65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02: Ngành Y trong dịch Covid -19
Sức khỏe 28/02/2020 23:48
Điều trị khỏi bệnh 16/16 ca lây nhiễm không có trường hợp tử vong, là thành tựu bước đầu của những “thiên thần áo blue trắng VN”, tự hào nhưng vẫn còn đó nỗi lo ngày càng tăng cao, tỉ lệ thuận với số người lây nhiễm tăng cao từng ngày từng giờ trên toàn thế giới…
Hình Virus corona gây ra dịch bệnh viêm phổi cấp- còn được gọi là Covid -19 |
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh Việt Nam, tính đến 17h00 giờ ngày 26/02/2020, thế giới đã ghi nhận 81.221 trường hợp mắc bệnh Covid -19 tại 41 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 2.769 trường hợp tử vong (Trung Quốc: 2.715, Iran: 19, Hàn Quốc: 12, Ý: 11, Tàu Diamond Princess: 04, Hồng Kông (TQ): 02, Nhật Bản: 02, Đài Loan: 01, Pháp: 02, Philippin: 01). Mặc dù là quốc gia láng giềng cận lân và có đường biên giới trải dài tiếp cận với ổ bệnh từ Trung Quốc, nhưng với sự chỉ đạo sâu sắc cẩn trọng của cả một hệ thống chính trị, cùng với sự điều hành nghiêm túc của các nhà chức trách y tế Việt Nam, tính đến ngày 26/02/2020 cả 16 trường hợp mắc bệnh Covid-19, đều được điều trị khỏi và 16 bệnh nhân đều đã xuất viện an toàn mạnh khỏe…
Mặc dù đã bước đầu chặn đứng thành công dịch bệnh COVID – 19, cho đến thời điểm kỉ niệm 65 năm ngày thầy thuốc VN 27/2, chúng ta ghi nhận đã và đang có mọi nỗ lực của Nhà nước và Chính Phủ vì an ninh sức khỏe và an sinh xã hội cộng đồng. Cụ thể theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng Bộ Y Tế:
“Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/02/2020 về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19. Ngày 26/02/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Tổ công tác thường trực phòng chống dịch của Bộ Y tế (thường trực Ban chỉ đạo quốc gia) vẫn đang tiếp tục hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các hoạt động giám sát, cách ly, theo dõi các trường hợp nghi ngờ, trường hợp có tiếp xúc gần và trường hợp đi về từ vùng dịch….”
Hệ lụy
Thế giới toàn cầu không chỉ chịu tác động với những tổn thất đáng kể về sinh mạng công dân do nhiễm dịch bệnh, mối quan hệ bắc cầu với Trung Quốc (TQ) – nền kinh tế xếp hàng thứ 2 thế giới chỉ ra khá nhiều hệ lụy về: kinh tế, du lịch, giao thương cung cầu hàng hóa…
Trong bối cảnh kỉ niệm ngày thầy thuốc VN, cùng chung nỗi trăn trở của nhũng nhà sản xuất dược phẩm trước viễn cảnh “bế quan tỏa cảng” của TQ, thị trường cung cấp dược liệu chiếm thị phần lớn nhất cho ngành sản xuất dược phẩm VN nói chung, ngành Đông dược VN nói riêng; chúng tôi tìm đến Công ty Dược Việt Y để biết rằng: Có đó những điểm sáng giữa gam xám màu từ hệ lụy ách tắc nguồn nguyên liệu sản xuất…
Sau khi thực hiện nghiêm túc quy trình an toàn phòng bệnh thời Corona virus của Việt Y: Rửa tay sát trùng và uống 5ml dung dịch kháng nhiễm khuẩn – virus – Svi – K do Việt Y lưu hành nội bộ, chúng tôi tiếp cận với lãnh đạo Công ty và ghi nhận.
Th.s BS Lương y Vũ Quốc Khánh |
Th.s BS Lương Y Vũ Quốc Khánh, Phó chủ tịch HĐQT Cty Dược Việt Y chia sẻ: “Gìn giữ và phát triển y thuật của người Việt, y dược của người Việt là tiêu chí của Việt Y chúng tôi. Ngay từ khi thành lập công ty chúng tôi đã bám theo mô hình “4 nhà liên kết” đã từng được vận dụng khá thành công trong lãnh vực sản xuất và tiêu thụ nông thổ sản thập niên 90 thế kỉ trước: Nhà nông, nhà khoa học, nhà phân phối…Cụ thể là để có thể tiếp cận với công nghiệp làm chủ công nghệ sau thu hoạch: chúng tôi liên kết với Trường Cao đẳng Công nghiệp Cộng đồng Kon Tum, để có thể phát triển quy mô giống cây trồng và sản xuất chúng tôi liên kết với HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Cát Tiên, để tiếp cận nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị chúng tôi có Phòng khám bệnh Việt Y…Với xu thế phát triển hiện nay, chúng tôi thấy cũng cần mối liên kết chặt chẽ với nhà truyền thông trên đường nhận diện thương hiệu.
Để có thể tự chủ phát triển theo hướng bền vững, chiến lược trọng tâm của chúng tôi là phải duy trì xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu chuyên canh và công nghệ sau thu hoạch bảo quản cây thuốc – xây dựng hậu cần logistic khép kín…Lệ thuộc tất cả vào một thị trường cung cấp nguyên liệu, nếu chẳng may bị ách tắc vì bất cứ nguyên nhân nào cũng đều rất nguy hiểm…
Chúng tôi thấy thách thức và cơ hội. Chúng ta đã trải qua 16 thách thức và đã giải quyết với kết quả tốt nhất cho cả 16 trường hợp, và hơn tất cả là cơ hội để…nhìn lại chính mình. Trong thế giới Y học cổ truyền chúng ta đã từng có danh y được thế giới ngưỡng mộ như Hải Thượng Lãn ông, chúng ta cũng nên cùng tâm đắc và trăn trở với GS Đỗ Tất Lợi khi ông cho rằng: Thật không đáng để thiếu nguyên liệu bào chế thuốc, trong khi chúng ta đã và đang được thiên nhiên ưu đãi về môi trường thổ nhưỡng, điều kiện ắt có và đủ để có thể đã và đang phát triển tự nhiên hàng ngàn giống thảo dược, rừng cây thuốc…Chúng tôi xác định tiềm năng về ngành sản xuất dược liệu tại VN là rất lớn: Theo báo cáo của Cục Quản lí Dược, Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50 - 60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
Tiềm năng cho ngành Dược VN ở một góc nhìn khác: Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam hiện có trên 5.000 loài thực vật, hơn 400 loài động vật và trên dưới 100 loại khoáng vật có dược tính dược liệu. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp hạng quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp... Trong đó phải kể đến sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin có tác dụng chống lão hóa, ức chế tế bào ung thư cao nhất, tức là vừa có thể bào chế mĩ phẩm làm đẹp, vừa có thể bào chế thuốc ức chế tế bào ung thư…
Ngoài vùng chuyên canh ở khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu bám theo mạng lưới duy trì bảo tồn gen tại 7 vùng sinh thái do Bộ y tế quy hoạch: vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo - Vĩnh Phúc), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt - Lâm Đồng), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (TP Hồ Chí Minh). Trước mắt tập trung phát triển ở 3 vùng sinh thái phía Nam: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ