếp nghi ngút khiến căn nhà vắng người của cụ trở nên ấm cúng.

Bên ánh lửa bập bùng, người phụ nữ sống vắt qua hai thế kỷ như là chỗ dựa, biểu tượng tinh thần cho con cháu. Hì hụi chuẩn bị bữa cơm chiều cho cả nhà cụ Xuẩn nói: "Chúng nó lên nương, lên rẫy hết rồi. Bây giờ bà không lên nương nữa, chỉ loanh quanh ở nhà nấu cơm, nuôi lợn thôi. Già rồi chẳng làm được nữa đâu".

Không chỉ khỏe mạnh người cao tuổi ở Lũng Vân còn rất minh mẫn.
Không chỉ khỏe mạnh người cao tuổi ở Lũng Vân còn rất minh mẫn.

Chiều đã chạng vạng, con cháu cụ Xuẩn cũng trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Con dâu cả của cụ cũng ngoài thất thập, mời chúng tôi chén nước được pha từ lá rừng, bà kể: "Mế tôi ham làm lắm, đã 100 tuổi rồi mà cứ đòi lên rẫy làm cùng con cháu. Mấy ngày trước đòi lên nhưng chúng tôi không cho, mế dỗi không ăn cơm đấy".

Ngày nào cụ Xuẩn cũng dậy sớm hơn con cháu để chuẩn bị cơm sáng cho cả nhà. Hàng ngày chẳng khi nào cụ ngồi yên, nấu cơm xong lại nấu cám, băm bèo cho lợn. Cụ Xuẩn bảo, không làm là tối không sao ngủ được, đau cái lưng, mỏi cái chân. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng rất hiếm khi cụ phải dùng thuốc tây. Duy nhất có 1 lần phải uống thuốc tây đã cách đây 30 năm, ngày cụ bị đau dạ dày.

Đi khắp thung lũng trường thọ, trò chuyện với các già làng, gặp ai chúng tôi cũng đặt câu hỏi: Bí quyết trường thọ? Nhưng đều nhận được những nụ cười hiền hậu, mộc mạc và nói không có bí quyết gì cả, chỉ là "dậy sớm cùng ông mặt trời rồi đi làm nương, làm rẫy".

Lũng Vân là sự hòa hợp của ba con suối lớn: Suối Hượp, suối Trong và Suối Miêu. Người trong bản bao đời dùng nước đó sinh hoạt, tất cả đều từ núi, từ rừng. Điều đặc biệt, người Lũng vân không bao giờ ăn gan động vật. Trà uống hàng ngày của người Lũng Vân đều là các vị thuốc được lấy trong rừng về phơi khô rồi đun lên.

Loại nước này được người Lũng Vân dùng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè uống sẽ hạ nhiệt nhanh chóng, cảm giác mát lạnh, mùa đông lại có thể giữ ấm cho cơ thể rất tốt trước cái lạnh khiến nước đóng băng (nhiệt độ của Lũng Vân luôn thấp hơn nhiệt độ vùng khác 7 độ C). Cuộc sống biệt lập với bên ngoài, gần như théo lối "tự cung tự cấp" nên ông nhiễm môi trường chưa bao giờ xuất hiện.

Giúp đỡ con cháu là một niềm vui của các cụ.
Giúp đỡ con cháu là một niềm vui của các cụ.

Cụ Hà Thị Mí đã hơn 100 tuổi, ở cái tuổi mà nhiều người phải sống bằng thuốc, dựa vào thuốc thì cụ chưa từng dùng 1 viên thuốc từ ngày sinh ra. Cụ kể: "Cả đời bà chưa bao giờ uống thuốc tây cả. Ốm đau cũng hiếm khi lắm, chắc ông giời cũng thương nên không bắt ốm. Nếu ốm thì lấy sức đâu mà nuôi con? Bà nhớ, cách đây cũng 30 năm rồi. Hồi đó bà bị trượt dốc ngã gãy tay, thế mà về nhà bó lá rồi cũng khỏi, chẳng phải lên trạm xá hay đi viện gì cả".

Phải đặt chân đến Lũng Vân mới cảm nhận được cuộc sống nơi đây thật tinh khiết, không chút bụi bẩn. Cụ Xuẩn, cụ Mí, cụ Ón... cũng như hầu hết những người dân sống trong cái thung lũng bình yên này, họ gần như tách biệt với cuộc sống hối hả ngoài kia. Dù vẫn đói khổ, vẫn còn lo ăn từng bữa nhưng họ vẫn lặng lẽ sinh ra, lặng lẽ lớn lên như cây rừng, cao mãi phủ bóng xuống lòng thung lũng.

Quang Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức kèm theo bát nước chè xanh như bày tỏ lòng thành hiếu khách, tạo thành một nét truyền thống từ bao đời nay.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ. Để rồi mỗi lần có dịp ôn lại một thời binh nghiệp, ông không giấu nổi sự xúc động, tự hào, về năm tháng đầy gian khổ mà hào hùng của dân tộc, đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên. Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liên luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo, lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tiên phong trên con đường đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.

Tin khác

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm
Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế
Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững
Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.
Xem thêm
Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Văn phòng Bộ Công an vừa có Công điện số 01 gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh CSCĐ; Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; Cục CSGT; Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông CAND và Giám đốc Công an các tỉnh, th
Sơn La: Thiên tai khiến 4 người thương vong, thiệt hại hơn 54 tỷ đồng

Sơn La: Thiên tai khiến 4 người thương vong, thiệt hại hơn 54 tỷ đồng

Từ ngày 17-24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện những trận dông lốc, mưa đá diện rộng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Hải Phòng tạm dừng xe ô tô qua phà sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Hải Phòng tạm dừng xe ô tô qua phà sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 25/4, UBND TP. Hải Phòng có văn bản về việc phân luồng phương tiện giao thông qua phà Đồng Bài (huyện Cát Hải) sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Phiên bản di động